Cảm nghĩ về ngày 20 tháng 11

Bùi Thế Hiển
Admin 30 Tháng mười, 2020

Bài cảm nghĩ làm báo tường 20-11 là tuyển tập các bài cảm nghĩ được sử dụng trong nội dung bài báo tường 20/11, bài cảm nghĩ làm báo tường 20/11 sẽ là những cảm nghĩ xuất phát từ đáy lòng, và những lời cảm ơn và lòng thành kính sâu sắc của học sinh dành cho công lao dưỡng dục của thày cô giáo. Dưới đây sẽ là tuyển tập các bài cảm nghĩ làm báo tường 20/11 hay nhất các em học sinh cùng tham khảo nhé!

Bài cảm nghĩ làm báo tường 20-11 sẽ là tài liệu vô cùng hữu ích mà TimDapAnsưu tầm dành tặng cho các bạn học sinh nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, đây sẽ là những mẫu bài cảm nghĩ báo tường chọn lọc nhất với nhiều nội dung chủ đề khác nhau. Trong nội dung của bài báo tường ngoài nội dung ca khúc, khuông nhạc làm báo tường thì bài cảm nghĩ làm bài tường cũng là nội dung vô cùng quan trọng và thường sẽ xuất hiện đầu tiên, khuông nhạc làm báo tường sẽ gồm các khúc hay nói về lời cảm ơn, lời tri ân thày cô sâu sắc với các bài hát nổi bật như: bụi phấn, mái trường mến yêu...

Bài cảm nghĩ làm báo tường 20-11 chính là những dòng cảm nghĩ nhiều cảm xúc của các em học sinh để tỏ lòng biết ơn, tỏ lòng về công lao dưỡng dục của thày cô giáo. Dưới đây sẽ là sẽ là tổng hợp các bài cảm nghĩ làm báo tường 20-11 các em học sinh cùng tham khảo nhé.

1. Bài cảm nghĩ làm báo tường: Tri Ân Thầy Cô

Thầy cô kính mến! Nếu cha mẹ sinh ra chúng em hình hài và thể xác, thì thầy cô là những người bồi dưỡng và phát triển tâm hồn, trí tuệ trong hình hài thể xác đó. Thầy cô đã dạy cho chúng em nhân cách làm người cao đẹp, bên cạnh đó còn có những kiến thức bổ ích để em vững bước vào đời. Cứ mối lần, mỗi lần nghĩ đến công lao của thầy cô thì lòng em lại dâng trào cảm xúc. Chúng em có được ngày hôm nay là nhờ công dạy dỗ của thầy cô, công lao ấy không tài nào diễn tả bằng những lời nói, bài viết. Thầy cô là ánh lửa thắp sáng cho chúng em những ước mơ, ý chí và nghị lực…

Thời gian có thể trôi, vạn vật có thể thay đổi, nhưng những công lao của thầy cô thì vẫn mãi trong lòng chúng em, những lời dạy ấy mãi mãi không phai mờ. Tháng 11 lại về, tháng của những yêu thương và đong đầy cảm xúc nhất của lũ học trò chúng em, xin gởi đến thầy cô những lời chúc, lời tri ân sâu sắc nhất.

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Dạy nuôi từ bé những ngày lớn khôn

Lớn khôn con chẳng quên ơn

Đền ơn đáp nghĩa ghi ơn cô thầy

Một đời thầy chỉ thương lo

Khai tâm mở trí dạy cho nên người

Người thầy như đuốc sáng ngời

Con nguyện ghi khắc, trọn đời không quên.

