Lịch lễ tro năm 2020
Trong lịch Kitô giáo Tây phương, Thứ tư Lễ Tro là ngày khởi đầu cho Mùa Chay. Mùa này kéo dài đúng bốn mươi ngày trước Lễ Phục sinh. Gọi là Lễ Tro vì Hội Thánh có thói quen dùng tro đã được làm phép để ghi dấu lên trán các tín hữu. Trong bài viết này TimDapAnxin chia sẻ lịch lễ Tro năm 2020 và một số thông tin về ngày lễ Tro để các bạn cùng tìm hiểu.
1. Lễ Tro là gì
Trong tiếng La-tinh, Thứ Tư lễ Tro được gọi là: Feria quarta cinerum. Ngày Lễ này có nguồn gốc từ thời Đức Giáo Hoàng Grê-gô-ri-ô Cả, và kể từ đó, luôn được Giáo hội Tây Phương cử hành để khai mạc 40 ngày Mùa Chay.
Đặc điểm của Ngày Thứ Tư Lễ Tro là việc làm phép tro, và ngay sau khi được làm phép, tro này liền được dùng để rắc lên đầu các tín hữu theo hình Thánh Giá, hoặc để vẽ trên trán họ cũng theo hình Thánh Giá. Tro được nói tới ở đây thường là tro của những cành lá được sử dụng trong Chúa Nhật Lễ Lá của năm trước đó: những cành cây hay lá cây đó sẽ được đốt để lấy tro cho Ngày Thứ Tư Lễ Tro này. Việc các tín hữu để cho mình được rắc tro lên đầu hay để cho mình được vẽ hình Thánh Giá trên trán với tro, nói lên tinh thần sám hối và sự khiêm nhượng của họ: Họ nhìn nhận thân phận cát bụi cũng như thân phận tội lỗi của mình.
Còn Mùa Chay, được khai mạc với ngày thứ Tư Lễ Tro nêu trên, chính là sự nhắc nhớ tới 40 ngày mà Chúa Giê-su đã trải qua trong sa mạc để ăn chay và cầu nguyện (Mt 4,2tt), và là một sự chuẩn bị cho Đại Lễ Phục Sinh.
Các Giáo hội Đông Phương không có ngày Thứ Tư Lễ Tro, vì Mùa Chay của họ bắt đầu từ chiều Chúa Nhật trước Đại Lễ Phục Sinh 7 tuần.
2. Lịch lễ Tro 2020
TimDapAnxin gửi đến các bạn Lịch lễ Tro của tổng giáo phận Hà Nội.
NHÀ THỜ CHÍNH TÒA HÀ NỘI
40, Nhà Chung, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- 6h00
- 10h00: Thánh lễ do Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên chủ sự
- 18h00
- 20h00
NHÀ THỜ CỬA BẮC
56, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội
- 6h00
- 18h00 (Lễ Tiếng Anh)
- 19h15
NHÀ THỜ TÂN LẠC: 19h30
17, Ngõ Tân Lạc, Đại La, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội
NHÀ THỜ HÀNG BỘT
162, Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội
- 5h30
- 19h00
NHÀ THỜ GIẢNG VÕ: 18h30
766 Đường La Thành, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
NHÀ THỜ HÀ ĐÔNG: 19h30
Số 1 Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Trải, Hà Đông, Hà Nội
NHÀ THỜ THƯỢNG THỤY
409 An Dương Vương, Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội
- 18h00
- 20h00
NHÀ THỜ VĂN PHÁI: 18h00
Đông Ngạc, làng Chèm, Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội
NHÀ THỜ PHÚ GIA: 18h00
NHÀ THỜ PHÚ THỌ: 18h00
NHÀ THỜ HỌ KITÔ: 10h00
NHÀ THỜ THỊNH LIỆT (Kẻ Sét)
111, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội
- 5h30
- 7h00
- 16h00
- 18h00
- 20h00
NHÀ THỜ PHÁP VÂN (Giáo xứ Thịnh Liệt)
Ngõ 1333 đường Giải Phóng, Hoàng Mai
- 18h00
- 20h00
NHÀ THỜ NAM DƯ
30, ngõ 95, phố Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
- 6h30
- 17h00
NHÀ THỜ KHUYẾN LƯƠNG: 18h00
NHÀ THỜ YÊN DUYÊN: 18h00
NHÀ THỜ ĐỒNG TRÌ: 18h00
Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
NHÀ THỜ TỰ KHOÁT: 19h30
NHÀ THỜ THỤY ỨNG
- 5h30
- 11h00
- 19h00
NHÀ THỜ GIANG XÁ
Khu 2, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
- 5h00
- 19h00
NHÀ THỜ DI TRẠCH: 10h00
NHÀ THỜ QUẾ DƯƠNG BÃI: 17h00
NHÀ THỜ QUẾ DƯƠNG LÀNG: 19h30
NHÀ THỜ CÁT THUẾ: 19h00
Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội
NHÀ THỜ QUYẾT TIẾN: 17h30
NHÀ THỜ LẠI YÊN: 18h00
Lại Yên, Hoài Đức, Hà Nội
Màu Phụng Vụ của Ngày Thứ Tư Lễ Tro là màu tím.
