Cấu trúc đề thi:

Phần 1: Đọc - Hiểu văn bản

Đọc kỹ khổ thơ cho trước và thực hiện các yêu cầu bên dưới, trả lời các câu hỏi về tên tác phẩm, tác giả, nội dung, hình ảnh ẩn dụ có trong đoạn, viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận về đoạn thơ.

Phần 2: Làm văn

Tạo lập văn bản nghị luận trong đó nêu cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

Đề Văn thi thử vào lớp 10 THPT chính thức huyện Lâm Bình, Tuyên Quang năm 2018:

PHÒNG GD&ĐT LÂM BÌNH

 

 

 ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học 2017 – 2018
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút


Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)

Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

(Trích sách Ngữ văn 9, tập hai, trang 58)

Câu 1. (1,0 điểm). Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Nêu tên tác giả của bài thơ ấy? Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 2. (1,0 điểm). Chỉ ra và phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ trong hai câu thơ đầu. 

Câu 3. (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) phát biểu cảm nhận của em về khổ thơ trên. 

Phần II. Làm văn (6,0 điểm): 

Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng.

Trên đây là mẫu đề thi thử môn Văn tuyển sinh vào lớp 10 THPT của huyện Yên Sơn, Tuyên Quang năm 2018, ngoài ra các em học sinh cũng có thể tham khảo thêm đáp án và gợi ý cách làm cho dạng đề này ngay sau đây:

học sinh ôn tập môn Văn với đề thi thử vào lớp 10 thpt lâm bình
 

Đáp án và gợi ý cách làm đề thi thử môn Văn tuyển sinh lớp 10 THPT huyện Lâm Bình:

 

Câu

Hướng dẫn chấm

Câu 1

- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ Viếng lăng Bác.

- Tác giả: Viễn Phương.

- Nội dung chính: Sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người:

- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng" thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác

- Hình ảnh dòng người thành một tràng hoa trước lăng. sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc VN đối với Bác.

 

Câu 2

- Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ trên là: mặt trời trong lăng

- Phân tích ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ: Tác giả đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. Đồng thời thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông, đất nước ta.

 

 

Câu 3

a. Mở đoạn: Giới thiệu ví trí và nội dung chính của khổ thơ: Khổ thơ thứ 2 trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Đoạn thơ thể hiện sự tôn kính của tác giả, của nhân dân đối với Bác khi đứng trước lăng Người.

b. Thân đoạn: Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ

- Hình ảnh mặt trời trong câu thơ đầu là hình ảnh thực, trong câu thơ thứ hai "mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ đang nằm trong lăng, thể hiện sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác.

- Hình ảnh ẩn dụ: “Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân

- Kết tràng hoa: Tô đậm thêm sự tôn kính, biết ơn tự hào của tác giả cũng như của dân tộc Việt Nam đối với Bác; dâng bảy mươi chín mùa xuân đã cho thấy được cuộc đời Bác đẹp như chính mùa xuân, bảy chín năm sống và cống hiến bảy chín mùa xuân tươi trẻ của cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nước nhà.

- Điệp ngữ “ngày ngày” được lặp lại hai lần trong khổ thơ đã thể hiện sự vĩnh cửu của Bác trong lòng người dân Việt.

c. Kết đoạn: Khẳng định lại nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.

...

 




Xem thêm