Em sẽ làm gì để nâng cao ý thức chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm
- Đáp án Đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3, 4, 5
- 1. Ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm
- 2. Một số biện pháp nâng cao ý thức chấp hành đội mũ bảo hiểm
- 3. Bài tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm
- 4. Bài tuyên truyền nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm
- 5. BÀI TUYÊN TRUYỀN: Đội mũ bảo hiểm - tại sao không?
- 6. Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông
- Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông Hay nhất
- Khẩu hiệu an toàn giao thông hài hước
- Các khẩu hiệu giao thông cho trẻ em
Hiện nay vẫn còn nhiều bạn học sinh không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, em sẽ làm gì để nâng cao ý thức chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm? Việc đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn đã trở thành quy định khi tham gia giao thông. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều học sinh chưa ý thức được việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi trên đường. Mời các bạn cùng TimDapAntheo dõi bài viết sau đây để xem các biện pháp giúp nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm để tham giao thông an toàn hơn nhé.
- Hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, an toàn
Đáp án Đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3, 4, 5
- Đáp án Đề thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2021
- Đáp án Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 4 năm 2021
- Đáp án giao lưu tìm hiểu an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ lớp 5 năm 2021
- Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên Tiểu học
1. Ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm
Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, nếu xảy ra tai nạn thường gây tử vong hoặc thương tật nặng, để lại những di chứng vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đối với tinh thần và đời sống của gia đình và xã hội. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỷ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông. Chính vì vậy ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm là rất to lớn, vừa giúp chúng ta giảm thiểu thương vong khi gặp tai nạn, tăng thêm nét đẹp trong văn hóa tham gia giao thông.
2. Một số biện pháp nâng cao ý thức chấp hành đội mũ bảo hiểm
Ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một vấn đề hết sức cần thiết.
Tăng cường giáo dục, tuyên truyền sâu rộng trong ý thức tuân thủ pháp luật trọng cộng đồng, khuyến khích đội mũ bảo hiểm an toàn khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông trên đường. Tăng cường giám sát và xử phạt nghiêm khắc các trường hợp không tuân thủ quy định, làm gương cho xã hội. Có chương trình giáo dục về ý thức an toàn khi tham gia giao thông cho mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học sinh.
Giáo dục ý thức tham gia giao thông từ mỗi gia đình. Gia đình là nơi mọi thành viên sẻ chia, tâm sự, trao đổi thông tin, tình cảm. Đây cũng là môi trường giáo dục đầu tiên đối với mỗi con người. Vì vậy, ở mỗi gia đình phải thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, nhắc nhở ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cho các thành viên trong gia đình của mình, đặc biệt là người lớn phải gương mẫu, phải có ý thức tham gia giao thông an toàn để con em học tập.
Có ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là tự bảo vệ chính mình. Tuân thủ pháp luật thể hiện lối sống lành mạnh, tiến bộ, dễ thành công hơn trong cuộc sống.
Nghiêm chỉnh chấp hành quy định về đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Nắm rõ Luật giao thông đường bộ và sử dụng mũ bảo hiểm đạt chất lượng, đúng quy cách để đảm bảo an toàn trong tham gia giao thông.
Nhắc nhở các bạn bè hay những người xung quanh đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa để tuyên truyền lợi ích cũng như những nguy hiểm tiềm ẩn khi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Tổ chức diễn các tiểu phẩm về an toàn giao thông trong đó nhấn mạnh sự nguy hiểm khi không đội mũ bảo hiểm.
Cùng các bạn đến thư viện và trao đổi các kiến thức về an toàn giao thông.
Mời các bạn cùng xem các ấn phẩm báo chí hay video hướng dẫn cách tham gia giao thông an toàn.
In các khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông để dán ở lớp học.
Hãy đội mũ bảo hiểm mỗi khi tham gia giao thông trên đường. Hãy nhắc nhở mọi người cùng thực hiện hành động ý nghĩa này để cùng nhau xây dựng văn hóa giao thông an toàn, tiến bộ và văn minh.
