Luật trẻ em quy định có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em theo Luật trẻ em
Luật trẻ em quy định có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em là câu hỏi của cuộc thi tìm hiểu về Luật trẻ em 2016. Sau đây là nội dung câu hỏi và đáp án chi tiết.
>> Tham khảo: Cuộc thi Tìm hiểu Luật trẻ em tỉnh Vĩnh Phúc năm 2021
Luật Trẻ em 2016 quy định những hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em như sau:
- Tước đoạt quyền sống của trẻ em: quyền sống là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận tại nhiều văn bản khác nhau mà cơ bản nhất là Hiến pháp 2013. Đối với trẻ em cũng vậy, trẻ em nào sinh ra cũng có quyền sống, tính mạng của trẻ em phải được bảo vệ, không ai có quyền tước đi sinh mạng của trẻ em
- Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em: cha mẹ không được bỏ rơi con, người giám hộ không được bỏ rơi trẻ em được giám hộ; gia đình và cộng đồng xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em bị bỏ rơi, không nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục.
- Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em: trẻ em là đối tượng dễ bị lợi dụng, và dẫn bị tổn thương. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại tình dục, hành vi bạo lực , lạm dụng, bóc lột dưới mọi hình thức đối với trẻ em. Mọi hành vi xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật
- Tổ chức, hỗ trợ, xúi giục, ép buộc trẻ em tảo hôn: tảo hôn là việc lấy vợ hoặc chồng khi một trong hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Việc hỗ trợ, xúi giục, cưỡng ép trẻ em tảo hôn ảnh hưởng đến cuộc sống và sự phát triển của trẻ em, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng đã quy định cấm hành vi tảo hôn nói chung.
- Sử dụng, rủ rê, xúi giục, kích động, lợi dụng, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác: xuất phát từ độ tuổi và khả năng nhận thức còn hạn chế của trẻ em, nên việc dễ bị rủ rê, xúi giục, kích động,… là rất dễ xảy ra; việc lôi kết, dụ dỗ, ép buộc trẻ em thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật gây nên hậu quả đối với người bị hại và với trẻ em.
+ Cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình.
+ Không cung cấp hoặc che giấu, ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại hoặc trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bị bạo lực cho gia đình, cơ sở giáo dục, cơ quan, cá nhân có thẩm quyền: ngay khi tổ chức, cá nhân nào biết thông tin về việc trẻ em bị xâm hại, phải có thông báo, hỗ trợ thông báo, cung cấp thông tin đến cơ quan có thẩm quyền để nhanh chóng can thiệp kịp thời, ngăn chặn hành vi xâm hại, ảnh hưởng đến trẻ em
+ Kỳ thị, phân biệt đối xử với trẻ em vì đặc Điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em: pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối với với trẻ em dưới mọi hình thức, mọi trẻ em đều bình đẳng, được hưởng các quyền ngang nhau mà không bị phân biệt đối xử. Cá nhân, tổ chức nào có hành vi phân biệt đối xử vì bất kỳ lý do gì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật
- Bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em.
Cung cấp dịch vụ Internet và các dịch vụ khác; sản xuất, sao chép, lưu hành, vận hành, phát tán, sở hữu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh xuất bản phẩm, đồ chơi, trò chơi và những sản phẩm khác phục vụ đối tượng trẻ em nhưng có nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em.
Tham khảo thi Online: Câu hỏi trắc nghiệm về Luật trẻ em