Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường mầm non 2023

Bùi Thế Hiển
Admin 12 Tháng năm, 2022

Mẫu kế hoạch kiểm tra nội bộ trường mầm non là biểu mẫu kế hoạch được lập ra để phân công chi tiết kế hoạch kiểm tra các hoạt động nội bộ của trường như công tác giảng dạy, Vệ sinh ATTP... Duới đây là các thông tin và kiến thức về chủ đề kế hoạch kiểm tra nội bộ trường mầm non Hay nhất được biên soạn và tổng hợp đầy đủ.

Mẫu kế hoạch kiểm tra nội bộ mầm non - Mẫu 1

PHÒNG GD&ĐT ...........

TRƯỜNG MN ..........

Số: .......

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - tự do - hạnh phúc

.........., ngày .....tháng .....năm .....

QUYẾT ĐỊNH

V/v THÀNH LẬP BAN KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC ...........

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON ..........

  • Căn cứ Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáodục.
  • Căn cứ Điều 16 Điều lệ Trường Mầm non ban hành kèo theo Quyết định số 04 ngày 24/12/2015 của Bộ GD- ĐT về chức năng, quyền hạn của Hiệu trưởng Trường Mầm non;
  • Căn cứ nhiệm vụ năm học ........... và năng lực, quyền hạn của cán bộ- giáo viên nhà trường.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Thành lập ban kiểm tra nội bộ gồm các đồng chí có tên sau:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

 

Hiệu trưởng

Trưởng ban

2

 

Phó HT- CTCĐ

Phó trưởng ban

3

 

Tổ trưởng nhà trẻ

Thư ký

4

 

Phó HT

Ủy viên

5

 

Tổ trưởng mẫu giáo

Ủy viên

6

 

Khối trưởng 4 tuổi

Ủy viên

7

 

Khối trưởng 3 tuổi

Ủy viên

8

 

Giáo viên 5 tuổi

Ủy viên

Điều 2: Ban kiểm tra nội bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và báo cáo định kỳ theo kế hoạch đã xây dựng.

Điều 3: Các thành viên trong Ban kiểm tra nội bộ và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký./.

Nơi nhận:

  • Phòng giáo dục- Đào tạo huyện
  • Các thành viên trong ban KTNB
  • Lưu VP

PHÒNG GD -ĐT...........

TRƯỜNG MN ..........

Số: .........

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

.........., ngày .....tháng .....năm ....

KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC ...........

  • Căn cứ kế hoạch của Phòng GD- ĐT huyện về kế hoạch công tác kiểm tra năm học .........
  • Căn cứ vào kế hoạch nhiệm vụ năm học ..........., trường MN .......... xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ như

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Thuận lợi:

  • Đội ngũ: Đảm bảo số lượng tối thiểu cho các hoạt động của nhà trường: Đủ CBQL; khối nhà trẻ, 4 và 5 tuổi đủ 2 giáo viên/lớp; 100% CBGVNV đạt trình độ chuẩn.
  • Ban kiểm tra nội bộ nhà trường là những CBGV có kinh nghiệm trong công tác quản lý, giảngdạy.
  • Cơ sở vật chất trang thiết bị: Trường tập trung về 1điểm,

2. Khó khăn .

Ban kiểm tra nội bộ nhiều đ/c là kiêm nhiệm, kỹ năng kiểm tra, đánh giá, tư vấn cho giáo viên chưa tốt.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

+ Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường là một hoạt động quản lý thường xuyên của hiệu trưởng; là một yêu cầu tất yếu của quá trình đổi mới quản lý giáo dục hiện nay.

+ Kiểm tra nội bộ bao gồm các hoạt động: Hiệu trưởng chỉ đạo tiến hành kiểm tra hoạt động của các tổ chuyên môn, các bộ phận công tác liên quan trong đơn vị; kiểm tra việc thực hiện pháp luật và nhiệm vụ được qui định tại điều lệ hoặc qui chế tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục, trong đó tập trung vào những nội dung sau:

+ Kiểm tra cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ được phân công (việc thực hiện qui chế chuyên môn, công tác giảng dạy, tổ chức nuôi ăn bán trú, công tác thu - chi tài chính, các qui định khác liên quan...).

+ Kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động, hiệu quả của việc sử dụng phương tiện phục vụ dạy học và giáo dục..

- Thông qua công tác kiểm tra nội bộ để tự đánh giá chất lượng, hiệu quả quản lý trong nhà trường.

III. NGUYÊN TẮC KIỂM TRA.

  • Công tác kiểm tra nội bộ nhà trường được thực hiện trên nguyên tắc: hiệu trưởng vừa là chủ thể kiểm tra, vừa là đối tượng kiểm
  • Kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, hiệu quả. Kết quả kiểm tra phải phản ánh đúng thực trạng về đối tượng kiểm tra, tránh định kiến, cả nể, làm qua loa, hìnhthức;
  • Kiểm tra được tổ chức thường xuyên, kịp thời, theo đúng kế hoạch;
  • Kiểm tra phải công khai, sau kiểm tra phải có văn bản đánh giá cụ thể từng đối tượng đã được kiểm tra. Phân công cán bộ, giáo viên cốt cán tham gia vào quá trình kiểm tra, biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểm tra của cá nhân, bộ phận trong nhà trường.
  • Lập hồ sơ kiểm tra và lưu trữ hồ sơ kiểm tra, biên bản kiểm tra cần ghi đầy đủ, cụ thể, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG

1. Tổ chức lực lượng: Thành lập Ban kiểm tra nội bộ nhà trường gồm:

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

1

 

Hiệu trưởng

Trưởng ban

2

 

Phó HT- CTCĐ

Phó trưởng ban

3

 

Tổ trưởng nhà trẻ

Thư ký

4

 

Phó HT

Ủy viên

5

 

Tổ trưởng mẫu giáo

Ủy viên

6

 

Khối trưởng 4 tuổi

Ủy viên

7

 

Khối trưởng 3 tuổi

Ủy viên

8

 

Giáo viên 5 tuổi

Ủy viên

2. Hoạt động kiểm tra.

a. Chỉ tiêu chung:

- Kiểm tra hàng ngày: Việc thực hiện quy chế chuyên môn. Tăng cường kiểm tra đột xuất ở tất cả các hoạt động (Thực hiện giờ giấc; Thực hiện KHGD trong ngày; Các thời điểm chơi của trẻ, nuôi ăn bán trú ….); Kiểm tra việc tổ chức nuôi ăn bán trú: Giao- nhận thực phẩm, quy trình chế biến, lưu mẫu thức ăn,.....

- Kiểm tra hàng tháng: Tối thiểu

+ Dự giờ: HT = 20 giờ; Mỗi PHT = 24 giờ ; Mỗi tổ trưởng = 06 giờ; Mỗi khối trưởng Hương, Thắm) = 2 giờ.

+ Kiểm tra hồ sơ: Ban giám hiệu kiểm tra mỗi giáo viên 1 lần; Tổ trưởng (Thùy, truyền) kiểm tra mỗi giáo viên trong tổ 1 lần/tháng Khối trưởng kiểm tra hồ sơ mỗi giáo viên trong khối 1 lần/tháng.

+ Kiểm tra việc phê duyệt kế hoạch giảng dạy của PHT, khối trưởng chuyên môn đối với giáo viên theo quy định.

+ Kiểm tra chỉ tiêu dự giờ của ban giám hiệu, tổ trưởng, khối trưởng chuyên môn, nội dung tư vấn, thúc đẩy sau kiểm tra.

  • Kiểm tra toàn diện: Mỗi tổ 1 lần./năm học. Mỗi tháng từ 2- 3 giáo viên
  • Kiểm tra chuyên đề: Kiểm tra 100% giáo viên
  • Năm học: Kiểm tra hồ sơ các khoản thu đầu năm, kiểm tra công tác quản lý thu- chi tài chính 2 lần. Kiểm tra việc quản lý và sử dụng CSVC trang thiết bị dạy học 2 lần; Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ 3 lần.

b. Cụ thể:

* Tự kiểm tra toàn diện nhà trường: 02 lần/năm học

- Lần 1:

+ Nội dung: Kiểm tra việc tổ chức giảng dạy, học tập, thực hiện chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học; kiểm tra và đánh giá xếp loại; tình hình chất lượng giảng dạy của giáo viên và học sinh

+ Đối tượng: BGH, tổ chuyên môn nhà trẻ, tổ chuyên môn mẫu giáo, giáo viên và các bộ phận liên quan gồm: Hồ sơ lưu của BGH; hồ sơ và hoạt động của tổ chuyên môn, hồ sơ của giáo viên.

