Cách ghi sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật

Bùi Thế Hiển
Admin 26 Tháng năm, 2022

Hướng dẫn ghi sổ theo dõi học sinh khuyết tật

Hướng dẫn đánh giá học sinh khuyết tật được Bộ GD&ĐT ban hành theo sổ ghi theo dõi học sinh khuyết tập. Cách ghi sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật học sinh mầm non, tiểu học, thcs, thpt như thế nào? Mời các bạn tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Cách đánh giá học sinh khuyết tật

Nguyên tắc đánh giá:

Đánh giá học sinh khuyết tật học hòa nhập theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh.

Nhà trường, giáo viên căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân của từng học sinh; dựa vào khả năng đáp ứng các phương tiện hỗ trợ đặc thù, mức độ và loại khuyết tật để đánh giá theo cách phân loại sau:

- Học sinh khuyết tật có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá, xếp loại dựa theo các tiêu chí như học sinh bình thường nhưng có giảm nhẹ các yêu cầu, được phép điều chỉnh về nội dung, phương pháp cho phù hợp với đối tượng học sinh theo tinh thần đã được tập huấn về “Công tác giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật bậc Tiểu học” năm học 20... - 20... của Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày .../.../20....

- Học sinh khuyết tật không đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục chung được đánh giá dựa trên sự tiến bộ của học sinh (theo tiêu chí: tiến bộ rõ rệt - tiến bộ - không tiến bộ) và không xếp loại đối tượng này.

- Đánh giá kết quả học tập của học sinh khuyết tật học hòa nhập chú trọng đến sự tiến bộ trong việc rèn luyện các kỹ năng: kỹ năng xã hội, kỹ năng nhận thức, kỹ năng cá nhân…, khả năng hòa nhập đối với từng đối tượng cụ thể. Kết quả đánh giá không tính vào kết quả học tập chung của lớp nhưng được ghi nhận thành tích cho giáo viên bằng sự tiến bộ của học sinh.

Hướng dẫn điền thông tin vào Sổ theo dõi sự tiến bộ của học sinh khuyết tật

Trang 1

- Điền đầy đủ thông tin của các dấu ………………. ...............................

- Dán ảnh của học sinh theo đúng kích cỡ, ảnh chụp cả người.

- Ghi đầy đủ các thông tin về HS và gia đình. Đối với phần Khuyết tật chính của HS thì ghi dạng khuyết tật chủ yếu theo phân dạng tật được qui định trong Luật người khuyết tật (Luật 51/2010/QH12)

Trang 2

- Năm học, lớp học, GVCN: Ghi năm hiện tại, kí hiệu lớp học và tên GVCN của HS đang học.

- Những đặc điểm của HS:

Các thông tin lấy từ Phiếu tìm hiểu nhu cầu và năng lực hoặc Phiếu đánh giá tình trạng ban đầucủa HS.

Yêu cầu ghi càng chi tiết càng tốt.

Trang 3

- Mục tiêu năm học:

  1. Kiến thức:

- Ghi mục tiêu kiến thức mà HS có thể đạt được sau một năm học.

- Cần bám sát mục tiêu của các môn học, tập trung vào 2 môn cơ bản ở Tiểu học, đồng thời với những môn mà HS thích và có khả năng học tập, điều chỉnh cho phù hợp với khả năng nhận thức của HS.

  1. Kỹ năng:

- Ghi mục tiêu về kỹ năng mà HS có thể đạt được sau một năm học như: kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, hành vi ứng xử, chấp hành nề nếp, nội quy học tập của trường, lớp…

  1. Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng:

- Đối với HS khuyết tật cần có sự chăm sóc đặc biệt về sức khỏe và phục hồi chức năng thì cần có mục tiêu này.

- Nếu HS không có nhu cầu về mục tiêu này thì không cần ghi.

- Ý kiến của các thành viên tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân: Bao gồm các ý kiến của gia đình HS, GVCN, ban Giám hiệu nhà trường và cán bộ y tế địa phương (nếu có).

Trang 4

Ghi đầy đủ như ở trang 3

Trang 5

- Cột nội dung: Ghi đầy đủ như ở trang 3 hoặc 4

- Cột biện pháp thực hiện: Ghi những nội dung, biện pháp chủ yếu mà giáo viên, nhà trường, các tổ chức trong và ngoài nhà trường dự định thực hiện để đạt được các mục tiêu mà nhà trường đề ra.

- Cột người thực hiện: Cần chi rõ ai là người thực hiện chính, ai là người phối hợp thực hiện. Người thực hiện chính chỉ có 1 nhưng người phối hợp có thể nhiều người, nhiều tổ chức đoàn thể (kể cả việc phối hợp với gia đình HS).

* Lưu ý: Chỉ ghi thông tin của từng tháng, sau khi đánh giá kết quả thực hiện xong tháng đó rồi mới tiếp tục ghi nội dung thực hiện cho tháng sau để có những điều chỉnh kịp thời.

Trang 6

Nhận xét chung giữa học kỳ I về sự tiến bộ của HS:

  1. Những tiến bộ: Ghi những tiến bộ về kiến thức, kỹ năng và sức khỏe, phục hồi chức năng.
  2. Những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung và phương hướng thực hiện:

- Nội dung:

Nếu trong quá trình thực hiện thấy không phù hợp về nội dung, kiến thức, kỹ năng, phục hồi chức năng đối với HS thì phải điều chỉnh. Từ đó có những điều chỉnh trong mục tiêu, nội dung giáo dục cho HS.

- Phương pháp và điều kiện, phương tiện, hình thức tổ chức:

Ghi các phương pháp cần thay đổi, cần áp dụng phương pháp dạy học trong thời gian sắp tới, những đồ dùng, phương tiện và hình thức tổ chức để HS có thể tham gia vào hoạt động học tập được tốt hơn.

Trang 7

Ghi tương tự như trang 5

Ghi thêm các ý kiến đồng ý hay các ý kiến khác của Ban Giám hiệu nhà trường.

Trang 8

Ghi tương tự như trang 6

Trang 9 đến hết trang 15

Ghi tương tự như từ trang 4 đến trang 8

Trang 16

Ghi/đính kèm toàn bộ các biên bản bàn giao khi kết thúc năm học hay tùy theo hình thức mà HS cần: - Lên lớp

- Chuyển cấp

- Chuyển trường

- Chuyển sinh hoạt hè, chuyển hoạt động

* Lưu ý: Hồ sơ này dành cho cả năm học. Các trường có thể lập tiếp kế hoạch các năm học tiếp theo cho HS để tạo thành một bộ Sổ theo dõi sự tiến bộ của HS và đình kèm các giấy tờ khác (Giấy chứng nhận sức khỏe; Các bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; Giấy Chứng nhận học nghề....) để lưu vào Hồ sơ của từng học sinh trong thời gian học tập tại trường.

Trên đây Tìm Đáp Án vừa gửi tới bạn đọc bài viết Cách ghi sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã biết được cách ghi sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật rồi đúng không ạ? Bài viết đã cho chúng ta thấy được cách ghi sổ, nguyên tắc đánh giá... Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu bổ ích. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục biểu mẫu.


Tài liệu mới nhất