EDM là gì? Tìm hiểu về dòng nhạc EDM

Bùi Thế Hiển
Admin 11 Tháng chín, 2018
Tải về Bản in

EDM là gì? Giải đáp toàn bộ thắc mắc về nhạc EDM cho người mới

Năm 2017 vừa qua số lượng các lễ hội âm nhạc EDM đình đám được tổ chức thường xuyên từ Nam ra Bắc, thu hút một lượng lớn giới trẻ. Nhưng EDM là gì? Thế nào là nhạc EDM? Bạn có biết vì sao dòng nhạc này lại khiến giới trẻ phát cuồng đến vậy không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

EDM là gì?

Định nghĩa về EDM được giải thích ngắn gọn và súc tích nhất trong chính cái tên của nó: Electronic Dance Music. Có nghĩa là nhạc sôi động được tạo ra từ các thiết bị điện tử. EDM là thể loại nhạc có tiết tấu mạnh, kế thừa từ nhạc Disco của những năm 1970 và kết hợp với một chút cảm hứng từ Pop.

Từ khi xuất hiện đến nay EDM ngày càng được ưa chuộng. Chúng đặc biệt xuất hiện nhiều hơn trong các lễ hội âm nhạc, sàn nhảy, các câu lạc bộ đêm…

Dù bắt nguồn từ Mỹ nhưng ngày nay không chỉ những bản hit của US-UK mới mang đậm chất EDM. Mà những bản hit đến từ K-Pop, C-Pop hay cả V-Pop cũng không thể thiếu những âm thanh điện tử mạnh mẽ này.

Với sự bùng nổ dữ dội và sức hút lớn như hiện nay. Chắc chắn EDM sẽ còn tiếp tục phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tìm hiểu về nhạc edm

Các thể loại chính của nhạc EDM

Nhạc EDM được chia thành nhiều thể loại như House, Techno, Trance, Electro, Dubstep, Trip Hop…

Nếu mới đến với EDM, bạn nên tìm hiểu về những thể loại nổi bật nhất sau:

Nhạc House

Nhạc House bắt đầu xuất hiện từ cuối những năm 1970 tại Mỹ. Và đạt những thành công vang dội phổ biến ra toàn thế giới vào giữa những năm 1990. Với sự đóng góp to lớn bởi các DJ như Daft Punk, Deadmau5, Steve Aoki và Tiesto…

Thể loại nhạc House cực kỳ dồn dập và huyền bí với tiếng bass và trống là chủ đạo. Luôn làm nổi bật những cảm xúc sâu lắng, hoang đường và u ám… Trong tất cả các thể loại của EDM. Thì House là dòng nhạc có truyền thống phong phú nhất về các DJ và CLB huyền thoại.

Những bản nhạc không lời House có thể chia thành thành 8 kiểu chính sau: Progressive house, Tribal house, Deep house, Electro house, Funky house, Latin house, Pro_Tribal house, Vocal Tribal house.

Những bản nhạc House kinh điển có thể kể đến như Wake me up của Avicii, Tremor của Dimitri Vegas, Martin Garrix và Like Mike, If I Lose Myself của nhóm nhạc One Republic được Remix bởi Alesso…

Nhạc Techno

Với dòng nhạc Techno thì âm thanh điện tử chiếm gần như hoàn toàn bản nhạc. Những nhịp đập trống dồn dập tạo cảm giác không thật mà chỉ có tiếng máy móc.

Nếu dòng nhạc House là để thể hiện con người. Thì Techno lại ca ngợi sự vô hồn, chát chúa của máy móc. Đưa người nghe đến một thế giới mới lạnh lẽo và không hề có sự thương xót. Nếu nhạc House người nghe có thể nhận thấy sự biến đổi nhanh chóng của cường độ âm thanh. Chỉ một giây sau âm nhạc có thể đạt đến cường độ mạnh hơn rất nhiều. Thì nhạc Techno lại chỉ là những tiếng trống nện thình thịch bất tận. Những vòng lập không khác nhau là mấy.

Nhạc Techno có thể chia thành những thể loại chính sau: Techno Dance, Techno Trance, Techno House và HardStyle. Những bản nhạc không thể bỏ qua có thể kể đến: Jens O – Hello, Hello (Extended Mix), Manian feat Maury – Cinderella (Ryan T. & Rick M. Remix), Macklemore – And We Danced (BB-Project Parteey Bootleg Club Mix)…

Nhạc Trance

Nhạc Trance xuất hiện muộn hơn những loại nhạc khác trong EDM một chút. Và chúng chuyên nhấn mạnh vào tiết tấu mê đắm, giai điệu du dương, sảng khoái. Nhạc Trance thiên về mặt kỹ thuật nhiều hơn. Vậy nên để trình bày được nhạc Trance đòi hỏi các DJ phải có khả năng điều khiển Keyboard, Organ cực kỳ tốt. Trong các thể loại của EDM thì Trance dường như là dòng nhạc được ưa chuộng nhất. Vì nó không quá kén người nghe như những dòng nhạc khác. Dù là ở các party hay liên hoan âm nhạc lớn hay nhỏ thì Trance luôn có một chỗ đứng riêng vững chắc cho mình.

Với giai điệu dễ nghe của mình, Trance thường sẽ có những giọng hát ở những đoạn breakdown hoặc âm thanh rất nhẹ và phiêu nhanh dần đều đưa tâm trạng người nghe lên cao dần.

Từ khi xuất hiện đến giờ nhạc Trance đã có được thêm khá nhiều những nhánh con cho mình: Euro/Uplifting/Hard Trance, Progressive Trance, Goa & Psychedelic Trance, Acid Trance, Vocal Trance…

Những bản nhạc không thể bỏ qua có thể kể đến: Super8 & Tab – Irufushi, Temple One – Forever Searching (Adam Nickey Remix), Farid – Afloat, Stevy Forello – Shaded Starlight (Temple One Remix)…

Thị trường EDM ở Việt Nam

Những năm gần đây EDM đang ngày càng được công chúng Việt Nam biết đến rộng rãi hơn. Đỉnh điểm là năm 2017 vừa qua các lễ hội EDM đình đám được liên tục tổ chức như Escape Music Festival, Future Now Music Festival, Vietnam Electronic Weekend, Ravolution Music Festival… Đều mang lại những thành công vang dội, để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng giới trẻ.

Năm qua công chúng Việt Nam không chỉ được thưởng thức những sản phẩm âm nhạc với sự góp mặt của các DJ đình đám thế giới. Mà các nghệ sĩ Việt cũng liên tục tung ra những ca khúc EDM chất lượng như ca khúc Y.Ê.U của Min St.319, Vũ điệu cồng chiêng của Tóc Tiên, Ba cô tiên của nhóm 365…

Có thể nói thị trường âm nhạc điện tử của Việt Nam đang có những bước nhảy vọt rất lớn. Đưa Việt Nam trở thành “miền đất hứa” cho những tên tuổi đình đám.

Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã hiểu rõ EDM là gì? Và vì sao EDM lại khiến giới trẻ điên cuồng đến vậy. Năm 2018 hứa hẹn sẽ là năm bùng nổ hơn nữa của dòng nhạc điện tử này tại Việt Nam.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!