+ Thời gian: Tháng 12/.............

- Lần 2:

+ Nội dung: Kiểm tra việc xây dựng và triển khai thực hiện các loại kế hoạch; quản lý, bố trí sử dụng, bồi dưỡng, đánh giá xếp loại…đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên và người học; thực hiện chế độ chính sách; thực hiện quy chế dân chủ, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác kiểm tra của hiệu trưởng theo quy định; công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; công khai về thu, chi tài chính.

+ Đối tượng kiểm tra gồm hiệu trưởng, kế toán, thủ quỹ: Hồ sơ quản lý của hiệu trưởng; Hồ sơ lưu và hình thức công khai ; hồ sơ và hoạt động của văn thư, kế toán, thủ quỹ; hiệu quả việc thực hiện các hình thức công khai).

+ Thời gian: Tháng 3/2020.

* Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn: Kiểm tra mỗi tổ 1 lần/năm học.

- Kỳ 1:

+ Nội dung: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, khối, lớp, theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác. Kiểm tra việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục.

+ Đối tượng: Tổ mẫu giáo

+ Thời gian: Tháng 12/.............

- Kỳ 2:

+ Nội dung: Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, khối, lớp, theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác. Kiểm tra việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục.

+ Đối tượng: Tổ nhà trẻ.

+ Thời gian: Tháng 4/2020

* Kiểm tra hoạt động sư phạm của 100% giáo viên:

Việc kiểm tra, đánh giá giáo viên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, trong đó tập trung vào những nội dung:

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

  • Tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
  • Đạo đức, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp; thái độ phục vụ nhân dân và học

Kết quả công tác được giao

  • Thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên và hồ sơ khác của nhà trường có liên quan để đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên.
  • Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết Khi dự giờ, cán bộ kiểm tra lập phiếu dự giờ, nhận xét ưu khuyết điểm về trình độ; nắm yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy (phiếu này sẽ lưu trong hồ sơ kiểm tra).
  • Kết quả giảng dạy . Kiểm tra , đánh giá kết quả của học sinh từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; thu thập thông tin về chất lượng học tập của học sinh qua hồ sơ của nhà trường để đánh giá kết quả giảng dạy của giáo viên.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: thực hiện công tác chủ nhiệm, công tác kiêm nhiệm, tham gia các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

* Đánh giá xếp loại

  • Tốt: Kết quả dự giờ và thực hiện quy chế chuyên môn đều đạt tốt; kết quả giảng dạy, giáo dục trẻ và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt khá trở lên.
  • Khá: Kết quả dự giờ và thực hiện quy chế chuyên môn đạt khá trở lên; kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt yêu cầu trở lên.
  • Đạt yêu cầu: Kết quả dự giờ; thực hiện quy chế chuyên môn; kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh và thực hiện các nhiệm vụ khác được giao đạt yêu cầu.
  • Chưa đạt yêu cầu: Kết quả dự giờ chưa đạt yêu cầu hoặc thực hiện quy chế chuyên môn chưa đạt yêu cầu.

* Kiểm tra chuyên đề nhà trường: Kiểm tra các chuyên đề sau:

  1. Kiểm tra đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá: Quá trình dạy học, kết quả của tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên; hồ sơ và hoạt động thực tế của đội ngũ giáo viên, kết quả học tập của học sinh, bài kiểm tra của học sinh, hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học….
  2. Kiểm tra việc thực hiện chủ trương “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tinvào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục”. (Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ lưu của Ban giám hiệu nhà trường, hồ sơ và kết quả hoạt động thực chất của đội ngũ giáo viên, nhân viên).
  1. Kiểm tra việc thực hiện thu chi tài chính; việc huy động, sử dụng các nguồn kinh phí do dân và các tổ chức đóng góp. (Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Hồ sơ lưu của Ban giám hiệu nhà trường; hồ sơ và hoạt động của kế toán, thủ quỹ…).
  2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về dạy thêm học thêm. (Đối tượng kiểm tra Ban giám hiệu nhà trường; các hồ sơ; bản cam kết; giảng dạy giáo viên; học sinh...)
  3. Kiểm tra thực hiện các cuộc vận động, các phong trào của ngành (Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Quá trình triển khai, kết quả của nhà trường; hồ sơ và hoạt động thực tế của đội ngũ…).
  4. Kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. (Đối tượng kiểm tra chủ yếu: Quá trình triển khai của Ban giám hiệu nhà trường, hồ sơ và hoạt động thực tế của đội ngũ CB, GV,CNV).
  • Kiểm tra hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh

