Cấu trúc đề thi:

Phần I: Đọc - Hiểu

- Cho trước một đoạn văn bản. Đọc và thực hiện các yêu cầu bên dưới.

Phần II: Làm văn

- Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về việc "thần tượng hóa" quá đà hình mẫu lý tưởng của giới trẻ hiện nay.

- Phân tích diễn biến tâm lý và hành động của Mị trong Vợ chồng A Phủ để làm sáng tỏ nhận định.

Trên đây là khung cấu trúc cơ bản của đề bài thi thử vào lớp 10 của Trung tâm BDVH Edufly năm 2018, mời các em tham khảo đề thi chi tiết ngay sau đây:

học sinh làm đề Văn thi thử vào lớp 10 trung tâm BDVH Edufly
 

Đề thi thử chính thức vào lớp 10 môn Văn năm 2018 của Trung tâm BDVH Edufly:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI

TRUNG TÂM BDVH EDUFLY

 

 

ĐỀ THI THỬ LẦN 1 VÀO LỚP 10

Môn: Ngữ Văn

Năm học 2017 – 2018

Thời gian làm bài: 120 phút

 

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Nếu để ý theo dõi, ta sẽ thấy từ “soái ca” cũng mới chỉ xuất hiện trong giao tiếp giới trẻ trong một vài năm trở lại đây. Đó là sự ảnh hưởng của việc độc các tiểu thuyết hay xem các phim nhập ngoại. Nếu gõ vào từ điển trực tuyến Wikipedia, ta sẽ thấy từ này được giải thích như sau: “Soái ca” là một từ tiếng Việt mới bắt nguồn từ các tiểu thuyết ngôn tinh. “Soái ca” là để chỉ những anh chàng đẹp trai hoặc siêu đẹp trai, những người mà bất cứ cô gái nào cũng mơ ước. Họ giàu hoặc sẽ giàu, và nhất định phải đẹp trai, lịch thiệp, luôn trầm tĩnh, có thể giải thích mọi rắc rỗi bằng một cuộc điện thoại, thấm chí là chỉ cần cú phất tay, nhấc chân cực kì phong độ, sẵn sàng bỏ tất cả để đi theo tình yêu và thường yêu một cô gái không có gì đặc biệt.

Như vậy, “soái ca” là nhân vật bước ra từ tiểu thuyết ngôn tình (xuất phát từ Trung Quốc, Hàn Quốc … đang xuất hiện đầy rẫy trên mạng). Lướt web, đọc tiểu thuyết thuộc dòng văn chươg này đang là một thú vui thời thượng của nhiều bạn trẻ. Đọc sách, mê sách, khâm phục các nhân vật trong sách là chuyện bình thường. Nhưng các bạn trẻ bây giờ thường đi quá đà trong việc thần tượng hóa những nhân vật mà theo họ là hình mẫu lí tưởng. Do đó, “soái ca” đã đi từ tiểu thuyết vào đời thực dần trở thành mẫu người trong mơ của nhiều thiếu nữ hiện nay. Quả là một trào lưu của lối sống ảo, xa rời thực tế.”

( Trích Tại sao gọi là soái ca? TS. Phạm Văn Tình

 – Tạp chí Văn học và tuổi trẻ số tháng 9/2016, trang 27-28)

Câu 1. Hãy xác định 02 thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo anh/chị, cách giải thích của từ điển trực tuyến Wikipedia dựa trên cơ sở nào?

Câu 3. Tác giả hướng tới đối tượng nào coi soái ca là hình mẫu trong mơ? Anh chị hãy nêu ra một biểu hiện thực tế của trào lưu thần tượng soái ca của họ.

Câu 4. Anh/chị có suy nghĩ gì về lời đánh giá của tác giả trước hiện tượng: Do đó, soái ca đã đi từ tiểu thuyết vào đời thực dần trở thành mẫu người trong mơ của nhiều thiếu nữ hiện nay. Quả là một trào lưu của lối sống ảo, xa rời thực tế?

PHẦN II – LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích phần đọc hiểu: Các bạn trẻ bây giờ thường đi quá đà trong việc “thần tượng hóa” những nhân vật mà theo họ là hình mẫu lí tưởng.

Câu 2. Khi bàn về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”.

( Tác phẩm văn học 1930- 1975,

Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, trang 71)

Qua những diễn biến tâm lí và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

 

———- HẾT ———-

 

Chúc các em ôn tập tốt nhé !




Xem thêm