Phân biệt cán bộ và công chức mới nhất 2021
Phân biệt cán bộ và công chức mới nhất 2021 như thế nào? TimDapAnmời các ban cùng theo dõi bài viết để hiểu hơn về cán bộ, công chức.
- Quy định về luân chuyển cán bộ công chức mới nhất 2021
- Những điều cán bộ công chức không được làm
- Phân biệt giữa điều động và biệt phái công chức
Cán bộ, công chức đang chiếm số lượng đông đảo hiện nay. Tuy nhiên, việc phân biệt rõ về các đối tượng này không phải là điều dễ dàng. Trong bài viết này TimDapAnsẽ giúp các bạn về sự giống nhau giữa cán bộ và công chức, cách phân biệt giữa cán bộ và công chức.
1. Sự giống nhau giữa cán bộ và công chức
Trước khi đi vào phân biệt cán bộ và công chức chúng tôi chia sẻ về sự giống nhau giữa cán bộ và công chức, dẫn tới hai khái niệm này hay bị nhầm lẫn với nhau. Cụ thể:
– Cán bộ, công chức đều là công dân Việt Nam.
– Hai vị trí này đều trong biên chế.
– Hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước (riêng trường hợp công chức làm việc trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì tiền lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật).
– Giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên.
– Làm việc trong công sở.
– Nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nghĩa vụ trong thi hành công vụ và một số nghĩa vụ đặc biệt do pháp luật quy định.
– Có quyền được đảm bảo các điều kiện thi hành công vụ, quyền về tiền lương và các chế độ về tiền lương, quyền về nghỉ ngơi và một số quyền khác.
2. Phân biệt cán bộ và công chức
Thứ nhất: Khái niệm cán bộ và công chức
– Cán bộ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 – Điều 4 – Luật cán bộ, công chức, cụ thể:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.
– Công chức là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 1 – Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi, bổ sung năm 2019, cụ thể:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước.
Thứ hai: Chế độ làm việc cán bộ và công chức
– Chế độ làm việc của Cán bộ:
Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm.
– Chế độ làm việc của Công chức:
Làm công việc công vụ mang tính thường xuyên.
Thứ ba: Hình thức xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
– Kỷ luật Cán bộ:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Cách chức.
- Bãi nhiệm.
Theo quy định tại Điều 15 – Nghị định số 112/2020/ND-CP.
– Kỷ luật Công chức:
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Hạ bậc lương.
- Buộc thôi việc.
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
- Khiển trách.
- Cảnh cáo.
- Giáng chức.
- Cách chức.
- Buộc thôi việc.
Quy định tại Điều 7 – Nghị định số 112/2020/ND-CP.
Thứ tư: Nơi công tác cán bộ, công chức
– Nơi công tác của Cán bộ:
Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương, cẩp tỉnh, huyện.
– Nơi công tác của Công chức:
- Trong Cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công dân quốc phòng).
- Trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an).
Thứ năm: Tập sự đối với cán bộ, công chức
– Tập sự Cán bộ: Không phải tập sự.
– Tập sự Công chức:
- 12 tháng với công chức loại C.
- 06 tháng với công chức loại D.