Hiệu trưởng tổ chức cho Ban KTNB thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, các lần kiểm tra các nội dung, kiểm tra giáo viên để kiểm tra học sinh nhằm có cơ sở xem xét đánh giá mức độ chuyển biến về chất lượng giảng dạy, giáo dục của giáo viên, của tổ khối hoặc nhà trường một cách chính xác, khách quan.

  • Thanh tra xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp dân.

IV. Tổ chức thực hiện

+ Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ trường học.

+ Phân công nhiệm vụ của các thành viên trong ban KTNBTH.

+ Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học.

+ Các hồ sơ kiểm tra theo đợt KTNBTH

+ Báo cáo sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra nội bộ trường học.

Mẫu kế hoạch kiểm tra nội bộ mầm non - Mẫu 2

Căn cứ Quyết định…......…. ngày …......… của UBND tỉnh…………..Quyết định về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học ………..............;

Căn cứ Kế hoạch số………... của Phòng GD&ĐT TP……… ngày….…… về Kế hoạch nhiệm vụ năm học ………;

Thực hiện Kế hoạch số ……………...... ngày …………của trường mầm non ………………. về Kế hoạch nhiệm vụ năm học 20…- 20…...;

Trường mầm non ………….. xây dựng Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học…………. như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Kiểm tra nội bộ để xem xét, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch phát triển giáo dục, Kế hoạch nhiệm vụ năm học của nhà trường. Trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu với những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về mục tiêu, yêu cầu, tiêu chuẩn để đánh giá xếp loại nhà giáo và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục trong nhà trường.

- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của nhà giáo theo quy định của Điều lệ trường mầm non, Luật giáo dục và các quy định của nhà trường, địa phương.

- Đánh giá công tác quản lý, chỉ đạo, khẳng định những mặt đã làm được để phát huy, đề ra biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém.

- Giúp cho đội ngũ giáo viên thực hiện nghiêm túc và hoàn thành tôt nhiệm vụ năm học đã đề ra.

2. Yêu cầu:

- Toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc Kế hoạch kiểm tra nội bộ, có trách nhiệm phối hợp với các thành viên trong Ban kiểm tra trong quá trình kiểm tra.

- Thực hiện đầy đủ và đúng quy trình trong công tác kiểm tra.

II. NHIỆM VỤ CHUNG:

1. Tiếp tục đổi mới hoạt động kiểm tra theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 của chính phủ về tổ chức và hoạt động; Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 4/12/2013 của Bộ trưởng BGD ĐT hướng dẫn về thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục theo hướng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục; Chú trọng các giải pháp để nâng cao chấtlượng và hiệu quả công tác kiểm tra. Thành lập các Ban ngành của nhà trường theo đúng quy định như: Ban kiểm tra nộ bộ trường học, Hội đồng trường, Ban thanh tra nhân dân... Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực nhận thức cho đội ngũ cộng tác viên kiểm tra của nhà trường để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra. Chú ý đến chất lượng đội ngũ CBGV,NV về trình độ năng lực và công tác bố trí vị trí sắp xếp việc làm cho phù hợp.

2. Chú trọng kiểm tra Hoạt động sư phạm của nhà giáo qua các hoạt động xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chương trình giáo dục, công tác bảo quản tài sản, quản lý nhóm/lớp, quản lý trẻ, ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế của ngành, nội quy của cơ quan, tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, phụ huynh; tinh thần đoàn kết trung thực trong công tác, quan hệ đồng nghiệp; không bạo hành và không xâm phạm thân thể trẻ.

