Phí LSS là phí gì?
Phí LSS hay còn gọi là phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Tuy nhiên cụ thể phí LSS là gì hay mức thu phí LSS là bao nhiêu thì không phải ai cũng nắm rõ. Sau đây là một số điều cần biết về phí LSS đã được TimDapAntổng hợp xin chia sẻ đến các bạn.
1. Phí LSS là gì?
Phí LSS là viết tắt của Low Sulfur Surcharge, mức thu được áp dụng khác nhau cho mỗi hãng tàu và tuyến vận chuyển hàng dài hay ngắn. Ngoài ra, phí LSS còn thường được gặp dưới các tên gọi khác (cùng ý nghĩa) như LSF – Low Sulfur Fuel Surcharge.
Loại phí này được các hãng tàu thu để tuân theo quy định chung của Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế (IMO) từ năm 2012 nhằm giảm thiểu lượng khí thải từ nhiên liệu chứa sulfur của các tàu chở hàng. Các hãng tàu sẽ dụng khoản phí LSS thu được này để chuyển đổi sang loại nhiên liệu sử dụng ít sulfur hơn hoặc đầu tư nâng cấp các tàu chở hàng của mình để xử lý bớt lượng sulfur này trước khi thải ra ngoài (chi phí nâng cấp có thể lên đến 10 triệu USD/tàu)
Phương pháp nâng cấp tàu mang tính lâu dài đang được các hãng lớn như Maersk, CMA thực hiện ráo riết và trên phần lớn các tàu. Các hãng tàu nhỏ hơn vẫn đang dùng phương pháp nhanh gọn hơn là dùng loại xăng dầu thân thiện hơn với môi trường, tất nhiên là đắt đỏ hơn loại thông thường.
2. Mức thu phí LSS là bao nhiêu ?
Phí LSS đang được các hãng tàu thu riêng rẽ như một loại phí trên hóa đơn HOẶC cộng dồn vào cước biển (ocean freight) với mức 25-35 USD/container 20’ hàng khô và 50-70 USD/container 40’ hàng khô – hàng lạnh sẽ cao hơn.
3. Hàng xuất khẩu/nhập khẩu nước nào bị thu LSS
TẤT CẢ các tuyến vận chuyển đều bị hãng tàu tính LSS. Do luật giảm thiểu sulfur áp dụng cho tất cả các tàu, vận chuyển trên tất các các tuyến. Tùy tuyến vận chuyển dài hay ngắn mà LSS có mức dao động nhẹ.
Khi nhận hóa đơn từ hãng tàu và forwarder nhưng không thấy thu phí này, có nghĩa là phí này đã được cộng dồn vào cước tàu (ocean freight) hoặc vào BAF (Bunker Adjustment Factor – Phụ phí điều chỉnh giá nhiên liệu xăng dầu) để báo giá.
Một thông báo của CMA về việc áp dụng toàn cầu đối với phí LSS từ 1/1/2020 – xuống mức 0.5%.
4. Vì sao phí LSS ngày càng tăng ?
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, IMO yêu cầu giảm lượng khí thải sulfur của các tàu chở hàng xuống 0.50%m/m (mức cũ 3.5% – tức giảm hơn 85% so với mức quy định trước đó áp dụng từ 2012). Chính vì lý do này, từ đầu năm 2020, mức phí LSS cho cảng hàng nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng cao, gây ảnh hưởng đến chi phí của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là sự tăng và áp thêm với lý do hợp lý.
Đối với một số hãng tàu, phí LSS không thể hiện trên hóa đơn và bảng báo giá cước tàu, nguyên nhân là do hãng tàu đã cộng dồn và bao gồm phí này vào giá cước tàu, dẫn đến giá cước tàu tăng.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác trên chuyên mục Hỏi đáp thắc mắc của Tìm Đáp Án.