Chỉ số chất lượng không khí là gì

Bùi Thế Hiển
Admin 05 Tháng mười, 2019

Chỉ số đo chất lượng không khí đang là một từ khóa được nhiều người quan tâm hiện nay. Tuy nhiên trong bài viết này Tìm Đáp Án sẽ chia sẻ nhiều hơn để các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số không khí AQI và ảnh hưởng của chất lượng không khí tới sức khỏe con người.

Chỉ số ô nhiễm không khí là một thước đo đánh giá chất lượng không khí hằng ngày. Chỉ số ô nhiễm không khí Hà Nội những ngày gần đây đang ở mức cao báo động, có thể gây nhiều hậu quả xấu đến sức khỏe con người. Dưới đây là những thông ti chi tiết nhất để các bạn hiểu rõ hơn về chỉ số chất lượng không khí AQI.

1. Chỉ số ô nhiễm không khí là gì

AQI (Air Quality Index) là một chỉ số báo cáo chất lượng không khí hàng ngày. Đây được coi là một thước đo đơn giản hóa mức độ ô nhiễm không khí, cho biết không khí xung quanh ta là sạch hay ô nhiễm, ô nhiễm đến mức độ nào. Rủi ro đối với sức khỏe cộng đồng càng cao khi chỉ số AQI càng lớn. Chỉ số AQI tập trung vào sự ảnh hưởng tới sức khỏe người dân có thể gặp trong vòng vài giờ hoặc vài ngày sau khi hít thở không khí ô nhiễm.

EPA (The U.S. Environmental Protection Agency – Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ) tính toán chỉ số AQI với 5 thông số ô nhiễm không khí chủ yếu:

Ozon mặt đất;

Ô nhiễm phân tử (còn gọi là hạt lơ lửng): Thường đánh giá qua chỉ số bụi mịn PM 2.5 và PM 10. Các hạt bụi này đi vào đường hô hấp khi con người hít thở.

PM (Particulate Matter) là có nghĩa là chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng).

PM 2.5 chỉ các hạt có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromet (μm). Số PM 10 là chỉ những hạt có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 10 μm (nhưng lớn hơn kích thước PM 2.5).
Các loại hạt bụi PM2.5 và PM10 được hình thành từ các chất như cacbon, sun-phua, nito và các hợp chất kim loại khác. Ở các thành phố lớn, hạt bụi mịn PM 2.5 có thể sinh ra từ hoạt động công nghiệp như đốt nhiên liệu hóa thạch, hoặc bụi từ các công trình xây dựng, bụi đường phố, đốt rác thải, đám cháy, khói máy công nghiệp, phá rừng, hút thuốc, và đặc biệt là từ khí thải của các phương tiện giao thông.

Carbon monoxide (CO).

Sulfur dioxide (SO2).

Nitrogen dioxide (NO2).

Đối với mỗi chất gây ô nhiễm, EPA đã thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. EPA đã quy định một màu sắc cụ thể đối với từng khoảng giá trị AQI để mọi người hiểu dễ dàng hiểu được cho dù ô nhiễm không khí đang đạt tới mức độ không lành mạnh trong cộng đồng của họ.

Một số quốc gia trên thế giới có thang đo chỉ số chất lượng không khí AQI riêng, như Chỉ số Sức khỏe và Chất lượng không khí Canada, Chỉ số Ô nhiễm không khí của Malaysia, chỉ số Tiêu chuẩn ô nhiễm của Singapore.

2. Chỉ số ô nhiễm không khí Hà Nội

Chỉ số ô nhiễm không khí Hà Nội cũng như nhiều nước trên thế giới được căn cứ theo AQI.

Theo thống kê gần đây, Hà Nội liên tục được cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí với chỉ số AQI ở mức cao, lên tới 170. Tình trạng này được coi là rất xấu, và người dân nên hạn chế, không nên ra đường nhiều.

Ô nhiễm không khí là mối nguy hại lớn cho sức khỏe con người. Theo các chuyên gia y tế, một người lớn trung bình hít thở khoảng 15 m3 không khí mỗi ngày. Mặc dù các chất ô nhiễm trong không khí thường không nhìn thấy, chúng có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu đến toàn cơ thể, bao gồm cả tim, gan, phổi và hệ hô hấp, hay ngay cả thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.

3. AirVisual đo chỉ số không khí bằng cách nào

Hiện Air Visual nhận được sự quan tâm lớn của người dùng Việt. Trên kho ứng dụng của iOS và Android, AirVisual đứng đầu về lượt tải tại thị trường Việt Nam. Tuy vậy, người dùng cần quan tâm đến cách đo đạt và hiển thị số liệu của ứng dụng để có kế hoạch sinh hoạt hợp lý và tránh hoang mang.