- Kiểm tra các điều kiện về cơ sở vật chất của nhóm lớp, các đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động CSGD trẻ tại các nhóm lớp.

3. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kiểm tra công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm đạo đức nhà giáo. Thực hiện tốt công tác tuyển sinh, các quy định, quy chế của nhà giáo và của chuyên môn. Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thế chất, kỹ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích, tệ nạn xã hội.

4. Tiếp nhận các ý kiến đóng góp của cán bộ, giáo viên và phụ huynh, thực hiện theo đúng quy trình tiếp công dân quy định tại thông tư 07/2011/TT-TTCP ngày 28/7/2011 của Thanh tra Chính phủ.

5. Kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác quản lý giáo dục: Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục mầm non, công tác ba công khai, công tác kiểm tra, theo thông tư 09/2009/TT-BGDĐT. Thực hiện cải cách hành chính: Tập trung làm rõ ngân sách chi cho giáo dục( lương, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng..). Công tác kiểm tra chuyên môn, kiểm tra nội bộ...

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường thực hiện tốt công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có); theo dõi đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định sau khi kiểm tra của thủ trưởng đơn vị.

6. Kiểm tra một số nội dung khác

- Kiểm tra, giám sát công tác xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường. Kiểm tra các khoản đóng góp thu, chi của phụ huynh

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, tuyên truyền về công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, minh bạch trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị ...

- Kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ, quy tắc ứng xử, đạo đức nhà giáo.

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với CB,GV,NV. Các văn bằng chứng chỉ của giáo viên, nhân viên

- Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua trong nhà trường. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý và hoạt động giáo dục. Công tác Phổ cập giáo dục, công tác xây dưng trường Chuẩn quốc gia.

2. NHIỆM VỤ CỤ THỂ:

1. Công tác tổ chức:

+ Tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, khiếu nại tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham nhũng như: Luật thanh tra, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật tiếp công dân, Luật phòng chống tham nhũng…. Đặc biệt Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 9/5/2013 về tổ chức và hoạt động Thanh tra Giáo dục, Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 4/12/2013 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo.

+ Thành lập và kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học, các thành viên trong ban phải là cán bộ, giáo viên có năng lực, có kinh nghiệm công tác. Chủ động phối hợp với Công đoàn củng cố về tổ chức và chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân theo Luật thanh tra 2010;

*Về tổ chức xây dựng lực lượng:

Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học gồm: 07 đồng chí.

STT

Họ và tên

Chức vụ

Trình độ

Nhiệm vụ

1

 

Hiệu trưởng

ĐH

Trưởng ban

2

 

Hiệu phó

ĐH

Phó ban

3

 

TTCM- TBTT

ĐH

Uỷ viên

4

 

Tổ trưởng tổ VP

TC

UV- thư ký

5

 

UBKTC Đ

ĐH

Ủy viên

6

 

Tổ phó CM

ĐH

Ủy viên

7

 

Kế toán

ĐH

Uỷ viên

- Phối hợp với BCH công đoàn chỉ đạo hoạt động của Ban TTND theo Luật Thanh tra 2010, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ.

2. Nội dung kiểm tra:

1. Kiểm tra theo kế hoạch:

1.1 Kiểm tra toàn diện:

- Kiểm tra nội bộ 4 giáo viên

1.2 Kiểm tra chuyên môn:

- Dự giờ mỗi giáo viên ít nhất 1 lần/1 chủ đề.( bao gồm tất cả các hoạt động)

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách của tổ, giáo viên, nhân viên mỗi năm 3 lần vào đầu năm học và cuối mỗi học kỳ.

- Kiểm tra tỷ lệ chuyên cần hàng tháng, kết quả theo dõi sức khỏe định kỳ cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng.

- Kiểm tra công tác bảo quản, sử dụng tài sản, thiết bị hàng năm.

- Kiểm tra cơ sở vật chất, công tác đảm bảo an toàn tại các lớp.

- Kiểm tra việc xuất nhập thực phẩm

- Kiểm tra việc ký kết các hợp đồng thực phẩm.

2. Kiểm tra đột xuất:

2.1 Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, chế độ sinh hoạt theo thời gian biểu trong ngày của trẻ.