3. Bài tuyên truyền về đội mũ bảo hiểm
Hiện nay an toàn giao thông đang là vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Ở nước ta, mỗi năm tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người, bình quân mỗi ngày trên cả nước xẩy ra gần 40 vụ tai nạn giao thông làm chết khoảng 30 người, gây thiệt hại về vật chất hàng nghìn tỷ đồng, chưa kể đến các chi phí cho những người tàn tật và mất khả năng lao động. Hầu hết nạn nhân của các vụ tai nạn giao thông là nam giới tuổi từ 15 đến 45, đây là lực lượng lao động chính của gia đình và xã hội.
Tai nạn giao thông đang diễn ta từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông. Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.
Những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, chuyển làn không báo hiệu. Một số đối tượng cố tình vi phạm trật tự an toàn giao thông như đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm; Các phương tiện vận tải đón trả khách không đúng nơi quy định, người dân lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để họp chợ, kinh doanh buôn bán còn phổ biến.
Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường Tiểu học ............ hãy nâng cao ý thức, trách nhiệm cộng đồng, nghiêm túc, gương mẫu chấp hành luật giao thông đường bộ.
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ:
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
- Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ.
- Nhớ lời thầy, cô dặn: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm quan trọng nhất là chọn cỡ phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu, người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân, của học sinh chúng ta phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông. Đội mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông khi đi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện là bảo vệ chính mình, là gìn giữ nụ cười niềm vui, hạnh phúc của từng gia đình, là tương lai tươi sáng của mọi nhà và của đất nước.
Đối với học sinh, chúng ta hãy nêu cao tinh thần hành động của tuổi trẻ học đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Các em phải:
1. Tham gia học tập Luật giao thông đường bộ ở trường, ở lớp. Ngoài ra mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và qui định đảm bảo an toàn giao thông.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh qui định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đúng chỗ qui định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã 3, ngã tư.
3. Đi bộ sang đường đúng qui định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng qui định.
4. Tuyên truyền Luật an toàn giao thông: Tuyên truyền với người thân trong gia đình đảm bảo an toàn khi tham ra giao thông, nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông , không uống bia riệu khi tham ra giao thông,không phóng nhanh vượt ẩu…, tuyên truyền về an toàn giao thông đến tất cả mọi người trong khu vực mình sinh sống , tham gia các đội thanh niên tình nguyện về an toàn giao thông.
Hãy ghi nhớ, thực hiện và tuyên truyền đến tất cả những người xung quanh mình bạn nhé. Bạn làm điều này là đang góp phần chung tay xây dựng một xã hội giao thông an toàn, thân thiện. Chắc chắn nụ cười vẹn nguyên sẽ luôn nở trên môi chúng ta!
4. Bài tuyên truyền nâng cao ý thức đội mũ bảo hiểm
Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ:
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
- Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ.
- Nhớ lời thầy, cô dặn: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm quan trọng nhất là chọn cỡ phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu, người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân, của học sinh chúng ta phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông. Đội mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông khi đi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện là bảo vệ chính mình, là gìn giữ nụ cười niềm vui, hạnh phúc của từng gia đình, là tương lai tươi sáng của mọi nhà và của đất nước.
Đối với học sinh, chúng ta hãy nêu cao tinh thần hành động của tuổi trẻ học đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Các em phải:
Tham gia học tập Luật giao thông đường bộ ở trường, ở lớp. Ngoài ra mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và qui định đảm bảo an toàn giao thông.
Chấp hành nghiêm chỉnh qui định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đúng chỗ qui định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã 3, ngã tư.
Đi bộ sang đường đúng qui định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng qui định.
Tuyên truyền Luật an toàn giao thông: Tuyên truyền với người thân trong gia đình đảm bảo an toàn khi tham ra giao thông, nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông , không uống bia rượu khi tham ra giao thông,không phóng nhanh vượt ẩu…, tuyên truyền về an toàn giao thông đến tất cả mọi người trong khu vực mình sinh sống , tham gia các đội thanh niên tình nguyện về an toàn giao thông.