Trong 10 năm tới đây, Ngày thứ Tư Lễ Tro sẽ rơi vào những ngày sau đây:
Năm 2017: ngày mồng 01 tháng 03;
Năm 2018: ngày 14 tháng 02;
Năm 2019: ngày mồng 06 tháng 03;
Năm 2020: ngày 26 tháng 02;
Năm 2021: ngày 17 tháng 02. 17.
Năm 2022: ngày mồng 02 tháng 03;
Năm 2023: ngày 22 tháng 02;
Năm 2024: ngày 14 tháng 02;
Năm 2025: ngày mồng 05 tháng 03;
Năm 2026: ngày 18 tháng 02;
Năm 2027: ngày mồng 10 tháng 02.
3. Lịch trình của Mùa Chay
Mùa Chay khởi sự từ thứ Tư Lễ Tro, kéo dài đến Chúa nhật Phục Sinh. Và theo ý nghĩa phụng vụ, Mùa Chay kéo dài 40 ngày, tương đương với 40 ngày Chúa Giêsu ăn chay trong sa mạc.
Tuy nhiên, bạn có thể tự hỏi: làm thế nào Mùa Chay có thể là 40 ngày được nếu thứ Tư Lễ Tro luôn nằm trước Lễ Phục Sinh 46 ngày? Đó là bởi vì việc ăn chay của mùa Chay không bao gồm các ngày Chúa nhật - được coi là các Ngày Lễ (kỷ niệm Chúa phục sinh); vì vậy, trừ đi 6 ngày Chúa nhật trước lễ Phục sinh không 'ăn chay', số ngày còn lại của Mùa Chay sẽ tròn 40 ngày.
4. Ý nghĩa của việc ăn chay vào thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh
Theo sách A Pulpit Commentary on Catholic Teaching (Giải nghĩa trên tòa giảng về Giáo huấn Công giáo), một trong những lý do khiến thứ Tư và thứ Sáu được chọn là ngày ăn chay hằng tuần của các tín hữu thời sơ khai ở Roma - đó là để thay đổi thói quen tội lỗi của những người ngoại đạo vào những ngày đó.
Vào thời Giáo hội sơ khai, thứ Tư (Mercredi) đã được những người ngoại đạo hiến dâng cho thần Mercury, vị thần trộm cắp và bất công; còn thứ Sáu (Vendredi) đã được dâng cho thần Venus, thần Vệ nữ của tình yêu xác thịt và đồi trụy. Việc ăn chay vào những ngày ấy đã được suy tính kỹ lưỡng để góp phần đền bù vô số tội lỗi do những bất công và ô uế gây ra ở khắp mọi nơi gần như không có sự kiềm chế, và như thế nhằm giữ cho các Kitô hữu không sống buông thả như vậy.
Tuy nhiên, có thể lý do đầu tiên khiến ngày thứ Tư trở thành ngày ăn chay là để ghi nhớ sự phản bội của Giuđa: ăn chay để phần nào đền bù sự phản bội này, cũng là để xin lỗi Chúa vì bao nhiêu lần các Kitô hữu cũng phản bội Chúa Giêsu do tội lỗi của họ.
Còn ăn chay vào thứ Sáu vì thứ Sáu là ngày Chúa chết.
Sau này, vì nhiều lý do, Giáo hội chỉ buộc ăn chay vào thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh, đồng thời buộc kiêng thịt vào thứ Sáu hằng tuần. Ở đây ta cũng thấy được sự trùng hợp lý thú khi ngày khởi đầu 40 ngày của mùa Chay lại nằm đúng vào thứ Tư, là ngày ăn chay của các tín hữu thời sơ khai ở Roma.
Xem thêm
- Bộ câu hỏi thi giáo lý công giáo
- Kinh Lạy Cha
- Lời dẫn dâng hoa cuối tháng 5