Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016 thành phố Cần Thơ là đề thi thử đại học môn Địa có đáp án đi kèm. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề cương ôn thi THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Địa lý - Số 2

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
KỲ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
NĂM 2016
MÔN THI: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

Câu I (2,0 điểm)

  1. Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở Việt Nam.
  2. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng và miền núi, giữa thành thị và nông thôn ở nước ta được biểu hiện như thế nào?

Câu II (2,0 điểm)

Dựa vào trang 17 và trang 14 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy:

  1. Xác định các tỉnh có GDP bình quân đầu người năm 2007 ở mức thấp nhất (dưới 6 triệu đồng) của nước ta.
  2. Kể tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.

Câu III (3,0 điểm)

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ở nước ta giai đoạn 2000 - 2013

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Công nghiệp khai thác

Công nghiệp chế biến

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

2000

53 035

264 459

18 606

2005

110 919

818 502

54 601

2010

250 466

2 563 031

132 501

2013

390 013

4 307 560

210 401

  1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ở nước ta giai đoạn 2000 - 2013.
  2. Từ biểu đồ đã vẽ hãy rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích.

Câu IV (3,0 điểm)

  1. So sánh và giải thích sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng chuyên canh Trung du miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ.
  2. Phân tích những hạn chế về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế - xã hội. Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng này?

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Địa lý năm 2016

Câu I (2,0 điểm)

1. Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở Việt Nam

  • Thời gian hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10.
  • Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam. Gió này gây mưa lớn cho Nam bộ và Tây Nguyên, tạo thành gió phơn cho khu vực Bắc Trung Bộ và Tây Bắc.
  • Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh (xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam). Gió này kết hợp với hoạt động của dãi hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả hai miền Nam, Bắc nước ta.

2. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng và trung du miền núi, thành thị và nông thôn ở nước ta được biểu hiện như thế nào?

  • Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa đồng bằng và trung du miền núi:
    • Đồng bằng: tập trung 75 % dân số, mật độ cao, trong khi diện tích đất hẹp chỉ 25%.
    • Trung du và miền núi: Dân cư tập trung thưa thớt, mật độ thấp.
  • Sự phân bố dân cư chưa hợp lí giữa thành thị và nông thôn: Tỉ lệ dân nông thôn trong tổng số dân cả nước lớn hơn nhiều so với thành thị (dẫn chứng).

Câu II (2,0 điểm)

1. Xác định các tỉnh có GDP bình quân đầu người năm 2007 ở mức thấp nhất (dưới 6 triệu đồng) của nước ta.

Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn.

2. Kể tên các cao nguyên ở Tây Nguyên.

Kon Tum, Pleiku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh, Lâm Viên.

Câu III (3,0 điểm)

1. Vẽ biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ở nước ta giai đoạn 2000 - 2013.

* Xử lí số liệu: %

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành ở nước ta giai đoạn 2000-2013

(Đơn vị: %)

Năm

Tổng cộng

Công nghiệp khai thác

Công nghiệp chế biến

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

2000

100

15.8

78.7

5.5

2005

100

11.3

83.2

5.5

2010

100

8.5

87.0

4.5

2013

100

7.9

87.8

4.3

* Vẽ biểu đồ:

  • Vẽ biểu đồ miền, chính xác, ghi chú đầy đủ
  • Thiếu mỗi chi tiết trừ 0,25 đ, biểu đồ khác không chấm điểm.

* Nhận xét và giải thích:

  • Nhận xét:
    • Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành có sự thay đổi.
    • Sự thay đổi diễn ra theo hướng: Tăng tỉ trọng ngành CN chế biến, chế tạo, giảm tỉ trọng ngành CN khai thác mỏ và ngành sản xuất phân và phối điện, khí đốt, nước (dẫn chứng)
  • Giải thích:
    • Ngành CN chế biến đem lại hiệu quả cao về kinh tế- xã hội, tốc độ tăng trưởng nhanh nên tỉ trọng tăng nhanh.
    • Ngành CN khai thác và ngành sản xuất phân và phối điện, khí đốt, nước tuy có tăng về giá trị nhưng tăng chậm hơn ngành CN chế biến nên tỉ trọng giảm.

Câu IV (3,0 điểm)

1. So sánh và giải thích sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa trong các sản phẩm cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng chuyên canh Trung du miền núi Bắc Bộ với Đông Nam Bộ.

  • Sự khác nhau về chuyên môn hóa cây công nghiệp giữa hai vùng:
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như: Chè.
    • Đông Nam Bộ: cây công nghiệp nhiệt đới cao su, hồ tiêu, điều, cà phê...
  • Giải thích:
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ:
      • Đất feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu.
      • Khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh...
      • Các yếu tố khác: thị trường, lao động...
    • Đông Nam Bộ:
      • Đất ba dan, xám trên phù sa cổ rộng lớn, khá bằng phẳng.
      • Khí hậu cận xích đạo, có hai mùa mưa khô rõ rệt.
      • Các yếu tố khác: thị trường, lao động...

2. Phân tích những hạn chế về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế - xã hội. Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng này?

  • Những hạn chế về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long đối với phát triển kinh tế - xã hội:
    • Mùa khô kéo dài (5-6 tháng) thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua mặn trong đất.
    • Thiên tai khác như lốc xoáy, dông thường xảy ra.
    • Diện tích đất phèn, mặn chiếm quá nửa diện tích tốn nhiều chi phí cải tạo. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng, khó thoát nước.
    • Tài nguyên khoáng sản hạn chế.
  • Tại sao nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng này?
    • Vì: Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa khô sâu sắc. Thiếu nước ngọt dẫn đến hậu quả đất bị nhiễm phèn mặn nhiều nên nước ngọt là vấn đề quan trọng ở đây vào mùa khô để đối phó với sự khô hạn, bốc phèn nhiễm mặn trong đất và cải tạo đất (rửa phèn, rửa mặn)
Nếu bạn không thấy đề thi được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!



Xem thêm