- Xây dựng và thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tại các lớp.

2.2 Kiểm tra hồ sơ sổ sách:

- Kiểm tra hồ sơ của lớp, của giáo viên, nhân viên.

- Kiểm tra vở bài tập, lưu giữ sản phẩm của trẻ

2.3 Kiểm tra công tác an toàn trẻ, VSMT, VSATTP

- Kiểm tra công tác vệ sinh phòng, nhóm, đồ dùng, đồ chơi, nhà bếp, các nguồn thực phẩm cung cấp cho nhà trường.

3. Kiểm tra chuyên đề:

3.1 Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động và các phong trào thi đua.

- Kiểm tra công tác tuyên truyền, vận động giáo viên ký các cam kết thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch của cá nhân, thực hiện các nội dung cụ thể theo đặc thù công việc.

3.2 Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học.

- Kiểm tra việc bảo quản, sử dụng máy chiếu, máy tính, máy in, ti vi….

- Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi tại các lớp

3.3 Kiểm tra việc bồi dưỡng, sử dụng lao động tại đơn vị.

- Kiểm tra hoạt động bồi dưỡng thường xuyên, kế hoạch học tập trung, kế hoạch tự học của giáo viên.

- Kiểm tra công tác đánh giá, xếp loại BDTX sau mỗi Modun.

- Kiểm tra việc thực hiện các chuyên đề cấp trường.

3.4 Kiểm tra việc sử dụng tài chính, tài sản; thực hiện ba công khai theo Thông tư 09:

- Kiểm tra việc sử dụng nguồn ngân sách chi cho giáo dục như: chi lương, mua sắm trang thiết bị dạy học, đầu tư cho xây dựng, các khoản chi khác….

- Kiểm tra việc sử dụng học phí, các khoản thu chi phục vụ bán trú và thu theo thỏa thuận của phụ huynh, kinh phí xã hội hóa giáo dục, công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ tài chính.

- Kiểm tra công tác vận động phụ huynh mua sắm tại các lớp .

3.5 Kiểm tra hoạt động của tổ, khối, nhóm chuyên môn.

- Kiểm tra việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch của từng tổ.

- Tăng cường công tác kiểm tra về nề nếp sinh hoạt, hồ sơ sổ sách của tổ.

- Kiểm tra công tác thi đua, đánh giá xếp loại giáo viên.

3.6 Kiểm tra hoạt động của bộ phận y tế, văn thư hành chính.

- Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng….

- Kiểm tra công tác cân đo, khám SK cho trẻ

- Kiểm tra việc lưu trữ CV, báo cáo, đưa thông tin lên trang Wesite của trường.

3.7 Kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng.

- Kiểm tra việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

- Kiểm tra công tác tài chính, hồ sơ tài chính, hồ sơ chuyên môn.

- Kiểm tra việc Ba công khai, thực hiện Quy chế dân chủ tại nhà trường

- Kiểm tra công tác XHHGD.

4. Kiểm tra một số nội dung khác:

- Kiểm tra công tác đầu tư xây dựng CSVC, ngăn chặn các nguồn huy động của nhân dân và phụ huynh vượt thẩm quyền, thực hiện theo đúng Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT.

- Kiểm tra công tác tuyên truyền, phổ biến các luật PCTN, các quy định về phòng chống tham nhũng trong ngành giáo dục

- Kiểm tra việc thực hiện ứng dụng CNTT trong quản lý và các hoạt động GD.

- Kiểm tra việc sử dụng, quản lý các văn bằng của CBGV,NV.

5. Hồ sơ lưu trữ:

- Nghị quyết Hội nghị CBCC

- Kế hoạch kiểm tra nội bộ( thông qua hội đồng trường niêm yết công khai)

- Các loại biên bản kiểm tra theo kế hoạch đề ra.

- Sổ ghi các cuộc họp và loại khác có liên quan.

III, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO:

1. Báo cáo định kỳ:

- Kế hoạch kiểm tra nội bộ: trước ngày………………

- Báo cáo sơ kết học kỳ I trước ngày ………………...

- Báo cáo tổng kết năm học: trước ngày………….…..

