Kịch bản dẫn chương trình Khi tôi 18

Bùi Thế Hiển
Admin 18 Tháng tư, 2018

Kịch bản dẫn chương trình Khi tôi 18

Kịch bản dẫn chương trình Khi tôi 18 được Tìm Đáp Án mời các bạn tham khảo trong bài viết này. Hội thi nhằm đẩy mạnh thực hiện chương trình “Khi tôi 18” trong khối học sinh THPT. Thông qua hội thi góp phần bồi dưỡng kiến thức, giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật; hỗ trợ trang bị kiến thức pháp luật, tri thức phổ thông, kỹ năng thực hành xã hội và định hướng nghề nghiệp, việc làm, cho thanh niên vị thành niên vững vàng thực thi quyền và nghĩa vụ công dân khi đủ 18 tuổi.

Đề cương câu hỏi cuộc thi kiến thức Khi tôi 18

NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI

Chương trình “khi tôi 18” gồm 4 phần thi:

1. Phần 1: “18 xuất hiện” (10 điểm)

- Nội dung: Giới thiệu một cách sáng tạo về đội dự thi và đơn vị của mình.

- Hình thức: Tùy chọn: tiểu phẩm, hát, múa, hò vè.., yêu cầu 100% thành viên trong đội dự thi tham gia.

Thời gian: 3 - 5 phút

2. Phần 2: “ Khi tôi 18”: Khẳng định bản lĩnh, trách nhiệm, ý thức công dân về thực hiện hiểu biết của tuổi “teen” về những kiến thức cơ bản cần biết khi đến 18 tuổi với đầy đủ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của một người công dân.

- Nội dung: Kiến thức các lĩnh vực: Kiến thức pháp luật, tri thức phổ thông (kiến thức lớp 10, 11, 12), kỹ năng thực hành xã hội và hướng nghiệp.

- Hình thức:

Trong phần thi này mỗi đội chia thành 02 lượt thi (mỗi lượt cử 05 học sinh). Đại diện mỗi đội bốc thăm gói câu hỏi của cả 03 đội, sau khi MC đọc câu hỏi các đội có 10 giây để suy nghĩ và đưa ra đáp án, hết thời gian các đội trả lời câu hỏi theo hình thức giơ bảng (A, B, C, D), mỗi câu trả lời đúng được 02 điểm.

+ Ở phần thi này mỗi đội có quyền đặt cược 01 lần. Nếu trả lời đúng được 04 điểm; ngược lại nếu trả lời sai bị trừ 04 điểm.

3. Phần 3: “18 tài năng” (15 điểm):

- Nội dung, hình thức: Thể hiện những suy nghĩ, trăn trở, góc nhìn, đóng góp cho xã hội (với nét đặc trưng riêng của tuổi teen) khi bước vào tuổi 18

- Hình thức sân khấu hóa, đồng thời thể hiện được tài năng, năng khiếu của đội thông qua các hình thức: Tiểu phẩm, hát, múa, hò vè, vẽ tranh, tấu hài...

Thời gian: 5 – 7 phút

4. Phần 4: “Góc nhìn 18” (5 điểm)

- Nội dung: Ban tổ chức sẽ đưa ra tình huống: (01 đoạn video clip, một đoạn kịch ngắn, hình ảnh minh họa, một logo hoặc biểu trưng...) nội dung về kiến thức xã hội, giáo dục pháp luật, định hướng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, An toàn giao thông, văn hóa ứng xử, bảo vệ môi trường...

- Hình thức: Lần lượt từng đội lên sân khấu tham gia dự thi, sau khi Ban tổ chức đưa ra tình huống, mỗi đội thi sẽ có 01 phút suy nghĩ để đưa ra một thông điệp dài 18 từ thể hiện nhận thức và hành động của tuổi trẻ đối với vấn đề đó. Sau đó các thành viên trong đội truyền tải thông điệp với thời gian tối đa 02 phút thông qua các hình thức: hùng biện, hò vè, thơ..

Thời gian: 3 – 5 phút cho mỗi đội dự thi