Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính
Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính hay nhất
MB 1
Việt Nam nổi tiếng với nhiều các thể loại văn hóa dân gian độc đáo, đặc trưng cho mỗi vùng miền trên đất nước, ví như vùng Nam Bộ có đờn ca tài tử ngọt ngào, Huế có điệu Nam ai, Nam bằng say đắm lòng người, xứ Nghệ Tĩnh có câu hò ví dặm, đất Bắc Ninh có dân ca quan họ đậm tình truyền thống, thì cả vùng Bắc Bộ lại có những thể loại ca kịch đã lưu truyền biết bao đời này ấy là cải lương, chèo, tuồng,... Tuy nhiên do sự phát triển mạnh mẽ của nền âm nhạc hiện đại, đến ngày hôm nay các thể loại này dẫu đặc sắc mang nhiều dấu ấn truyền thống của dân tộc thế nhưng cũng dần bị mai một. Trong đó nhắc đến chèo có lẽ vở Quan Âm Thị Kính đã từng in sâu trong trí óc của không ít người dân Việt Nam, trở thành vở kịch kinh điển của chèo Việt Nam và từng được diễn đi diễn lại rất nhiều lần trên các sân khấu lớn nhỏ khác nhau, thu về sự tán thưởng của khán giả bởi nội dung sâu sắc và ý nghĩa nhân văn tốt đẹp mà nó gửi gắm.
MB 2
Trong những tác phẩm chèo cổ, thì vở “Quan âm Thị Kính” có sức sống khá lớn trong lòng người xem, bởi những nhân vật trong tác phẩm có tính cách vô cùng độc đáo. Trong đó, nhân vật Thị Kính khiến cho người xem cảm thấy xót xa, ám ảnh bởi những nỗi oan quá lớn mà người phụ nữ này phải gánh chịu trong cuộc sống của mình.
MB 3
Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.
MB 4
Thân phận người phụ nữ luôn là đề tài được các nhà văn, nhà thơ hướng tới cho những tác phẩm của mình, người phụ nữ được nhắc đến với số phận không mấy tốt đẹp, phải chịu đựng nhiều áp bức và không được đấu tranh cho quyền lợi của bản thân. Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” là minh chứng cho điều đó, đoạn trích kể về nhân vật Thị Kính phải mang nỗi oan giết chồng gây nên nhiều đau khổ và hiểu lầm trong chính gia đình của mình.
MB 5
Trích đoạn Nỗi oan hại chồng là phần đầu vở chèo Quan Âm Thị Kính. Màn chèo này có 3 cảnh. Cảnh 1:Thiện Sĩ đọc sách, Thị Kính ngồi khâu áo. Thiện Sĩ thiu thiu ngủ, Thị Kính quạt cho chồng. Thị Kính cầm dao cắt chiếc râu mọc ngược ở cằm chồng. Thiện Sĩ chợt tỉnh, túm lấy con dao rồi kêu to lên. Sùng ông và Sùng bà hốt hoảng chạy ra. Cảnh 2:Sùng bà và Sùng ông chửi mắng Thị Kính thậm tệ, vu cho Thị định giết chồng. Thị Kính khóc lóc và kêu oan. Cảnh 3:Sùng ông đi gọi Mãng ông sang. Mãng ông bị Sùng ông dúi ngã. Thị Kính bị đuổi về cha mẹ đẻ. Hai cha con ôm nhau than khóc. ThịKính cất tiếng than và thổ lộ “quyết tâm trá hình nam tử bước đi tu hành”. Chân trời sớm rạng đông khi Thị Kính bước ra khỏi nhà họ Sùng.
Nguồn: Sưu tầm
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Tổng hợp các cách mở bài cho tác phẩm Quan Âm Thị Kính timdapan.com"