2. Bài cảm nghĩ về thầy giáo ngày 20-11

“ Với tôi thầy đã chắp cánh tuổi thơ sớm chiều, dù năm tháng dần trôi qua, thầy cô như những người cha mẹ hiền..”.Một chút bồi hồi,bâng khuâng,xao xuyến trong tôi dâng trào khi lời ca ấy được cất lên dịu dàng du dương trong tiết trời hơi se lạnh cuối thu. Đó là những lời ca quen thuộc, trong sáng, đầm ấm và cũng là những lời từ tận đáy lòng của học sinh chúng tôi viết lên nhân ngày “ Nhà Giáo Việt Nam 20/11” Thầy cô - Tiếng gọi thiêng liêng cao quý đối với mỗi người học sinh.Những người thầy, người cô - những con người tần tảo sớm khuya đưa những chuyến đò chở những “ hành khách” đặc biệt tới bến bờ tương lai tươi sáng. “ Thầy cô là những chuyến đò Chở em đến những bến bờ tương lai” Thầy cô là những người cha,người mẹ thứ hai đang dạy cho những đứa con yêu quý của mình bài học làm người,cho chúng những hành trang vững vàng,chắp cánh cho chúng để một ngày chúng có thể tự tung bay trên bầy trời trong xanh rộng lớn.Thầy cô là ngọn đuốc khai sáng con đường tri thức và thầy cô nắm chặt bàn tay bé nhỏ của những đứa con yêu của mình dịu dàng,ân cần dìu dắt chúng tới tận cuối con đường. Nhà thơ Bùi Đăng Sinh đã từng viết: “Đồi cao thắm sắc ti gôn Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người” Đúng vậy, thầy cô không chỉ cho ta kiến thức mà thầy cô còn dạy cho ta cách làm người,dạy ta cách sống,cách đối xử tốt đẹp với tất cả mọi người.Thầy cô đã trồng và ươm mầm những nhân cách tốt đẹp của con người và chăm sóc, nuôi nấng nó lớn lên từng ngày,từng tháng và rồi mai sau nó sẽ lớn,trở nên đẹp đẽ vô cùng. Công ơn thầy cô đối với chúng ta bao la như trời bể. Cái nghề giáo đâu phải ai cũng làm được.Có mấy ai có thể kiên nhẫn cầm tay một đứa trẻ kiên trì dạy chúng viết những con chữ đầu tiên trong đời.Có mấy ai có thể ngồi hàng giờ để hướng dẫn một đứa trẻ đọc tròn câu chữ.Có mấy ai có thể thức trắng khuya để hoàn thành giáo án cho buổi dạy hôm sau.Có mấy ai trên đời này có thể làm được những điều cao cả đó nếu không có tình yêu nghề tha thiết. Thầy cô đã dạy chúng ta bằng cả tấm lòng và tình yêu thương vô bờ,cả những tri thức cả đời của mình. Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim,đau xót biết chừng nào,làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng. Ngày 20-11 - ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam đã sắp đến, chúng em- những người học trò,những người mang ơn cô thầy chỉ biết dành những lời cảm ơn nho nhỏ để cảm ơn nhữn gì mà thầy cô đã dành cho chúng em bao năm học qua. Cảm ơn thầy cô - những con người tuyệt vời, những tấm gương mẫu mực và chu đáo để chúng em noi theo. Cảm ơn thầy cô - những người đã cho chúng em những kiến thức vững vàng để tiên bước vào đời. Cảm ơn thầy cô - những người cha, người mẹ thứ hai luôn chăm sóc, lo nghĩ cho những đứa con của mình. Cảm ơn thầy cô- những người luôn đứng sau cổ vũ, động viên chúng em bước tới ước mơ của mình. Cảm ơn thầy cô - những người luôn quan tâm, lo lắng,giúp chúng em kiên cường đứng dậy sau những vấp ngã của cuộc đời. Cảm ơn thầy cô - những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền giáo dục nước nhà. Và cuối cùng,cám ơn thầy cô vì đã chọn trở thành… một người thầy!
bài cảm nghĩ làm báo tường 20-11

3. Bài Cảm Nghĩ Làm Báo Tường 20-11 - Công ơn thầy cô

Tháng 11 đã đến và chúng ta đang đến gần ngày Hiến chương các nhà giáo. Đó là ngày để các thế hệ học sinh chúng ta tỏ lòng quý mến biết ơn các thầy cô giáo.

