IPO là gì?
IPO là gì? Những kiến thức quan trọng cần biết về IPO sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về IPO. Trong bài viết này Tìm Đáp Án sẽ chia sẻ đến bạn tất cả các kiến thức liên quan đến hoạt động IPO này.
Có thể nói IPO đang là một trong những hoạt động giúp các công ty tăng vốn rất nhanh, kèm theo đó là tăng uy tín của công ty. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về IPO. Như IPO là gì? Tại sao lại phải thực hiện IPO? Điều kiện để thực hiện IPO?…
1. IPO là gì
Định nghĩ IPO
IPO là từ viết tắt của cụm từ “ Initial Public Offering”, dịch ra tiếng việt có nghĩa là “ Phát hành lần đầu ra công chúng”. Cụm từ này là thuật ngữ giải nghĩa cho việc một công ty lần đầu tiên huy động vốn từ công chúng rộng rãi bằng cách phát hành các cổ phiếu hay nó chỉ quá trình đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán lần đầu của các công ty cổ phần.
Khái niệm công chúng ở đây được hiểu là một số lượng nhà đầu tư đủ lớn với giá trị chứng khoán chào bán cũng đủ lớn. Sau khi phát hành lần đầu ra công chúng, thì một công ty cổ phần sẽ trở thành một công ty đại chúng (hay công ty cổ phần đại chúng).
2. Mục đích của hoạt động IPO
Quá trình IPO nhằm phục vụ cho những mục đích kinh doanh hiệu quả như:
Khẳng định nguồn lực và vị thế của doanh nghiệp trước công chúng, góp phần làm gia tăng giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp đó.
Huy động nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư trong cộng đồng nhằm phục vụ cho việc kinh doanh và mở rộng quy mô doanh nghiệp.
Quá trình IPO mang lại giá trị nhiều hơn so với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Hoạt động cổ phần hóa góp phần thu hút nguồn nhân lực tiềm năng, xây dựng đội ngũ nhân viên giàu năng lực cho doanh nghiệp.
Quá trình IPO có thể coi là bước đệm phục vụ cho các quá trình sáp nhập và mua lại các doanh nghiệp nhỏ tiềm năng.
3. Điều kiện để các công ty thực hiện IPO
Điều kiện cần thiết để các công ty có thể triển khai IPO là khá cao với những chuẩn mực cụ thể bao gồm:
Công ty phải có mức vốn điều lệ trong sổ sách kế toán tại thời điểm đăng ký thủ tục IPO là từ 10 tỷ VNĐ trở lên.
Hoạt động kinh doanh năm gần nhất cho tới thời điểm đăng ký phát hành cổ phiếu phải có lãi.
Phải có phương án và kế hoạch cụ thể về việc thực hiện IPO, việc sử dụng nguồn vốn huy động được sau IPO được Hội đồng quản trị chấp thuận và cam kết về trách nhiệm.
Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước phải thực hiện chuyển đổi loại hình công ty thành công ty cổ phần.
Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng phải có ít nhất 1 dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc đề án phát triển kinh tế – xã hội thuộc Bộ, Ngành, có dự án được cấp thẩm quyền, được tổ chức tài chính, chứng khoán bảo lãnh phát hành.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải đăng ký chuyển đổi thành công ty cổ phần, thiết lập hồ sơ đăng ký IPO qua tư vấn của một công ty chứng khoán.
4. Các phương thức chào bán IPO
Hiện nay có một số phương thức chào bán IPO chính gồm:
- Đấu giá kiểu Hà Lan (Đấu giá kiểu Hà Lan hay còn gọi là đấu giá giảm dần là một hình thức đấu giá mà trong cuộc đấu giá này, một món hàng được chào bán với một mức giá rất cao. Giá ban đầu được đưa ra thường cao hơn rất nhiều so với giá trị món hàng. Sau đó giá được giảm xuống từ từ cho đến khi một trong những người tham gia đấu giá quyết định chấp nhận mức giá hiện tại để đưa ra quyết định trả mức giá đó và trở thành người thắng cuộc.)
- Bảo lãnh cam kết
- Dịch vụ với trách nhiệm cao nhất
- Mua số lượng lớn để chào bán lại
- Tự phát hành.
Do các thủ tục pháp lý phức tạp và chế tài khá chặt chẽ và rắc rối, cho nên mỗi vụ IPO thường cần một số công ty khác nhau hỗ trợ, đặc biệt là ở Hoa Kỳ; thường sẽ có các công ty luật, công ty chứng khoán, công ty kiểm toán hỗ trợ.
Cổ phiếu IPO thường được bán cho các nhà đầu tư tổ chức với quy mô lớn. Cổ phiếu này cũng có thể dành ra một tỷ lệ nhỏ cổ phần bán cho các khách hàng cá nhân quan trọng do các công ty bảo lãnh đứng ra dàn xếp.
Ở các thị trường chứng khoán tại các nước đã phát triển, nhà phát hành thường thả lỏng một điều khoản cho phép các nhà bảo lãnh có thể tự ý tăng quy mô phát hành cổ phiếu IPO lên tới 15% so với dự kiến theo kế hoạch đã thống nhất để linh hoạt phản ứng trước nhu cầu thị trường, gọi là phương án greenshoe. Greenshoe là điều khoản được nhất trí thực thi khi nhu cầu mua của thị trường tăng quá cao, đẩy giá lên, thì việc phát hành thêm tối đa 15% giúp bình ổn giá. Đôi lúc nhà phát hành không đồng ý vì họ không có kế hoạch sử dụng tiền do tăng thêm lượng cổ phần bán ra.
6. Những rủi ro khi triển khai IPO
Những rủi ro khi triển trai hoạt động IPO bao gồm:
Hội đồng quản trị và các nhà điều hành công ty phải chịu trách nhiệm nhiều hơn về pháp luật, các quy định, báo cáo trước công chúng…
Chi phí phát sinh tăng cao như phí kế toán, phát hành, trung gian, tư vấn, ngân hàng đầu tư…
Cố gắng minh bạch thông tin tối đa nhưng khó kiểm soát toàn bộ thông tin đưa ra trước công chúng và những hệ lụy về giá trị thông tin.
Tăng áp lực duy trì tăng trưởng của công ty trước nguồn đầu tư từ thị trường và các cổ đông.
Chia sẻ và mất dần quyền kiểm soát hoạt động của công ty do luôn cần biểu quyết và được các cổ đông thông qua.
Lời kết
Như vậy, có thể thấy IPO là một quy trình tài chính khá phức tạp có đòi hỏi cao nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn về nhiều mặt. Những giá trị nó mang lại không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn với các nhà đầu tư trên thị trường. Nó là bước khởi đầu cho quá trình một doanh nghiệp công khai giá trị hoạt động tài chính của bản thân. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về IPO để có kế hoạch tài chính hiệu quả và phù hợp.
Mời các bạn tham khảo thêm:
- CRM là gì?
- CPM là gì?