Cách uống rượu bia không say ngày Tết
Cách uống rượu bia lâu say ngày Tết
Trong dịp Tết nguyên đán bên những mâm cơm tất niên thì không thể tránh khỏi việc phải uống rượu bia. Trong bài viết này TimDapAnsẽ chia sẻ cho các bạn cách uống rượu bia lâu say để các bạn cùng tham khảo.
Mẹo uống rượu bia lâu say ngày Tết
Không được để bụng đói
Khi chuẩn bị vào cuộc vui, bạn nên ăn lót dạ trước ở nhà. Trong qúa trình nhậu cũng cố gắng tranh thủ ăn thêm mồi bởi nếu bạn uống bia rượu với một cái bụng trống rỗng thì lượng axit tăng cao trong dạ dày sẽ kết hợp với chất cồn trong bia rượu làm ta dễ say hơn và kèm theo đó là cảm giác nôn nao khó chịu.
Uống sữa và ăn chất béo trước bữa nhậu
Việc uống sữa hoặc ăn các loại chất béo như phô mai hay đồ ăn có nhiều dầu mỡ trước khi uống bia rượu sẽ giúp tạo ra một lớp màng mỏng trên bề mặt ruột non làm giảm quá trình hấp thụ chất cồn vào máu, giúp bạn lâu say hơn.
Bổ sung vitamin B
Đồ uống có cồn sẽ phá hủy một lượng lớn vitamin B có trong cơ thể của bạn. Đó cũng là nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Vì vậy việc liên tục bổ sung vitamin B cho cơ thể trước và trong cuộc nhậu sẽ giúp bạn giữ được sự tỉnh táo và thoải mái lâu hơn một cách đáng kể. Các nguồn cung cấp vitamin B có thể là viên uống tổng hợp hoặc các loại thực phẩm như sữa, hạnh nhân, đậu phộng, súp lơ xanh, những loại rau có màu xanh đậm và đặc biệt là gan lợn(loại thực phẩm giàu vitamin B nhất).
Uống một ngụm lớn thay cho nhiều ngụm nhỏ
Nếu bạn tự tin vào tửu lượng của mình, hãy thử rót một chai bia vào chén dùng để uống rượu và thử xem bạn có thể uống hết bao nhiêu chai theo phương pháp này. Xin cam đoan rằng, kết quả sẽ thấp một cách đáng kể so với khả năng thường ngày của bạn.
Nguyên nhân là do việc chia nhỏ ra và uống nhiều lần như vậy sẽ khiến chất cồn nhanh bị hấp thụ vào cơ thể hơn khiến ta nhanh say hơn. Chính vì thế, nếu bắt buộc phải uống đến một mức nào đó(50%, 100%) hãy có gắng hoàn thành trong một lần uống thay vì hớp nhiều ngụm nhỏ liên tục.
Ăn bánh mì
Trong quá trình uống rượu bia, hãy ăn kèm thêm một vài miếng bánh mì hoặc bánh quy bởi nó sẽ thấm hút một phần chất cồn giúp ta lâu bị “ngấm” hơn. Tuy nhiên mặt trái của phương pháp này là sẽ khiến bạn bị say nguội bởi sau cuộc vui, chất cồn còn lại sẽ thẩm thấu vào cơ thể.
Không uống rượu bia kèm nước ngọt
Nhiều người thường có thói quen pha loãng rượu bia với các loại nước ngọt hoặc uống kèm với chúng vì nghĩ biện pháp này sẽ làm giảm độ cồn của rượu bia. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Nguyên nhân là do khí gas (CO2) vốn được các nhà sản xuất bơm vào trong nước ngọt sẽ có tác dụng đẩy nhanh sự hấp thụ của niêm mạc ruột với chất cồn khiến ta thậm chí còn nhanh say hơn bình thường.
Nói chuyện nhiều trong cuộc nhậu
Khi đã vào cuộc vui, chúng ta không nên ngồi im một cách bị động mà hãy nhiệt tình chuyện trò. Điều này vừa khuấy động không khí, vừa khiến chúng ta vận động đầu óc, giữ được sự tỉnh táo lâu hơn lại còn có tác dụng đẩy bớt một phần chất cồn bay hơi ra bên ngoài.
Uống nhiều nước
Khi uống rượu bia, lượng cồn xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng khử nước, thêm vào đó, các yếu tố chống khử nước trong cơ thể sẽ không còn hoạt động do bị lượng cồn vô hiệu hoá. Điều này dẫn đến tình trạng chóng mặt và đau đầu thường gặp. Vì vậy trong bữa nhậu, hãy chuẩn bị sẵn nước lọc bên cạnh mình để uống kèm sau mỗi lần nâng cốc.
Việc uống nhiều bia rượu là việc khó tránh trong dịp Tết âm lịch, nếu như bạn có lỡ uống nhiều thì nên tham khảo thêm cách giải độc rượu bia để hạn chế mệt mỏi cho cơ thể. Tuy nhiên việc uống rượu bia ngày Tết sẽ gây nguy hiểm khi tham gia giao thông nên các bạn hãy cân nhắc việc sử dụng bia rượu nếu có việc phải ra ngoài. Mời các bạn tham khảo mức phạt các lỗi vi phạm giao thông đường bộ mới nhất theo Luật giao thông đường bộ.