Ngày 20 tháng 11 ngày hiến chương các thầy cô giáo để mỗi người học trò nhớ tới nhũng người thầy, cô của mình. Nhân dân ta có câu:

“Muốn sang thì bắc cầu kiều

“Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

Tôn vinh nghề dạy học và quý trọng thầy cô giáo là nghĩa cử cao đẹp của dân tộc ta và ngày 20 thang 11 không chỉ có ý nghĩa với thấy cô giáo mà cón có ý nghĩa với mỗ

Đó là ngày ghi nhận công lao, đề cao vị trí xã hội và khuyến khích các thầy cô giáo hăng say hơn, nhiệt tình để “ươm mầm những mầm non tương lai của đất nước” . Đó là ngày để các thầy cô cảm thấy tự hào về nghề cao quý.

Đối với các thế hệ học sinh chúng em, đây là một ngày thật có ý nghĩa .”Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay đến trường “. Ngay ngày đầu tiên em như bước vào ngưỡng cửa mới đầy mới lạ, đầy hấp dẫn nhưng cũng có cả những khó khăn, thử thách của sự học, em được cô dìu dắt, ân cần nâng đỡ, đầy yêu thương. Chính tình yêu đó đã xoa dịu nỗi sợ hãi của em trong những bỡ ngỡ buổi đầu và cũng làm em có ý thức hơn, có động lực hơn để cố gắng trong việc học tập sau này. Em được học “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, em biết yêu quý kiến thức của cô ví “Không thầy đố mày làm nên”. Em cũng biết rằng sự học là cách cửa mở ra tri thức, đóng lại sự mông muội của thời kì sơ khai, sự học đưa loài người đạt được những tiến bộ vượt bậc, sự học hướng em sống theo phần “người” xa dần phần “con” bản năng, sự học giúp em tự tin bước vào thế giới hội nhập.

Ngày hôm nay khi nghe bài “ Khi tóc thày bạc trắng”, em cũng thấm thía hơn những lời dạy của thâỳ cô. Thầy cô dạy em biết yêu quý hơn đất nước, yêu “ai hai sương một nắng để làm lên lúa vàng”, dạy em biết sống cần có một tấm lòng ,để gió cuốn những tấm lòng thơm thảo ấy đến những miền đất xa xôi, thắp lên hy vọng cho những mảnh đời bất hạnh. Em thấy rằng tóc thấy tóc cô cũng đã bạc thêm rồi, bạc vì những trăn trở làm sao để truyền đạt những kiến thức đến với chúng em.

Ngày hôm nay em xin cảm ơn thấy cô - những nhà giáo đứng trên bục giảng truyền cho lớp trẻ những bài học quý giá bằng cả kinh nghiệm và tình yêu thương của mình. Chúng em mong rằng thầy cô sẽ mãi vững tay chèo để chở những người tri thức trẻ đến bờ thành công.

4. Bài Cảm Nghĩ Làm Báo Tường 20-11 - Cảm tưởng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11

Trong không khí tưng bừng dào dạt niềm vui của ngày nhà giáo Việt Nam, là nhà giáo chúng tôi thực sự xúc động trước những nghĩa cử, những ân tình mà toàn xã hội đã và đang dành cho những người Thầy.

Với tinh thần "tôn sư trọng đạo" ngàn đời của đân tộc ta, các tầng lớp nhân dân đã mang đến cho chúng tôi những xúc cảm vô bờ. Đó là những tình cảm quý báu ràng buộc chúng tôi, là lý tưởng để cho chúng tôi cống hiến toàn bộ chi thức của mình cho sự nghiệp giáo dục.

Vẫn biết rằng nghề giáo ngày nay còn rất nhiều khó khăn, người thầy giáo không chỉ có lòng yêu nghề, mến trẻ mà còn phải sống có lý tưởng và bản lĩnh mới có thể vững vàng bám trụ trường, lớp, nhưng trước niềm tin mà quý thầy cô đi trước giao cho chúng tôi - những người đang tiếp tục ươm mầm cho sự nghiệp "trồng người" tại mái trường Lương Ngọc Quyên anh hùng, chúng tôi xin hứa sẽ không phụ lòng kỳ vọng ấy.

Truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của nhân dân ta từ xưa và mãi sau này chắc chắn sẽ không thay đổi nhưng những yêu cầu của xã hội ngày nay đối với nhà giáo cả về phẩm chất và năng lực đã tăng lên rất nhiều. Điều đó đòi hỏi nhà giáo vừa phải giữ được những phẩm chất truyền thống tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý này lại vừa phải đáp ứng nhu cầu ngày cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.

Với tầm cao của nền kinh tế tri thức, mọi hành vi thái độ, lời noi việc làm của nhà giáo đều là tấm gương phản ánh nhiều chiều nhưng không ai khác hơn chính nhà giáo phải tự soi mình. Ai cũng đã biết là thước thì phải thẳng đã là cân thì phải chính xác, nhưng muốn "thẳng" hay "chính xác" đều phụ thuộc ở người cầm. Tuy là việc khó nhưng không thể buông lơi bởi lẽ trau dồi và nâng cao phẩm chất năng lực là yêu cầu tự thân của mỗi nhà giáo, những giáo viên dù đã nghỉ hưu hay đang còn đang đứng trên bục giảng phải luôn tâm niệm. Chính điều đó đã sẽ cụ thể hóa cho một phong trào được toàn ngành phát động và được xã hội nhiệt liệt hưởng ứng đó là phong trào "Nói không với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục".

Trong bất kỳ xã hội nào vị trí của người thầy cũng luôn được đề cao. Với nước ta hiện nay, khi mà khoảng 1/4 dân số đi học và có hơn 1 triệu nhà giáo thì những hoạt động của giáo dục luôn trở thành tâm điểm của toàn xã hội. Bởi vậy thật không vui ở đâu đó còn xuất hiện những câu chuyện buồn về sự xuống cấp của đạo đức nhà giáo hay những hành vi làm tổn thương nghiêm trọng truyền thống "tôn sư trọng đạo". Những hiện tượng đó chỉ là cá biệt trong số hơn 1 triệu nhà giáo ngày đêm trau dồi kiến thức kinh nghiệm của bản thân để truyền lửa cho thế hệ mai sau những nhà giáo dám dấn thân cho sự nghiệp trồng người.

Mỗi năm khi sắp đến 20 tháng 11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, đó là những cảm xúc mong nhớ, tiếc nuối về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi xa. Ngày 20 tháng 11 không chỉ là ngày để học trò có thể bày tỏ được tình cảm với thầy cô mà đây là dịp thầy trò được gần gũi nhau hơn. Những tình cảm chân thành của học trò luôn là món quà có ý nghĩa nhất đối với chúng tôi. Có những em học sinh dù chúng tôi không còn dạy nữa nhưng vẫn luôn nhớ về thầy cô giáo cũ. Nhiều học sinh đi học nơi khác vẫn tìm tới các thầy cô giáo để chúc mừng, thăm hỏi nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Những tình cảm đặc biệt này làm cho chúng tôi thực sự xúc động, thấy mình ấm lòng hơn những ánh mắt trong sáng, những câu nói vô tư hay sự lo lắng, quan tâm của các em học trò làm cho chúng tôi quên đi mệt mỏi của công việc, lo toan trong cuộc sống hàng ngày.

Thật hạnh phúc khi được là người được đưa đò qua sông rồi thấy học trò của mình học giỏi trưởng thành. Nhân ngày này chúng tôi rất muốn nhắn nhủ đến các học trò thân yêu của mình rằng: "Người thầy không thể nào dạy tốt được khi không có sự hỗ trợ hợp tác tốt từ phía học sinh, chính các em là nguồn cảm hứng là động lực đến trường và thực hiện công tác của người thầy". Nhân dịp này chúng tôi gửi lời cảm ơn tới các em bởi sự động viên, quan tâm tới các thầy cô. Chính các em là nguôn sức mạnh để chúng tôi dành trọn tâm huyết với nghề. Bởi chính nghề này đã đem đến cho chúng tôi thật nhiều nụ cười và ánh mắt hồn nhiên không dễ gì tìm thấy ở một nghề nào khác.

