Kỹ thuật trồng cây kim tiền thảo
Cây kim tiền thảo là một vị thuốc nam, với nhiều công dụng chữa bệnh. Với kỹ thuật trồng cây kim tiền thảo dưới đây sẽ giúp ích cho bà con nông dân có thêm kỹ thuật để trồng giống cây này.
Kỹ thuật trồng cây kim tiền thảo
Giá trị sử dụng
Theo kinh nghiệm của nhân dân, Kim tiền thảo là vị thúôc chủ yếu dùng chữa bệnh sỏi túi mật, sỏi thận, bàng quang, phù thũng, khó tiêu, làm nước uống hàng ngày.
Đặc điểm hình thái
- Cây thân thảo mọc bò, cao 50-80cm, thân có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 2-3 cm, mặt dưới của thân có nhiều rễ phụ ăn sâu vào đất, rễ phụ tập trung nhiều ở mắt đốt và gốc lá, cành nhánh nhiều, ngọn non dẹt và có phủ lông tơ màu trắng, mọc ra từ các đốt của thân. Rễ gốc và rễ thân phát triển rất manh, lúc non đều có nốt sần màu nâu hơi trắng, chứa nhiều vi khuẩn cố định đạm cộng sinh.
- Lá mọc so le gồm 1 hoặc 3 lá chét, tròn dài 1,8-3,4cm, rộng 2-3,5cm; đầu và gốc lá hơi lõm hình dạng giống con mắt, hay đồng tiền, mặt dưới của lá có lông trắng bạc, mặt trên có gân nổi rõ, cuống dài 2-3 cm.
- Hoa màu tím mọc thành chùm ở kẽ lá dài 7cm, có lông vàng hoa mọc khít nhau, quả đậu nhỏ, có từ 3-6 ngăn chứa hạt, phần giữa các ngăn chứa hạt hơi thắt lại, ra hoa tháng 9.
Đặc tính sinh thái, phân bố
- Cây Kim tiền thảo mọc hoang khắp vùng đồi núi trung du nước ta, độ cao dưới 600m so với mực nước biển.
- Thích hợp điều kiện nóng ẩm, hoặc ẩm mát, đất ít chua có thành phần cơ giới trung bình, ẩm và thoát nước, có thể mọc nơi nghèo xấu và khô hạn, là cây ưa sáng nhưng cũng có thể mọc dưới tán rừng thưa, sống nhiều năm, chịu được bóng râm, tái sinh hạt, chồi gốc, chồi thân, chồi cành đều khoẻ.
Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!