Gà cúng tất niên quay hướng nào
Cách làm gà cúng đẹp? Gà cúng tất niên quay hướng nào? Gà cúng tất niên nên chặt miếng hay để cả con là câu hỏi hỏi rất nhiều người đang thắc mắc để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Dưới đây là chi tiết cho các bạn tham khảo.
1. Gà cúng tất niên quay hướng nào?
Ngày xưa người ta lựa chọn gà trống là vật tế lễ cho các vị thần linh, bởi người dân hy vọng rằng tiếng gáy của gà trống có thể đánh thức mặt trời, mang lại mưa thuận gió hòa, mùa màng vì vậy mà bội thu. Đồng thời gà trống được đánh giá với vẻ ngoài đẹp, thông minh, khỏe mạnh.
Vậy gà cúng tất niên quay hướng nào? Đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Bởi nhiều người cho rằng phải quay đầu gà ra ngoài mới đẹp mắt. Nhưng theo các chuyên gia nghiên cứu tâm linh thì và cúng tất niên gà quay ra hay quay vô phụ thuộc vào mâm lễ nhà bạn ở trong nhà hay ngoài trời:
- Cúng ngoài trời: Gà phải đặt đầu quay ra đường, đặt gà như vậy với ý nghĩa gọi mặt trời chiếu vào nhà mình. Mong muốn năm mới gia đình sẽ gặp nhiều thuận lợi, nhận được nhiều tài lộc.
- Cúng trong nhà: Lúc này đầu gà lại phải quay vào trong, hướng về phía bát hương với tư thế miệng mở, ngậm hoa hồng hoặc ớt tỉa hoa, chân quỳ, cánh duỗi ra. Như vậy như thể hiện con gà đang chầu, thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính của con cháu đến các vị gia tiên.
2. Gà cúng tất niên nên chặt miếng hay để cả con?
Ngoài câu hỏi gà cúng tất niên quay hướng nào thì câu hỏi nên chặt miếng hay để cả con cũng là vấn đề nhiều người thắc mắc. Theo chuyên gia của trung tâm Nghiên cứu cổ học Phương Đông thì khi cúng bằng gà trống chúng ta không nên chặt ra mà nên để nguyên cả con. Việc này vừa thể hiện sự nghiên cẩn, vừa thể hiện được vẻ khỏe khoắn, đẹp mắt của con gà. Còn với gà mái thì ta có thể chặt miếng. Nhưng nó không toát lên được vẻ đẹp của giống như dùng gà trống nguyên con để thờ.
Nhưng ở miền Bắc nhiều gia đình lại không thờ gà nguyên con mà lại thường chặt ra. Với suy nghĩ chặt gà ra thành miếng sẽ giúp cho các vị thần linh và tổ tiên dễ thưởng thức. Đây là phong tục tập quán riêng của từng vùng miền, vậy nên bạn có thể cân nhắc trước khi thực hiện và hoàn toàn có thể điều chỉnh cho phù hợp nhất với từng gia đình.
3. Hướng dẫn cách làm gà cúng đẹp
Gà cúng tất niên bạn có thể lựa chọn gà trống hoặc gà mái chứ không cần phải bắt buộc lựa chọn gà trống như cúng giao thừa. Dù cúng gà nào đi nữa thì để con gà cúng được đẹp mắt bạn nên thực hiện mổ moi, làm sạch những lông tơ nhỏ. Và khứa khớp để chân gà có thể gập xuống dưới bụng.
Sau đó cố định cổ, cánh gà bằng dây để có một thế đẹp cuối cùng bạn mang gà đi luộc, để gà thẳng trong nồi nước lạnh. Đổ nước ngập thân gà, để nước sủi lăn tăn trong khoảng 10 – 15 phút. Thường xuyên hớt bọt để nước luộc gà được trong, không ám màu vào da gà. Sau đó tắt bếp, đậy vung ngâm gà trong khoảng 5 phút. Như vậy gà sẽ không bị chín quá, khiến da gà bị rách, tuột. Khi luộc cần phải chú ý để lật gà, giúp cho gà không bị vẹo.
>> Tham khảo: Cách buộc gà cúng đẹp mắt.
4. Lưu ý khi làm gà cúng tất niên
Để có được con gà cúng tất niên đẹp thì bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Khi luộc gà nên dùng nước lạnh, không nên dùng nước nóng nó có thể làm da bị co, không đẹp về mặt thẩm mỹ.
- Khi luộc gà nên cho thêm 1 củ hành và 1 củ gừng để gà được thơm hơn.
- Muốn da gà đẹp, bóng thì sau khi luộc xong vớt gà ra nên để gà vào nước lạnh. Nó sẽ giúp da đẹp và giòn hơn khi ăn.
- Không nên cúng gà rán, gà quay, chiên… vào dịp lễ tất niên vì điều này làm mất đi vẻ trang nghiêm, kính cẩn của buổi lễ.
- Khi bày gà ra đĩa nên bỏ hết các dây buộc, trang trí thêm bông hoa hoặc ớt cắt tỉa thành hoa để thể hiện thành ý của gia chủ đến các vị thần linh, tổ tiên.
Gà cúng là lễ vật không thể thiếu mâm cỗ cúng giao thừa, mâm cỗ cúng tất niên thể hiện nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Các bạn phải biết cách luộc gà ngon không bị nát, như vậy thì mới có thể bày gà lên mâm cỗ cúng giao thừa được. Sau khi đã buộc gà lễ xong xuôi các bạn bày lên ban thờ và bắt đầu tiến hành làm lễ cúng giao thừa trong nhà, lễ cúng giao thừa ngoài trời để đón tân niên.