Cách sắm lễ đi chùa ngày rằm tháng 7

Bùi Thế Hiển
Admin 28 Tháng sáu, 2017

Cách sắm lễ đi chùa ngày rằm tháng 7

Việc sắm lễ đi chùa đầy đủ để cúng Rằm tháng 7 rất quan trọng sẽ giúp đem lại may mắn, bình an cho bạn và gia đình. Sau đây mời các bạn cùng tham khảo những lễ vật cần sẵm khi đi chùa cúng Rằm tháng 7 gồm những gì nhé.

Theo tín ngưỡng từ xưa, cứ đến ngày mồng Một, ngày Rằm hay những ngày lễ tết quan trọng khác trong năm thì người Việt thường đến chùa để lễ phật, thành tâm cầu khấn, cầu mong bình an, may mắn và sức khỏe đến cho gia đình. Ngoài hương hoa, người Việt cũng có thói quen sắm lễ đi chùa là các đồ ăn chay để dâng lên nhà chùa, coi như chút lòng thành của mình.

Nếu như ngày thường, việc sắm lễ đi chùa đã khá được coi trọng thì trong ngày Rằm tháng 7, việc sắm sửa càng cần phải cẩn trọng hơn.

Sắm lễ đi chùa ngày rằm tháng 7

1. Cách sắm lễ đi chùa cúng Rằm tháng 7

Có một lưu ý bạn cần ghi nhớ đó là khi đến dâng hương, cầu khấn tại các chùa thì chỉ nên sắm lễ chay, bao gồm: Hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè...

  • Hoa tươi lễ Phật thường là hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa ngâu, hoa huệ, hoa cúc, hoa hồng... tuyệt đối không dùng các loại hoa dại, hoa có xuất xứ từ nước ngoài, các loại hoa lai tạp khác.
  • Khi sắm sửa lễ đi chùa, bạn có thể chọn các loại quả chín như chuối, nho, táo, lê, hồng, đu đủ, hồng xiêm, bưởi...
  • Hương, nhang trong lễ vật là để dâng lên chùa, nếu muốn thắp hương thì bạn nên thực hiện tại đỉnh ngoài, hạn chế thắp hương trong chùa vì có thể làm ảnh hưởng tới các vị Thần, Phật trong chùa.
  • Các lễ vật như oản, xôi, chè... bạn có thể làm sẵn từ ở nhà hoặc mua tại khu vực gần cổng chùa có bán sẵn.

Việc sắm sửa các lễ mặn như thịt lợn, gà, giò, chả... chỉ được chấp nhận trong khu vực chùa có thờ Thánh, Mẫu và bạn cũng chỉ được dâng lễ vật mặn ở những nơi này mà thôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt tại ban thờ hoặc đinệ thờ Đức Ông (đây chính là người cai quản các công việc của nhà chùa).

Việc dâng lễ mặn ở các khu vực chính điện (thờ Phật) là không được phép. Trên hương án của chính điện chỉ được đặt lễ chay tịnh.

Sắm lễ đi chùa ngày rằm tháng 7

2. Một vài lưu ý khi sắm lễ đi chùa

Bạn không nên sắm sửa tiền âm phủ hay vàng mã để lễ Phật tại chùa. Nếu muốn thì chỉ đặt ở bàn thờ của Thánh Mẫu, Đức Ông hay Thần Linh mà thôi.

Tại các ban thờ Phật, Bồ Tát thì cũng kiêng đặt tiền âm phủ, vàng giả, thậm chí cả tiền thật cũng không được đặt lên. Tốt nhất, bạn nên bỏ tiền vào các hòm công đức trong chùa, vừa không phạm đến Thánh Thần mà vừa thiết thực, ý nghĩa. Không nhất thiết phải lấy giấy chứng nhận công đức, nếu có lấy thì hãy hóa vàng giấy này thay vì đặt lên bàn thờ để báo công.

Không đặt rượu, bia hay thuốc lá tại ban thờ Phật mà chỉ có thể đặt trên ban thờ Thánh.

3. Lộc chùa xử lý thế nào?

Lộc chùa có thể lấy bánh kẹo, hoa quả, bao diêm, bật lửa về để thụ lộc nhưng tuyệt đối không đặt lại lên bàn thờ nhà mình bởi đồ đã cúng rồi thì không thể cúng lại được nữa. Ngoài ra, nhiều đồ mang từ chùa về thường có nhiều trường khí âm, rất hỗn loạn, rất ảnh hưởng đến thần linh và gia tiên tại nhà.

4. Sắm lễ vật cầu siêu Rằm tháng 7

Cứ đến Rằm tháng 7, nhiều người lại sắm sửa lễ vật để cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất trong gia đình. Thậm chí, nhiều người cũng cầu siêu cho các cô hồn lang thang ở ngoài. Một số điều cần lưu ý khi sắm lễ cầu siêu như sau:

- Khi sắm lễ, bạn nên chuẩn bị thêm các đồ hàng mã được chế tác thành các đồ dùng hàng ngày như giày dép, quần áo, mũ nón, xe cộ... thậm chí là nhà cửa, tivi... để hóa vàng, gửi tới các cô hồn. Tuyệt đối không sắm hình nhân thế mạng vì khá độc.

- Bên cạnh đó, bạn còn nên chuẩn bị thêm lễ vật để cúng chúng sinh, bao gồm: bánh đa, bánh đúc, cháo lá đa, khoai... Các lễ vật này được đặt lên bàn thờ Đức Thánh, tuyệt đối không đặt lên chính điện hay các ban thờ khác.

Nếu bán khoán hay làm lễ cầu siêu thì bạn nên hỏi chỉ dẫn của Tăng trụ tại chùa cho cẩn thận.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!