Ông thần Tài đặt bên trái hay phải mới đúng
Hầu hết gia đình đều dành một chỗ riêng để thờ cúng thần tài với mong ước nhiều may mắn, thịnh vượng cho gia chủ. Nhất là với các hộ kinh doanh thì việc đặt bàn thờ thần tài mang một ý nghĩa hết sức linh thiêng, là lời cầu nguyện cho gia đình buôn bán tốt đẹp, sung túc. Vậy trên bàn thờ, ông thần Tài phải đặt như thế nào cho đúng? Cùng tham khảo qua bài viết sau nhé!
1. Tìm hiểu Thần Tài và Thổ Địa
Thần Tài
- Thần Tài thường được miêu tả với hình thức là tay cầm cục vàng (kim ngân lượng) hoặc bạc, đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh, nét mặt uy nghi, nghiêm nghị.
- Thần Tài là người đại diện cho 5 người bao gồm: Hắc Thần Tài, Thanh Thần Tài, Bạch Thần Tài, Xích Thần Tài Và Hoàng Thần Tài. Trong đó Hoàng Thần Tài chính là vị chủ chốt.
- Là vị thần mang may mắn - tài lộc cho gia đình. Đại đa số người làm ăn kinh doanh đều thờ thần Tài, bởi người được xem là tổ nghề của những người kinh doanh.
- Bởi thế người buôn bán, kinh doanh dịch vụ luôn tin rằng việc thờ cúng Thần tài trong các ngày như: mùng 1, ngày rằm, lễ, tết, ngày vía thần Tài (mùng 10 tết)… sẽ giúp họ có được nhiều may mắn, thuận lợi trong việc làm ăn.
Ông Địa
- Ông Địa được biết đến là người có dáng hình béo tròn, bụng phệ, trắng nõn, để ngực trần, đầu quấn khăn, tay cầm quạt và hay có con cọp đi theo.
- Giống như Thần Tài, Ông Địa cũng có 5 ông bao gồm: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
- Là người sẽ bảo vệ cho ngôi nhà của bạn được bình an vạn sự, quản lý và trông coi người ra vào ngôi nhà.
- Người Việt ta thường thờ thần Tài - ông Địa cùng một nơi. Vì vậy khi nhắc đến Thần Tài người ta thường nghĩ ngay đến ông Địa và ngược lại.
2. Bài trí bàn thờ ông thần tài gồm những gì?
Bàn thờ ông thần tài nên được trang bị những vật dụng sau đây để mang lại may mắn cho gia chủ.
Tượng Thần tài – ông Địa (thường được thờ chung với nhau)
- 3 chóe thờ (đựng nước, muối, gạo)
- Bát hương (1 bát)
- Ống hương
- Lọ hoa
- Kỷ chén thờ (có thể sử dụng 3 chén thờ hoặc 5 chén thờ)
- Mâm bồng
- Minh đường tụ thủy (bát nước rắc cánh hoa)
- Nậm rượu (1 nậm)
- Đèn thờ (1 chiếc)
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng 10 vật dụng nêu trên cũng phải được bày biện hợp lý thì mới có thể thu hút tài vận, sắc khí cho căn nhà. Nếu bàn thờ quá nhỏ, thì bạn phải đặt được tượng thần tài - ông địa, nhang, kỷ chén thờ, chóe thờ, ống hương trên bàn thờ, còn các vật dụng còn lại có thể đặt bên ngoài bàn thờ
3. Hướng đặt bàn thờ
Ông thần tài là ước mong của gia chủ tăng sắc khí tài vận, công việc thuận lợi êm xuôi do đó hướng đặt bàn thờ cũng hết sức quan trọng. Bạn phải chọn vị trí có thể quan sát được hết lối ra của khách.
Thông thường, người ta sẽ dựa vào 2 hướng tốt, đó là hướng tốt của chủ (thường sẽ phụ thuộc vào tuổi gia chủ) và hướng đón vận khí (hướng đón tài lộc từ ngoài vào).
Một lưu ý nữa là khi đặt bàn thờ thần tài, bạn nên chọn cung Thiên Lộc, Quý Nhân vì đây là những cung tốt, mang lại tiền lộc và may mắn, phát đạt cho gia chủ.
4. Ông thần Tài đặt bên trái hay phải mới đúng?
Bàn thờ thần tài và thổ địa còn một điểm mà bạn rất phải để ý, đó là vị trí bên trái hay bên phải thì mới đúng phong thủy. Thần tài và thổ địa thường được thờ chung trên 1 bàn thờ, nhưng không thể hoán đổi vị trí cho nhau.
Theo hướng nhìn từ chính diện vào thì ông địa bên phải, ông thần tài bên trái. Bạn phải trang bị một hũ gạo, hũ nước, hũ muối đầy, và lưu ý cực quan trọng là các hũ này chỉ được thay vào thời điểm cuối năm.
Với các trường hợp gia chủ chỉ thờ duy nhất ông thần tài thì nên đặt ngay giữa bàn thờ, mặt quay ra cửa để đón khi lộc tài vận cho gia chủ.
Xem thêm các bài viết ngày vía Thần Tài