Hãy ghi nhớ, thực hiện và tuyên truyền đến tất cả những người xung quanh mình bạn nhé. Bạn làm điều này là đang góp phần chung tay xây dựng một xã hội giao thông an toàn, thân thiện. Chắc chắn nụ cười vẹn nguyên sẽ luôn nở trên môi chúng ta!
5. BÀI TUYÊN TRUYỀN: Đội mũ bảo hiểm - tại sao không?
Liên quan đến tình hình tai nạn giao thông, đã có nhiều con số, nhiều hình ảnh, bài viết, phóng sự…làm chúng ta phải giật mình, đặc biệt là theo thống kê gần đây thì số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân liên quan tới xe gắn máy chiếm trên 70%. Mà trong các chấn thương liên quan đến xe máy thì chấn thương sọ não chiếm khoảng 2/3 gây nên tỷ lệ tử vong cao hoặc để lại di chứng nặng nề. Như vậy, có thể nói, chấn thương sọ não chiếm đến 46,67% các vụ tai nạn giao thông - một con số kinh khủng và rùng rợn. Hai con gái tôi có mang mũ nhưng không đội. Tai nạn xảy ra, cả 2 cháu đi, tôi coi như đã mất hết. Chỉ xin được nói một điều với tất cả mọi người, dù mũ xấu, mũ đẹp thì cũng hãy cứ đội khi tham gia giao thông. Đừng ai để xảy ra như con tôi…" - Đó là lời nói đẫm nước mắt của chị Kim Lan (trú tại đường Phan Văn Trị, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh)
Để khắc phục tình trạng này không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm (quan trọng nhất là chọn size phải phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu) người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…
Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông là biện pháp quan trọng hàng đầu.”
Quy định về đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Theo khoản 2, điều 30; khoản 2, điều 31 Luật giao thông đường bộ và Điều 8 của Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT ngày 28/02/1013 của Bộ Khoa học và công nghệ - Bộ Công thương - Bộ Công an - Bộ Giao thông vận tải quy định người điều khiển, người ngồi trên các phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” có cài quai đúng quy cách.
Giải thích về “mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy” và “cài quai đúng quy cách”.
* Theo khoản 2, điều 8 Thông tư liên tịch số 06 quy định “cài quai đúng quy cách” như sau:
+ Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khoá mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm.
+ Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
* Mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy”: căn cứ theo Thông tư liên tịch số 06 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN phải đảm bảo các tính năng:
- Mũ phải có cấu tạo đủ 03 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo.
- Được gắn dấu hợp quy CR (Đã được chứng nhận hợp quy)
- Trên mũ bảo hiểm có ghi nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. Cụ thể: Nhãn mũ phải có đầy đủ các thông tin như: tên sản phẩm là “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”; tên và địa chỉ cơ sở sản xuất (hoặc tên và địa chỉ cơ sở nhập khẩu, xuất xứ - trong trường hợp là mũ nhập khẩu); cỡ mũ; tháng, năm sản xuất.
Quy định về xử phạt.
Căn cứ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với hành vi người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không đội mũ bảo hiểm “dành cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” mà không cài quai đúng quy cách. Ngoài ra, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy chở người ngồi trên các loại phương tiện trên mà không đội mũ bảo hiểm “ dành cho người đi mô tô, xe máy” thì cũng sẽ bị xử phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
6. Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông
Khẩu hiệu tuyên truyền an toàn giao thông Hay nhất
- Tính mạng con người là trên hết!
- Phải đi đúng phần đường, làn đường!
- Phải giảm tốc độ từ đường phụ đi ra đường chính!
- Phải đội mũ bảo hiểm khi trên xe mô tô, xe gắn máy!
- Không điều khiển xe sau khi đã uống rượu, bia!
- Không chở quá tải, quá số người quy định!
- Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!
- Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!
- Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
Khẩu hiệu an toàn giao thông hài hước
1. Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Chạy xe nhường nhịn, là thương chính mình!
2. Miếng cồn khởi nguồn tai nạn.
3. Chạy nhanh thắng gấp, nằm sấp như chơi.
4. Nhường nhau không phải là hèn
Nhường nhau để khỏi lách, lèn, kẹt xe.
5. Sử dụng còi xe chính là thể hiện phong cách của chủ xe!
6. Chạy xe nghênh ngông – là ông của quan tài, nạng gỗ.
7. Đua xe đường phố là bố tử thần.
8. Vượt ẩu – phóng nhanh là anh của thương đau, tang tóc.
9. Đi xe hàng ba hàng bảy là bạn tri kỷ của thảm họa, đoạn trường.
10. Uống thêm một ly dễ đi Chợ Rẫy.
11. Lưu thông: Đi đúng làn
Đèn đỏ: Dừng đúng vạch
Ngoài đường: Không bấm còi
Giữa đường: Nhường nhịn nhau
Đi sau, vẫn về mau.
12. Xi-nhan không phải là hâm
Xi-nhan để khỏi bị đâm vỡ đèn
13. Luồn lách không có ích gì, phía trước vẫn tắc đường.
14. Nhường nhau không phải là hèn,
Nhường nhau để khỏi lách, lèn, kẹt xe.
15. Tránh kẹt xe, học nghe đàn kiến,
Chậm 1 giây còn hơn chờ 1 tiếng.
16. Đi đúng chiều gặp nhiều may mắn.
17. Đi trên đường nên nhường nhịn nhau.
18. Phía trước tay lái là sự sống. Hãy lái xe bằng cả trái tim.
19. Đi đúng đường, nhường đúng lối, không cần vội, vui tới nhà.
20. Ý thức là ở trong ta, chấp hành đội mũ mẹ cha an lòng.
21. Đi đúng làn, thấy thật an nhàn.
22. Đi thong thả cho đỡ vất vả.
23. Dừng đèn đỏ - chứng tỏ văn minh.
Các khẩu hiệu giao thông cho trẻ em
An toàn giao thông là nụ cười trẻ thơ.
An toàn giao thông cho trẻ em là hạnh phúc của chúng ta.
Đất nước hạnh phúc là đất nước an toàn giao thông.
Hãy chung tay góp phần xây dựng một đất nước không có tai nạn giao thông.
Đến trường an toàn học ngàn điều hay.
Trẻ em là tương lai, vì tương lai vững vàng tay lái.
Trẻ em như búp trên cành, giao thông đội mũ an lành cho con.
Cha mẹ hãy là tấm gương cho con về ý thức giao thông.
Vững bước tới trường, đi đúng phần đường là an toàn nhất.
Nhắc cha đội mũ, nhắc mẹ cài quai, em đã thuộc bài, nào ta đến lớp.
Bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn giao thông chính là bảo vệ tương lai của đất nước.
Đi đường an toàn, trẻ nhỏ hân hoan, vững vàng tri thức.
Tính mạng con người nằm trong cách chúng ta điều khiển phương tiện giao thông.
Văn hóa giao thông của người lớn là bài học cho trẻ nhỏ.
Vì ngày mai hạnh phúc, hãy chấp hành tốt Luật Giao thông ngay hôm nay.
Hạnh phúc đơn giản là an toàn trên đường tới trường.
Bé ngoan học luật đi đường, luôn đi bên phải nhớ nhường lẫn nhau.
Em vui đến trường, bố đi đúng đường, mẹ dừng đúng vạch.
Ý thức là ở trong ta, chấp hành đội mũ mẹ cha an lòng.
Đi đúng đường, nhường đúng lối, không cần vội, vui tới trường.
Xem thêm
- Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2021
- Đáp án câu hỏi dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2021
Ngoài Em sẽ làm gì để nâng cao ý thức chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo và tìm hiểu về Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2021, Câu hỏi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2021 để trang bị thêm kiến thức tốt nhất về Luật giao thông Việt Nam.