Cách vẽ chân dung người
Cách vẽ chân dung người
Vẽ chân dung người chưa bao giờ là dễ, để vẽ được chân dung bạn phải nắm được kỹ thuật vẽ chân dung và các bước vẽ chân dung cơ bản. Trong bài viết này TimDapAnxin được gửi đến các bạn đọc một số hướng dẫn vẽ chân dung căn bản để các bạn tham khảo. Chúc các bạn sớm có một bức chân dung ưng ý.
Kỹ tuật vẽ chân dung căn bản
Tỷ lệ cơ bản của đầu và mặt
- Từ cằm đến chân mũi = chân mũi đến ngang lông mày
- Chân mũi đến ngang lông mày = ngang lông mày đến chân tóc, 1/2 còn lại là tóc.
Chi tiết các bộ phận:
Mắt có các bộ phận cơ bản là:
- Lòng đen: phần chính của mắt, thể hiện cái hồn của nhân vật. Nó có dạng hình tròn, có màu đa dạng: đen và nâu ở người da vàng và da đen, xanh, xám, nâu ở người da trắng (thực ra người da vàng cũng ít người mắt đen vì đây là gien lặn). Những người bạch tạng có lòng đen màu đỏ máu. Người mù hoặc người già suy giảm thị lực có mắt màu xanh lam đục.
- Lòng trắng: kích thước của lòng đen so với lòng trắng cũng thể hiện hồn nhân vật. Nhân vật có mắt nhiều lòng trắng tạo cảm giác ác, không lương thiện. Trẻ em có tỉ lệ lòng đen/lòng trắng to hơn so với người lớn. Lòng trắng thường có màu trắng đục (thường gặp), xanh da trời nhạt (ít gặp, tạo cảm giác mắt sâu và sáng), vàng nhạt (thường ở người có tuổi hay bị bệnh, tạo cảm giác không khỏe mạnh), xám nhạt (ở người già, tạo cảm giác không nhanh nhẹn; với nhân vật trẻ tuổi thì màu xám nhạt tạo cảm giác không lương thiện, không chính trực, mờ ám).
- Mí mắt: có mí trên và mí dưới. Người da vàng có thể có mắt một mí, hoặc mí lót (có mí trên nhưng nhỏ). Người lớn tuổi hay vất vả thường có mí dưới rõ hơn.
- Lông mi: ở người da vàng thường ngắn và không cong, trong khi ở người da đen thì dài và không cong, ở người da trắng là dài và cong. Đôi mắt có lông mi rậm sẽ tạo cảm giác có tình cảm, có chiều sâu (thường dùng cho con gái). Không nhất thiết là mắt nữ vẽ lông mi, mắt nam thì không.
Lông mày cũng là bộ phận quan trọng không kém trong việc thể hiện hồn của nhân vật. Đàn ông thường có lông mày rậm hơn, thể hiện sức mạnh và tính nóng nảy. Đàn ông lông mày nhạt thường tạo cảm giác không mạnh mẽ, thiếu quyết đoán. Ngược lại, nhân vật nữ lông mày rậm và dài tạo cảm giác nam tính, không dịu dàng, hiền thục. Lông mày xếch lên tạo cảm giác đanh đá, cứng đầu, và lông mày cụp xuống tạo cảm giác hiền lành, dễ gần, không hay tranh chấp.
Các bộ phận của mũi là:
- Sống mũi: đây là phần khác biệt nhất giữa người da vàng và người da trắng, da đen. Người da vàng thường có sống mũi tẹt và không nổi rõ trên khuôn mặt, còn người da trắng và da đen thì ngược lại. Mũi người da trắng và da đen thường có xương gồ mũi thô, làm mũi bị "gãy" rất rõ. Ở người da vàng, xương này thường nhỏ và có thể không lộ rõ trên sống mũi khi nhìn thẳng.
- Đỉnh mũi: Ở người da trắng, đỉnh mũi thường nhọn, ở người da vàng và da đen thường tròn (ở người da vàng cũng có thể tẹt). Một số người có mũi hếch (đỉnh mũi cao so với cánh mũi, lộ rõ lỗ mũi); một số có mũi khoằm (đỉnh mũi thấp so với cánh mũi, ít hoặc không lộ rõ lỗ mũi - thường là người da trắng).