Hiện, ứng dụng AirVisual đang sử dụng thang đo chất lượng không khí (AQI) của Mỹ và Trung Quốc.

Chỉ số này nằm trong khoảng từ 0 đến 500. Trong đó các giá trị chỉ số cao cho thấy mức độ ô nhiễm không khí nhiều và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

AQI được tính theo nhiều cách khác nhau trên khắp thế giới. Trung Quốc và Mỹ có hai hệ thống được sử dụng rộng rãi nhất. Trong đó, chỉ số của Mỹ trở thành tiêu chuẩn chung của thế giới.

Số liệu từ AirVisual cho phép người dùng tra cứu nồng độ một số tác nhân nguy hiểm như: PM2.5, PM10, ozone, nitơ dioxide, sulfur dioxide và carbon monoxide.

PM 2.5-10 là các hạt bụi lơ lửng trong không khí có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5-10 micromet. Những hạt có đường kính bé hơn 10 micromet có thể bị con người hít vào khi thở, chúng sẽ tích tụ trên phổi, gây ra nguy hại cho sức khỏe con người. Những hạt có đường kính bé hơn 2,5 micromet đặc biệt nguy hiểm bởi chúng xâm nhập trực tiếp vào các túi phổi.

Bằng cách sử dụng dữ liệu từ các máy đo không khí do các tình nguyện viên cung cấp, AirVisual sẽ tổng hợp lại, sau đó đưa ra con số cao nhất cho một thành phố.

Ví dụ, tại Hà Nội, AirVisual có 13 trạm đo chất lượng không khí được cung cấp bởi Green ID, Đại sứ quán Mỹ và cổng thông tin quan trắc môi trường Hà Nội. Kết quả cao nhất sẽ được ứng dụng này cảnh báo tới người dùng.

Tuy nhiên, số liệu cao nhất này không được AirVisual chú thích khiến nhiều người lầm tưởng đây là kết quả đại diện cho cả thành phố. Mức chênh lệch của nơi thấp nhất trong thành phố Hà Nội với nơi cao nhất có thể lên đến 100 điểm AQI. Từ đó, kết quả có thể thay đổi từ mức kém lên mức cực rất có hại cho sức khỏe.

4. Thang đo chỉ số AQI

Thang đo chỉ số chất lượng không khí5. Một số biện pháp giảm tác hại ô nhiễm không khí

Dưới đây là một số biện pháp có thể được áp dụng để hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình:

Không tập thể dục tại nơi nhiều khói bụi: Hoạt động thể lực càng cao sẽ làm tăng nhịp thở và thay đổi kiểu thở từ qua mũi sang bằng miệng. Khi đó mũi sẽ không thể lọc được bụi ô nhiễm từ không khí. Do đó, những hoạt động như chạy bộ hay đạp xe tại những nơi ô nhiễm như đường phố tiềm tàng nhiều hiểm họa cho sức khỏe. Chạy bộ hay đạp xe tại những nơi ô nhiễm như đường phố rất nguy hiểm cho sức khỏe. Ngay cả người khỏe mạnh làm việc hoặc tập thể dục ngoài trời cũng rất dễ bị các tác dụng phụ của ô nhiễm không khí, đặc biệt là khi có nồng độ ôzôn mặt đất cao. Do đó, những người có bệnh tim hoặc bệnh phổi nên tránh những bài tập nặng.

Những người bị đau ngực, khó thở hoặc ho nên gặp bác sĩ, dùng thuốc giảm triệu chứng nếu đã được cho kê đơn từ trước. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, người bệnh nên đi khám bác sĩ.

Trồng cây xanh xung quanh nhà và nơi làm việc. Cây xanh cản lại rất nhiều bụi xung quanh môi trường bạn sống, tạo ra nhiều oxy cho môi trường sống của bạn.

Đặc biệt là khi thời tiết lạnh, cần tránh đi bộ dọc theo các đường phố đông đúc với rất nhiều khói từ các phương tiện xe cộ.

Trong mùa nóng, mức độ ô nhiễm không khí thường cao hơn vào những ngày nắng nóng gay gắt, do đó, cố gắng tránh các hoạt động ngoài trời hoặc chỉ tiến hành vào buổi sáng khi mức độ ô nhiễm thường thấp hơn.

Đeo khẩu trang khi ra đường, đeo kính để giảm bớt việc tiếp xúc với khói bụi.

Chọn ô tô hoặc xe, phương tiện công cộng để di chuyển. Trên ô tô có máy lọc không khí ô tô có thể lọc được phần nào không khí bên ngoài và cho bạn môi trường không khí sạch hơn. Ngoài ra việc sử dụng phương tiện công cộng cũng góp phần giảm bớt lượng khí thải.

Mời các bạn tham khảo thêm:


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!