Hướng dẫn điều kiện tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em

Bùi Thế Hiển
Admin 30 Tháng mười, 2021

Quyết định số 5002/QĐ- BYT

TimDapAnmời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết Hướng dẫn điều kiện tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em.

  • Những điều cần biết khi trẻ được tiêm vắc xin phòng COVID-19

Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và bùng nổ tại nhiều tỉnh thành nên Nhà nước đã cố gắng để huy động vaccine Covid-19 với số lượng nhiều nhất để phủ sóng trên cả nước. Đặc biệt mở rộng đối tượng tiêm chủng cho trẻ em dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo công tác phòng chống dịch đạt kết quả cao. Ngày 29/10/2021, Bộ Y tế đã có Quyết định số 5002/QĐ- BYT ban hành Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em. 

Tại quyết định này, Bộ Y tế bổ sung Bảng kiểm trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đối với trẻ em được ban hành kèm theo Quyết định 2470/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em.

Ở phần sàng lọc, bảng kiểm trước tiêm vắc xin phòng Covid-19 đối với trẻ em gồm có các công việc như: Đo thân nhiệt, nhịp tim.

Trong đó, 8 yếu tố mà người khám sàng lọc cần quan tâm là:

- Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin phòng Covid-19;

- Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển;

- Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi;

- Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu;

- Nghe tim, phổi bất thường;

- Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…);

- Các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).

Trẻ đủ điều kiện tiêm chủng ngay khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chống chỉ định tiêm vắc xin cùng loại khi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vaccine phòng Covid-19. Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khi đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.

 

Cần thận trọng tiêm chủng cho trẻ khi có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.

Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu; Nghe tim, phổi bất thường; Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…).