5. Bài Cảm Nghĩ Làm Báo Tường 20-11 - Mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Mỗi dịp chào đón ngày 20/11, các thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục đều cảm thấy vinh dự và tự hào hơn với truyền thống của ngành. Càng vinh dự và tự hào, chúng ta càng ý thức được trách nhiệm lớn lao mà ngành Giáo dục phải phấn đấu để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mỗi giáo viên cần phải “yêu người bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu”. Mỗi thầy cô giáo của ngành GD&ĐT hãy luôn cố gắng rèn luyện để trở thành “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo” được nhân dân kính trọng, để các em nhớ mãi mái trường xưa: “Nhuộm tóc thầy trắng, bụi phấn tháng năm, Cho các em sáng mãi tuổi trăng rằm, Dệt mơ ước giữa trời cao gió lộng, Mưa nắng lòng người, bon chen cuộc sống, Nhớ về thầy, em nhớ mái trường xưa.

Hàng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 các thầy cô giáo lại thấy vinh dự và tự hào khi được các thế hệ học trò của mình thăm hỏi, chúc mừng với tất cả tấm lòng thành kính tri ân. Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 đã trở thành một mỹ tục, không phải đơn thuần chỉ là ngày Lễ của một ngành nghề mà trở thành một Lễ hội của thời đại mới hòa vào hệ thống Lễ hội cổ truyền của nhân dân ta, thể hiện tính nhân văn sâu sắc và thực sự nâng cao vị trí, vai trò, trách nhiệm của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống hiếu học và “Tôn sư trọng đạo”, như điều cổ nhân đã dạy “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy” - đó là đạo lý, là triết lý sống của dân tộc Việt Nam, đã được kiểm chứng qua bao thế hệ con người. Trong lịch sử Việt Nam đã có nhiều Nhà giáo nổi tiếng đức độ, từ tốn, tài giỏi tên tuổi được lưu truyền mãi mãi như Chu Văn An, Nguyễn Trãi; Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Lê Quý Đôn, Nguyễn Lân; Tạ Quang Bửu; Nguyễn Tất Thành..

“Nhào nặng tâm hồn há chuyện chơi,

Đâu như gỗ sắc hỏng thì thôi,

Tâm hồn mà hỏng, con người hỏng

Người hỏng thi hư cả một đời”

Người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền dạy tri thức và giáo dục nhân cách cho học sinh; được coi như người cha, người mẹ thứ hai của học trò. Không ai có thể phủ nhận công lao dạy dỗ của người Thầy, không ai có thể khẳng định mình giỏi giang, mình hiểu biết mà không cần đến sự dạy dỗ của người Thầy. Thầy chính là người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho học trò và nhờ những kiến thức ấy, cùng với tinh thần hiếu học, cần cù, thông minh người học trò mới có được danh phận của mình trong các cuộc thi. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.Người cũng đã dạy chúng ta “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, Vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.