2, Báo cáo đột xuất: tuỳ theo tình hình thực tế để báo cáo

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Đối với Hiệu trưởng:

- Xây dựng Kế hoạch Kiểm tra nội bộ, triển khai tới toàn thể giáo viên và niêm yết công khai tại phòng Hội đồng.

- Tổ chức triển khai học tập các văn bản của nhà nước và của ngành về công tác Thanh tra, kiểm tra và những vấn đề liên quan.

- Phối hợp với Ban chấp hành công đoàn chỉ đạo chặt chẽ hoạt động của Ban TTND, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ tại cơ sở.

- Tổ chức lực lượng và triển khai các hoạt động kiểm tra theo kế hoạch. Thông báo kịp thời kết quả sau khi kiểm tra để phát huy tác dụng của hoạt động kiểm tra.

- Tập hợp ý kiến, giải đáp hoặc trình lên cấp trên giải quyết khi cần thiết.

2. Đối với thành viên Ban kiểm tra:

- Vận dụng các tiêu chuẩn, quy định của Bộ Giáo dục ban hành để đánh giá thực chất giáo viên.

- Phản ánh kịp thời những vướng mắc, đề xuất, đề nghị trong quá trình kiểm tra.

- Hoàn thành Hồ sơ và báo cáo kết quả kiểm tra với Hiệu trưởng.

3. Đối với giáo viên, nhân viên:

- Phối hợp, tạo điều kiện để cán bộ kiểm tra hoàn thành công tác kiểm tra.

- Thực hiện kết luận kiểm tra của Ban kiểm tra.

4. Hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra theo Kế hoạch.

- Kiểm tra đột xuất (Có báo trước hoặc không báo trước)

Trên đây là Kế hoạch kiểm tra nội bộ của trường mầm non …………. năm học …………. Đề nghị các tổ công tác, các đồng chí giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đã đề ra.

Nơi nhận:

- PGD&ĐT (B/c)

- BGH,Giáo viên( T/h)

- Lưu VT

T.M BAN KIỂM TRA

HIỆU TRƯỞNG

 

 

LỊCH KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC………………

(Kèm theo Kế hoạch số …………. ngày …………….)

Thời gian

Nội dung kiểm tra

Đối tượng kiểm tra

Người

phụ trách

 

Tháng 8/20……

- Kiểm tra cơ sở vật chất các lớp đầu năm

- KT công tác chuẩn bị năm học mới.

- Kiểm tra sĩ số trẻ đến lớp

- Kiểm tra công tác trang trí nhóm lớp.

- Kiểm tra công tác điều tra Phổ cập giáo dục- xóa mù chữ

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- Kiểm tra việc ký kết các hợp đồng thực phẩm.

- Các lớp

 

 

- Giáo viên phụ trách điều tra

Ban KT

 

Ban GH

 

 

- BGH

 

 

Tháng 9/20…..

- Kiểm tra bổ xung cơ sở vật chất, cấp phát đồ dùng, đồ chơi học liệu cho các lớp.

- Kiểm tra công tác thu, chi năm học …………..

- Kiểm tra công tác an toàn tại các lớp.

- Kiểm tra hồ sơ sổ sách, dự giờ giáo viên

- Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện KH, chương trình theo độ tuổi.

- Kiểm tra chuyên môn 4 giáo viên

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- Kiểm tra VSATTP.

- Bộ phận HC

 

- Bộ phận TC

 

- Giáo viên

- Giáo viên

 

- Các lớp

- Bộ phận HC

Ban KT

 

 

Tháng 10/20….

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.

- Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường. KT công tác cân đo sức khoẻ

- Kiểm tra công tác vệ sinh MT, VSATTP.

- Kiểm tra chuyên môn, dự giờ giáo viên

- Kiểm tra hoạt động chơi góc.

- Kiểm tra chuyên môn 3 giáo viên.

- Giám sát thi Giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở.

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- Kiểm tra hồ sơ ăn của trẻ

- Giáo viên

 

- Giáo viên

 

- Toàn trường

- Giáo viên

- GV

- Các lớp

- GV

-BTTRND

Ban KT

 

 

 

Tháng 11/20….

- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

- Kiểm tra môi trường thân thiện, an toàn, vệ sinh.

