Đối tượng nào tại Bạc Liêu được tiêm vaccine phòng COVID-19
Đối tượng tại Bạc Liêu được tiêm vaccine phòng COVID-19
Đối tượng nào tại Bạc Liêu được tiêm vaccine phòng COVID-19? TimDapAnmời các bạn cùng tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về quy định đối tượng được tiêm vacxin Covid-19.
- 6 đối tượng cần thận trọng khi tiêm vắc xin Covid-19
- Có 2 trong các dấu hiệu sau được xem là ca nghi mắc COVID-19
- Hướng dẫn thanh toán khám, chữa bệnh BHYT liên quan Covid-19
Tỉnh Bạc Liêu đặt mục tiêu 95% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine phòng COVID-19 từ đây cho đến hết tháng 3.2022. Tuy nhiên các đối tượng cụ thể nào sẽ được ưu tiên tiêm vacxin Covid-19 trước. Trong bài viết này TimDapAnsẽ nói rõ về các trường hợp, các nhóm đối tượng được tiêm phòng, mời các bạn cùng theo dõi.
Ngày 13.8, Bác sĩ Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bạc Liêu cho biết, UBND tỉnh Bạc Liêu đã ban hành kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 năm 2021 - 2022.
Mục tiêu chung của tỉnh Bạc Liêu là đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine chủ động cho người dân, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao, tiến tới đạt mục tiêu miễn dịch toàn cộng đồng. Cụ thể, tỉnh này đề ra mục tiêu đến hết quý 1 năm 2022 sẽ tiêm vaccine cho 95% người từ 18 tuổi trở lên.
Các đối tượng được tiêm vaccine tại Bạc Liêu, tổng số 675.288 người gồm toàn bộ người dân của tỉnh Bạc Liêu từ trên 18 tuổi có chỉ định tiêm vaccine theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Người dân đăng ký tiêm vaccine tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Người dân đăng ký tiêm vaccine tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Nhật Hồ
Bạc Liêu cũng quy định đối tượng ưu tiên, thứ tự ưu tiên từng nhóm đối tượng theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 3355/KH-BYT, gồm 16 nhóm đối tượng, cụ thể:
(1) Người làm việc trong các cơ sở y tế, ngành y tế (công lập và tư nhân);
(2) Người tham gia phòng chống dịch (thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, tổ Covid dựa vào cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên…);
(3) Lực lượng Quân đội;
(4) Lực lượng Công an;
(5) Nhân viên, cán bộ ngoại giao của Việt Nam và thân nhân được cử đi nước ngoài; người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự, các tổ chức quốc tế hoạt động tại Việt Nam;
(6) Hải quan, cán bộ làm công tác xuất nhập cảnh;
(7) Người cung cấp dịch vụ thiết yếu: Hàng không, vận tải, du lịch; cung cấp dịch vụ điện, nước;
(8) Giáo viên, người làm việc, học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; lực lượng bác sỹ trẻ; người làm việc tại các cơ quan, đơn vị hành chính; các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng, đấu giá… thường xuyên tiếp xúc với nhiều người;
(9) Người mắc các bệnh mạn tính; Người trên 65 tuổi;
(10) Người sinh sống tại các vùng có dịch;
(11) Người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội;
(12) Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc có nhu cầu xuất cảnh để công tác, học tập và lao động ở nước ngoài; chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
(13) Các đối tượng là người lao động, thân nhân người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tín dụng, du lịch…), cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu như các cơ sở lưu trú, ăn uống, ngân hàng, chăm sóc sức khỏe, dược, vật tư y tế… cơ sở bán lẻ, bán buôn, chợ, công trình xây dựng, người dân ở vùng, khu du lịch;
(14) Các chức sắc, chức việc các tôn giáo;
(15) Người lao động tự do;
(16) Các đối tượng khác theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và đề xuất của các đơn vị viện trợ vaccine cho Bộ Y tế.