Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết nữ

Bùi Thế Hiển
Admin 12 Tháng hai, 2018

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm nội tiết nữ

Xét nghiệm nội tiết tố là một trong những xét nghiệm rất cần thiết, giúp kiểm tra được toàn bộ hoạt động của buồng trứng cũng như chức năng làm việc noãn. Vậy xét nghiệm nội tiết gồm những gì, ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm nội tiết nữ ra sao?

1. Bộ xét nghiệm nội tiết tố nữ gồm:

  • FSH
  • LH
  • Testosterone
  • E2
  • Prolactin
  • Progesterone
  • AMH

Xét nghiệm FSH: FSH là hormone chịu trách nhiệm chính cho việc kích thích sản xuất trứng. Nếu nồng độ FSH cao thì khả năng dự trữ buồng trứng thấp, nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) .

Xét nghiệm LH : Đây là một trong những nội tiết tố quan trọng nhất cho quá trình sinh sản. Nồng độ LH có thể can thiệp vào quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt, gia tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang dẫn đến vô sinh.

Xét nghiệm prolactin: Hormone này ức chế hormone sinh sản, cụ thể là hormone kích thích nang (FSH) và hormone bài tiết gonadotropin (GnRH). Các hormone này cần để kích hoạt sự rụng trứng, cho phép trứng phát triển và trưởng thành. Nếu hàm lượng prolactin cao sẽ ảnh hưởng đến rụng trứng và rất dễ gây ra vô sinh.

Xét nghiệm E2 hoặc estradiol: Đây là hormon sinh dục nữ quan trọng được sản xuất trong buồng trứng. Các nang trứng trong buồng trứng tiết ra estrogen kích hoạt các chu kỳ sinh sản.

Xét nghiệm Testosterone: Testosterone huyết thanh tăng giúp thêm cho chuẩn đoán PCOS (hội chứng buồng trứng đa nang), nhất là khi nồng độ rất cao nằm trong ngưỡng của nam giới. Xét nghiệm testosterone cũng giúp phát hiện 1 dạng u hiếm gặp của buồng trứng hay vỏ thượng thận làm tăng tiết androgen.

Xét nghiệm Progesterone: Xét nghiệm này giúp xác định có phóng noãn hay không dù là phóng noãn tự nhiên hay dùng thuốc.

Xét nghiệm AMH: Là xét nghiệm chính xác nhất để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Xét nghiệm mới này đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, đặc biệt là trước khi thực hiện kích thích buồng trứng và thụ tinh trong ống nghiệm.

2. Những trường hợp nên xét nghiệm nội tiết tố nữ

– Phụ nữ vô kinh nguyên phát (tức là chưa khi nào có kinh nguyệt) và vô kinh thứ phát (đã từng có nhưng vì một số nguyên nhân mà vòng kinh thưa, nhiều tháng liền mới có hoặc không thấy có).

– Phụ nữ trên 35 tuổi

– Phụ nữ có chu kỳ kinh không đều hay chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày

– Phụ nữ thụ tinh trong ống nghiệm

3. Cách đọc kết quả xét nghiệm nội tiết

Giới hạn bình thường trong giai đoạn nang trứng như sau:

FSH: 1,4–9,6 IU/L;

LH: 0,8–26 IU/L;

Estradiol: 70–220 pmol/L hay 20–60 pg/mL.

AMH: 2 - 6,8 ng/ml.

Nếu kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ có được như trên chứng tỏ chị em hoàn toàn bình thường và có thể yên tâm tận hưởng hạnh phúc và khả năng làm mẹ của mình.

Đối với xét nghiệm buồng trứng đa nang

Lúc này cách tiến hành hơi khác một chút so với việc chuẩn đoán bệnh lý ở trên. Số lượng các chỉ số xét nghiệm nội tiết tố nữ cũng tăng lên thì mới có thể xác định được tình trạng cụ thể của bệnh tình.

- FSH dao động trong khoảng từ 3.5 đến 12.5 mIU/mL

- LH là 2,4 đến 12,6 mIU/mL

- Prolactin bình thường từ 127 đến 627 uU/mL

- E2 từ 46 đến 607 pmol/L

- Progesteron khoảng từ 0.67 đến 4.7 nmol/L

Ngoài ra còn rất nhiều cách thực hiện khác như:

- Siêu âm buồng trứng: kiểm tra hai bên buồng trứng, các nang trứng phát triển như thế nào, mô đệm có đủ dầy và sáng hay không.

Một số kết quả khi xét nghiệm nội tiết tố nữ để giúp chị em có cái nhìn tổng quan về tình trạng sức khỏe của mình để nhanh chóng có những phương án áp dụng để điều chữa phù hợp.

4. Xét nghiệm nội tiết tố nữ có cần nhịn ăn không?

Thông thường, trước khi làm các xét nghiệm, bệnh nhân thường được khuyên là nhịn ăn sáng. Tuy nhiên, với xét nghiệm nội tiết tố nữ, bệnh nhân không nhất thiết phải nhịn ăn sáng.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ cũng có đặc thù riêng là không phải ngày nào cũng có thể làm xét nghiệm được mà phải theo đúng ngày của chu kỳ hàng tháng.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu và Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm máu để hiểu rõ các chỉ số có trong tờ kết quả mà bác sĩ đưa ra.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!