Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ

Bùi Thế Hiển
Admin 06 Tháng tư, 2015

Thanh long ruột đỏ được du nhập vào Việt Nam những năm gần đây và tạo được địa vị tại thị trường nước ta. Giống thanh long ruột đỏ bắt nguồn từ Đài Loan và đang được bà con nông dân ưa thích và trồng tại vườn. Với kỹ thuật trồng thanh long ruột đỏ dưới đây sẽ giúp các bạn và bà con nắm rõ được quy trình trồng và chăm sóc giống thanh long mới này.

Kỹ thuật trồng cây thanh long ruột đỏ

Giống thanh long ruột đỏ có nguồn gốc từ Đài Loan được tỉnh Lạng Sơn trồng khảo nghiệm, bước đầu được đánh giá cho kết quả khá. Quả thanh long rất sai, ruột đỏ tím, ăn ngọt (độ đường 16 – 18%), hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin và chất khoáng...

Thanh long ruột đỏ

Quả thanh long Đài Loan có 3 loại: Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, thanh long vỏ đỏ ruột trắng, thanh long vỏ vàng ruột trắng, đều có tên quốc tế Hylocereas; tên khoa học H. Undatus Britton & Rose, S. Megelanthus moran. Giống cây thanh long Đài Loan có 4 loại:

  • Ruột trắng vỏ đỏ: Là giống cây của Việt Nam được đem về Đài Loan năm 1988.
  • Ruột trắng vỏ đỏ: Dòng từ Mêhicô, được đem vào Đài Loan năm 1995.
  • Ruột trắng vỏ vàng: Được đưa vào từ Mêhicô
  • Ruột đỏ vỏ đỏ

Quả thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35oC, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được. Do đó khi trồng cây tận dụng hướng nam và đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều.

Là cây có tính chống hạn thích hợp với các loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính 20%, hạt cát 40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây thanh long hấp thụ dinh dưỡng, hàng tháng lượng mưa từ 50 – 100 mm thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc

1. Làm đất và bón phân

Thanh long ruột đỏ

  • Với đất bằng: Dùng 600 – 1000 kg phân chuồng/mẫu và vôi bột thích ứng, cũng như các chất hữu cơ khác để cải tạo đất.
  • Đối với đất dốc: Độ dốc dưới 15 độ phải cuốc rộng, phía trong thấp hơn phía ngoài 10 – 15cm để giữ nước chống xói mòn.
  • Đối với đất đồi: Trên 15 độ trồng từng khóm khoảng cách giữa các khóm 2 x 2m.
  • Đối với đất núi đá sỏi: Mỗi hố trồng phải có đường kính 1m trở lên, độ sâu 30cm, đá xung quanh phải đập vụn, sử dụng 50% đất mượn, 30% cát mịn, 20% phân hữu cơ và ít vôi bột cho xuống hố.

Cần chú ý trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ, không phun vào cây và xung quanh bộ rễ. Khi cây được nửa năm thì rễ đã phủ toàn bộ mặt đất không sử dụng được thuốc diệt cỏ, nên cần che đậy để giảm cỏ mọc.

2. Cách trồng và chăm sóc

Trồng cây khoảng cách: 2,5 x 2,5m, trồng sâu 5 – 10cm, khi trồng đào hố dựng cột (cột có thể bằng xi măng hoặc gỗ), mỗi hố trồng từ 4 – 8 cây con xung quanh cột.

Để cây thanh long mau lớn và đạt sản lượng cao phải che đậy cẩn thận để giữ gìn bộ rễ không để tổn thương do ánh nắng mặt trời, do úng nước, gió bão... Đồng thời cắt xén những cành cây không thể mọc mầm và ra quả ngắt bớt hoa và theo dõi tình hình hoa nở và kết quả, mỗi cành nên để 3 – 4 quả. Cần chống nóng với những cây con mới trồng. Hàng năm trước khi vào mùa đông, khi bón phân phải thêm kali chống rét cho cây, đồng thời che đậy để giữ độ ẩm...


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!