- Kiểm tra toàn diện 2 giáo viên

- Kiểm tra chuyên môn 4 giáo viên

- Kiểm tra thực hiện nghị quyết Hội nghị CBCC

- Giám sát thực hiện chuyên đề

- Giám sát đánh giá Bồi dưỡng thường xuyên

- Giám sát công tác thực hiện Ba công khai

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- nhà bếp

- Toàn trường

- Giáo viên

-Giáo viên

- Các tổ CM

- các lớp

- Bộ phận TC

- Bộ phận hành chính

Ban thanh tra

 

 

 

 

 

 

BTRND

 

 

 

 

Tháng 12/20….

- Kiểm tra kết quả cân, đo, theo dõi sức khỏe cho trẻ bằngbiểu đồ tăng trưởng.

- Giám sát thực hiện chuyên đề Biển đảo của em

- Kiểm tra xếp loại hồ sơ học kỳ 1

- Kiểm tra toàn diện 1giáo viên.

- Kiểm tra chuyên môn 3 giáo viên

- Kiểm tra MTGD và thực hiện các cuộc vận động; các phong trào thi đua.

- Kiểm tra tài chính( các khỏan thu)

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- Y tế và giáo viên

 

- Giáo viên

 

 

- GV

 

- Toàn trường

- Bộ phận TC

- BGH

 

 

Tháng 01/20….

- Kiểm tra thực hiện Điều lệ trường mầm non

- Kiểm tra quy chế chuyên môn

- Kiểm tra chuyên môn 3 giáo viên

- KTVS chăm sóc trẻ, VSATTP, VSMT

- KT chuyên đề: tổ chức hoạt động GD cho trẻ

- Kiểm tra công tác chuẩn bị cho “ bé vui hội xuân 2018”- Chuyên đề “ bé với trò chơi dân gian

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- BGH

- các lớp

- GV

- Giáo viên

- Nhà bếp- các lớp

 

- GV

-BKTNB

 

 

Tháng 02/20

- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Kiểm tra công tác tuyên truyền. Công tác cân trẻ dưới 24 t

- Kiểm tra chuyên môn 4 giáo viên

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- Kiểm tra việc đánh giá trẻ, bài tập của trẻ.

- Các lớp

 

- Nhà bếp

 

- Các lớp, y tế

- Giáo viên

BKTNB

 

 

 

 

 

Tháng 03/20

- Kiểm tra thực hiện chương trình

- Kiểm tra đánh giá chủ đề, đánh giá trẻ

- Kiểm tra kết quả theo dõi SKbằng biểu đồ.

- Giám sát tổ chức chuyên đề vệ sinh

- Kiểm tra môi trường thân thiện tại các lớp.

- Kiểm tra thực hiện các chỉ số phát triển của trẻ

- Kiểm tra chuyên môn 4 giáo viên, kiểm tra toàn diện 1 đ/c giáo viên

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- Giáo viên

 

- Y tế

- Tổ CM- y tế

- Các lớp

- Khối 5 tuổi

- Giáo viên

 

BKTNB

 

 

 

 

 

Tháng 04/20

- Kiểm tra đánh giá các phong trào thi đua; các cuộc vận động.

- Kiểm tra kết quả đánh giá trẻ lần 2.

- Dự giờ giáo viên theo Quyết định 06

- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

- Giám sát việc xét các danh hiệu thi đua.

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- Giáo viên

 

- GV

- GV

- Nhà bếp

- Tổ điều tra

- Ban thi đua

 

BKTNB

 

 

 

Tháng 05/20

- Kiểm tra thực hiện chương trình

- Kiểm tra việc đánh giá trẻ theo lứa tuổi.

- Giám sát đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên theo chuẩn,

- Giám sát đánh giá xếp lọai công chức.

- Giám sát công tác thi đua, khen thưởng

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- Giáo viên

- Các lớp

- Hội đồng đánh giá

- Hội đồng thi đua

BGH

 

Tháng 6+7/20….

- Kiểm tra thực hiện công tác trong hè.

- Giám sát công tác tuyển sinh

- Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn hè.

- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo (nếu có)

- BGH, GV, NV

BKTNB

(Trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh về thời gian kế hoạch)


Tài liệu mới nhất