Thực hiện lời dạy của Bác, Giáo dục và Đào tạo đã được Đảng ta khẳng định là quốc sách hàng đầu. Đại hội lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ là phải “xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng”, là khâu then chốt, là tiền đề trong đổi mới GD&ĐT. Ngày nay, khi xã hội phát triển, vai trò và nhiệm vụ của người thầy lại càng quan trọng hơn, bởi họ có trọng trách tạo nên đội ngũ học sinh có tri thức, đủ sức gánh vác sự nghiệp xây dựng đất nước. Ngành giáo dục nước nhà trong suốt mấy chục năm qua đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đã đào tạo và cung cấp hàng triệu học sinh có kiến thức để học tiếp lên cao, học nghề hoặc mang kiến thức phổ thông vận dụng vào cuộc sống lao động sản xuất… Nhiều học sinh đã trở thành cán bộ tốt phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân.Đạt được những thành tựu đó là nhờ có sự lãnh đạo sát sao và toàn diện của các cấp ủy đảng và chính quyền khắp các địa phương trong cả nước, sự nỗ lực phấn đấu của tất cả các thế hệ cán bộ, nhà giáo, nhân viên của ngành giáo dục, trong đó đội ngũ các thầy cô giáo có vai trò quan trọng.Thế hệ các thầy cô giáo của ngành giáo dục trước đây, hiện tại và mai sau mãi mãi là những tấm gương sáng vượt qua mọi khó khăn, đưa ngành GD từng bước phát triển vững chắc và đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển quê hương, đất nước. Mỗi dịp chào đón ngày 20/11, các thầy cô giáo và những người làm công tác giáo dục đều cảm thấy vinh dự và tự hào hơn với truyền thống của ngành. Càng vinh dự và tự hào, chúng ta càng ý thức được trách nhiệm lớn lao mà ngành Giáo dục phải phấn đấu để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.Mỗi giáo viên cần phải “yêu người bao nhiêu, ta càng yêu nghề bấy nhiêu”. Mỗi thầy cô giáo của ngành GD&ĐT hãy luôn cố gắng rèn luyện để trở thành “Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo” được nhân dân kính trọng, để các em nhớ mãi mái trường xưa:

“Nhuộm tóc thầy trắng, bụi phấn tháng năm,

Cho các em sáng mãi tuổi trăng rằm,

Dệt mơ ước giữa trời cao gió lộng,

Mưa nắng lòng người, bon chen cuộc sống,

Nhớ về thầy, em nhớ mái trường xưa”

6. Bài cảm nghĩ về thầy cô 20-11

Mỗi năm, cứ đến tháng 11, chúng em lại náo nức chờ đón ngày 20. Ngày mà tất cả học sinh chúng em được dịp bày tỏ lòng mình với các thầy cô giáo, người đã có công dìu dắt , dạy bảo chúng em nên người.

Từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường, chúng em được thầy cô dạy dỗ. Những bài học đạo đức, những con chữ, con số dần dần hiện ra và để lại trong tâm trí non nớt của chúng em với biết bao hy vọng, mơ ước.

Năm tháng qua đi, mới ngày nào bước chân vào mái trường Tiểu học ....., hôm nay đã là học sinh cuối cấp. Với chúng em, sự biết ơn và kính trọng các thầy, các cô là vô bờ bến.

Thầy cô đã chắp cho chúng em đôi cánh, cho chúng em bay cao, bay xa. Cung cấp cho chúng em hành trang kiến thức để vững bước tiếp theo trên con đường phía trước và cuộc sống sau này.

Những ngày này, những ngày của tháng 11, chúng em muốn dành tặng thầy cô những bông hoa tươi thắm nhất, đó là những gương sáng về học tập, rèn luyện, những gương sáng về chăm chỉ, đoàn kết, lễ phép…

Rồi thời gian qua đi, chúng em sẽ phải chia xa mái trường Tiểu học Ninh Vân để bước tiếp chặng đường mới, nhưng chúng em luôn ghi nhớ mãi những kỉ niệm tốt đẹp về mái trường, về thầy cô. Chúng em xin hứa sẽ luôn biết vâng lời, cố gắng học tốt, rèn luyện chăm để dâng tặng thầy cô, thể hiện lòng biết ơn, công lao dạy dỗ của các thầy cô đối với chúng em.

Trên đây là tổng hợp các cảm nghĩ làm báo tường 20-11 được TimDapAnsưu tầm và lựa chọn hay nhất, hy vọng thông qua các bài mẫu các em sẽ lựa chọn được một bài cảm nghĩ làm báo tường 20/11 phù hợp hoặc cũng có thể có thêm nhiều gợi ý hay ý tưởng hay để có được một bài cảm nghĩ xuất sắc nhất. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm tổng hợp mẫu báo tường 20/11 đẹp nhất, hay các câu truyện cười hay và độc đáo cho báo tường 20/11 để giúp báo tường lớp mình được hoàn thiện hơn nhé.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!