- Cánh mũi: cánh mũi càng nhỏ thì càng đẹp. Không ít người thường không vẽ phần này. "Mũi dọc dừa" là mũi cao, thon, có cánh mũi nhỏ nhắn.
- Lỗ mũi: lỗ mũi càng nhỏ và ít lộ thì càng đẹp
Vẽ miệng: Trên thực tế thì miệng mỗi người một khác. Khi cười mỉm, thường nét miệng mất dần độ cong và mép nhếch lên. Khi cười nhăn răng, thường sẽ lộ ra cả hàm trên và dưới, cả môi trên và môi dưới sẽ mất dộ dày vốn có (vì bành sang hai bên). Khi cuời ha hả, nét miệng dần mất các chỗ gấp khúc, trở thanh đường cong liền nét.
Các bước vẽ chân dung
Bước 1:
- Trước mắt để vẽ được chân dung chúng ta cần phải thuộc tỉ lệ căn bản đã.
- Khi đã thuộc tỉ lệ căn bản, chúng ta đối chiếu tỉ lệ căn bản so sánh với tỉ lệ chân dung của người mẫu rồi sơ phác ra gương mặt của họ.
- Nên nhớ tỉ lệ chân dung căn bản hơi khác sau khi đối chiếu với chân dung của người mẫu bởi vì không phải chân dung nào cũng giống nhau. Chân dung của thanh thiếu niên nam nữ sẽ khác so với chân dung cao niên, đồng thời cũng khác nhiều so với chân dung nhi đồng.
- Sau khi phác ra chân dung người mẫu xong rồi, liên tục lùi ra xa để so sánh và vừa nhìn bức vẽ vừa nhìn mẫu để chỉnh sửa những gì còn thiếu sót, đồng thời lọc hình lại cho gọn gàng sạch sẽ hơn.
- Hình hài ổn rồi mới nên phân diện cho gương mặt, đọc và tham khảo những nhóm cơ và khối chính trên gương mặt để phân diện ra cho đúng cấu trúc. Có 1 vấn đề nữa mà tôi muốn nhắc các bạn là không nên chia quá nhiều diện nho nhỏ mà quên đi mất tổng thể vì gương mặt sẽ bị nát.
Bước 2:
- Chuốt chì nhọn để đan nét sáng tối lớn rõ ràng trên bài vẽ.
- Nên lên sắc độ đậm nhạt có độ tương phản rõ ràng. Những phần như tóc, lông mày, mắt, áo nên cho đậm hơn da người một chút.
- Tranh thủ vẽ không gian nền ngay từ ban đầu vì bài vẽ có không gian sẽ tăng thêm độ tương phản sẽ làm cho bài vẽ hoàn thiện hơn, đồng thời làm cho bức tranh nhìn thêm tình cảm.
- Để vẽ chân dung có hồn chúng ta nên tập trung công lực vào đôi mắt và những cử chỉ nho nhỏ đặc trưng của nhân vật nhiều 1 chút.
Bước 3:
- Tăng đậm diện tối của bức vẽ sao cho độ tương phản càng rõ càng tốt. Chỉ cần nhấn nhá độ đậm ở những vùng đỉnh khối sau đó buông mờ ra vùng không gian phía sau cũng đủ để bài vẽ trở nên chắc chắn về khối.
- Lưu ý nên chuốt chì nhọn để đan nét rõ ràng, không nên để chì quá cùn vì sẽ dễ bị bết bài vẽ.
- Tăng đậm tóc, tóc được vẽ theo quy luật khối cầu là đủ để thể hiện độ cong mềm mại.
- Diện tối của góc chính diện nhiều hay ít tùy thuộc vào hướng của nguồn sáng.
- Để tả khối và chiều sâu của diện sáng cho tốt chúng ta cần phải nắm vững về quy luật khối. Dùng chì nhạt độ tập trung đánh ở những vùng lõm của khối trước rồi mới đánh những vùng lồi ra sau.
Bước 4:
- Sử dụng chì 4b để nhấn đậm những chỗ đỉnh khối trên gương mặt, lông mày, tóc...
- Vẽ kĩ những phần trong tối như mắt, cánh mũi, môi, yết hầu mà bước 3 chưa thực hiện. Lưu ý giữ tương quan sáng tối đã thực hiện ngay từ bước 1 đến bước 4.
- Diện sáng của khối ta nên lên độ đậm vừa phải để đừng tranh chấp với diện tối, cũng như không để bài vẽ bị loạn sáng.