CPM là gì?
Quảng cáo CPM là gì? Ưu điểm của CPM là gì? Dùng CPM thế nào mới hiệu quả? Những câu hỏi này sẽ được Tìm Đáp Án giải thích chi tiết trong bài viết sau đây, mời các bạn cùng theo dõi.
Với những newbie mới bước chân vào nghề sẽ gặp rất nhiều thuật ngữ ngành marketing bao gồm cả thuật ngữ chuyên sâu và thuật ngữ mới xuất hiện theo xu hướng phát triển Digital Marketing. Hôm nay, TimDapAngiới thiệu về quảng cáo hiển thị với những bạn còn lạ lẫm với hình thức quảng cáo trực tuyến, giúp các bạn trả lời câu hỏi “Quảng cáo CPM là gì?” và “Sử dụng thế nào để tối ưu hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing?”
1. CPM là gì
CPM (cost per 1000 impressions): giá mỗi 1000 lần hiển thị, số lần hiển thị như số lượt xem. Khi chạy quảng cáo CPM, các doanh nghiệp/ cá nhân phải đặt giá thầu mong muốn cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo và tùy chọn vị trí đặt quảng cáo để hiển thị banner quảng cáo ở đâu trên website hay blog và các chính sách đi kèm, mức giá của các gói CPM sẽ khác nhau.
Ví dụ:
Nếu tổng số tiền đặt bạn đặt cho quảng cáo là $40
Bạn nhận được 400.000 lượt xem.
Chi phí cho quảng cáo CPM của bạn sẽ là: CPM = $40/(400.000/1000) = $0,1
2. Ưu nhược điểm của CPM
Ưu điểm CPM: Hình thức quảng cáo này đơn giản, dễ thực hiện và dễ sử dụng đối với các doanh nghiệp làm quảng cáo. Đối với các nhà cung cấp nơi đặt quảng cáo (các trang web hay blog) bạn sẽ thu được lợi nhuận từ các quảng cáo của các doanh nghiệp của mình, công việc bạn phải làm là tạo được uy tín số lượng truy cập lớn cho trang Web hay Blog của mình để trở thành đối tác của các hệ thống quảng cáo, điển hình là google. Điểu này sẽ trở thành nhược điểm nếu web của bạn có ít người truy cập hoặc page view.
Nhược điểm
Đối với bên cho đặt quảng cáo, CPM là một hình thức trả tiền theo số lần hiển thị, nên nếu blog hay website của bạn có ít người xem và số lượng page view của bạn không nhiều thì bạn sẽ chẳng kiếm được bao nhiêu từ nó.
Đứng từ góc độ của người set quảng cáo, CPM sẽ gây lãng phí một lượng nhất định những quảng cáo hiển thị nhưng không “lọt” vào tầm nhìn của khách hàng.
3. Sự khác biệt giữa CPC và CPM:
Với CPC cho phép các doanh nghiệp có thể đặt giá thầu thủ công cho quảng cáo của mình và bạn có thể trả ít hơn giá thầu bạn đặt. Quảng cáo này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và tỷ lệ chuyển đổi cao vì khi người dùng có sự quan tâm và nhu cầu họ mới click vào quảng cáo của bạn và lúc đó mới tính tiền cho một click.
Ví dụ: Nếu bạn đặt giá thầu (bidding) là 1.000 VNĐ, bạn sẽ không bao giờ chi tiêu nhiều hơn 1.000 VNĐ trên mỗi lần nhấp vào liên kết. Trong một số trường hợp, bạn có thể chi tiêu ít hơn giá thầu của mình.
CPM là quảng cáo hiển thị nên khi người dùng không quan tâm hay không nhìn quảng cáo của bạn thì bạn vẫn phải trả tiền cho lượt hiển thị đó. Tuy nhiên, quảng cáo CPM là một lựa chọn tối ưu các doanh nghiệp muốn xây dựng nhận thức về thương hiệu của mình. Chạy quảng cáo bằng hiển thị quảng cáo dưới dạng banner này có hiệu quả rất tốt cho chiến dịch Remarketing, đi với những người đã ghé thăm trang web của bạn nhưng chưa thực hiện chuyển đổi, giúp bạn theo chân khách hàng và nâng cao thương hiệu vì sau đó họ đi đâu cũng thấy quảng cáo của bạn nhưng không làm phiền khách hàng.
Mời các bạn tham khảo thêm: