Báo cáo sơ kết công tác pháp chế năm 2017

Bùi Thế Hiển
Admin 23 Tháng mười một, 2017

Báo cáo công tác pháp chế năm 2017

Báo cáo sơ kết công tác pháp chế năm 2017, sơ kết học kì 1 tại các trường tiểu học, THCS, THPT được Tìm Đáp Án sưu tầm và đăng tải trong bài viết này. Báo cáo công tác pháp chế đưa ra những khó khăn, thuận lợi khi triển khai pháp chế và những thành tựu, kết quả đạt được.

Báo cáo Tổng kết công tác pháp chế năm 2017

PHÒNG GD-ĐT ......................

TRƯỜNG ...................................

Số: /BC-THCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............., ngày ... tháng ... năm 20...

BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC PHÁP CHẾ HỌC KỲ 1 (NĂM HỌC 2017-2018)

-Căn cứ kế hoạch số .................................................

-Thực hiện theo Kế hoạch số ....................................

-Căn cứ tình hình và điều kiện thực tế của Trường ...................................., đơn vị đã triển khai thực hiện công tác pháp chế năm 2017 và đạt được những kết quả như sau:

I. Công tác triển khai:

1. Thuận lợi:

-Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD & Đào Tạo Long An , của Phòng GD & Đào Tạo ................., đồng thời có sự phối hợp tham mưu, liên tịch của BGH nhà trường, Công Đoàn cơ sở. Sự quan tâm theo dõi của các GV và HS của Trường ....................................; Do đó công tác pháp chế và phổ biến giáo dục pháp luật được thực hiện một cách thuận lợi và đạt kết quả tốt.

2. Khó khăn:

-Do kinh phí và thời gian còn hạn chế nên hình thức triển khai các văn bản pháp luật chủ yếu chỉ là hình thức thuyết trình

II. Kết quả triển khai:

A/ Công tác tổ chức triển khai:

1.1 Đầu năm học Hiệu trưởng đại diện cho nhà trường tham dự Hội nghị quán triệt nhiệm vụ công tác pháp chế năm học 20...-20... theo hướng dẫn của Sở (phòng) Giáo dục và Đào tạo để triển khai thực hiện đến cán bộ, nhà giáo, người lao động và người học trong toàn trường.

1.2 Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế của nhà trường; xây dựng, quản lý đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở. Bố trí, sắp xếp giáo viên chủ nhiệm dạy môn GDCD.Thành lập Tổ Tuyên Truyền Pháp luật gồm có ... GV.

1.3 Hàng năm, tham gia đầy đủ các lớp do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho đội ngũ giáo viên cốt cán về GDPL. Định kỳ tập huấn, phổ biến các Luật mới ban hành cho cán bộ giáo viên, công nhân viên,

1.4 Cán bộ, GV làm công tác pháp chế có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo.

1.5 Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ công tác pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 20...-20... của Sở Giáo dục và Đào tạo ..................; của Phòng Giáo dục và Đào tạo .................; nhà trường triển khai kế hoạch thực hiện công tác pháp chế năm học 20...-20... tới toàn thể cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường.

B/Kết quả thực hiện:

1. Kiện toàn tổ chức pháp chế:

- Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và năng lực của cán bộ Ban giám hiệu nhà trường ra quyết định Thành lập tổ tuyên truyền pháp luật gồm 5 thành viên do đồng chí Trần Phước Thịnh làm tổ trưởng theo dõi thực hiện công tác pháp chế của đơn vị.

- Có kế hoạch tổ chức cho cán bộ làm công tác pháp chế được tập huấn,bồi dưỡng nghiệp vụ khi các cơ quan chuyên môn tổ chức.

2. Hoạt động, tổ chức pháp chế:

2.1 Về công tác xây dựng pháp luật

Thực hiện tốt việc triển khai lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác của các cơ quan cấp trên theo yêu cầu. Chủ động phát hiện và có ý kiến kịp thời các điểm bất hợp lý trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

2.2.Công tác kiểm tra, xử lí rà soát, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật: Thực hiện nghiêm túc việc ban hành văn bản theo quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP của Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ ngày 06/5/2005 và Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.

Quản lý văn bản đi, đến , lập sổ đăng ký văn bản đi, văn bản đến theo mẫu quy định tại Công văn số 425/VTLTNN-NVTW ngày 15/7/2005 của Cục Lưu trữ Nhà nước về Hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến; Văn bản số 139/VTLTNN-TTTH ngày 14/3/2009 của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước về việc hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến và lập hồ sơ trong môi trường mạng.

Việc quản lý văn bản phải thống nhất giữa nhân viên văn thư và lãnh đạo nhà trường; đối với văn bản đến, nhân viên văn thư phải tiếp nhận, phân loại, vào sổ đăng ký và chuyển giao cho Hiệu trưởng kịp thời trong ngày; Khi nhận văn bản đến Hiệu trưởng phải có trách nhiệm giải quyết kịp thời đúng thời gian quy định. Đối với văn bản đi, phải kiểm tra chặt chẽ về thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày, vào sổ đăng ký văn bản trước khi ban hành và được lưu giữ 01 bản tại bộ phận văn thư của đơn vị.

Hàng năm tiến hành xây dựng báo cáo về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lí với cấp trên.

2.3. Thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

-Thực hiện theo Kế hoạch số ............................., đơn vị đã tổ chức thực hiện “ ngày Pháp luật” định kỳ mỗi tháng 1 lần trong tập thể sư phạm

-Căn cứ công văn số ..........................

Đơn vị đã tổ chức thực hiện “tiết pháp luật” lồng ghép trong các tiết GDCD và sinh hoạt dưới cờ đối với đối tượng học sinh.

-Thực hiện kế hoạch số ................................., trường .................................... phối hợp CĐCS xây dựng kế hoạch tổ chức phổ biến GDPL và sinh hoạt “Ngày pháp luật” 6 tháng đầu năm 20... như sau:

Tháng/

năm

Nội dung

Phân công

t. truyền

Hình thức

7/20...

Thông qua kế hoạch thực hiện công tác pháp chế 6 tháng cuối năm 20...

Thông qua quy tắc về các quy định đạo đức và ứng xử của nhà giáo trường ....................................

Số167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống bạo lực GĐ

Tuyên truyền văn bản trong HĐSP

Luật đầu tư công

8/20...

Luật Hải quan

Luật bảo vệ môi trường

Tuyên truyền văn bản trong HĐSP

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế

Đề Cương Phổ biến Hiến Pháp 2013

9/20...

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa

Luật GDQP và AN

Tuyên truyền văn bản trong HĐSP

Luật Phá sản

Công ước về Luật Biển năm 1982, tuyên truyền về chủ quyền biển đảo VN

10/20...

Luật hôn nhân và gia đình ( sưả đổi)

Tuyên truyền văn bản trong HĐSP

Luật xây dựng (sửa đổi)

Quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Long An

11/20...

Luật xuất nhập cảnh quá cảnh , cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam,

Tuyên truyền văn bản trong HĐSP

Luật công chứng

12/20...

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam Luật hòa giải cơ sở

Luật phòng chống tham nhũng

Tuyên truyền văn bản trong HĐSP

-Phát động cuộc thi tìm hiểu Hiến Pháp nước CHXHCN Việt Nam đối với toàn thể CB-GV-CNV nhà trường (theo Kế hoạch số ...............................)

*Đánh giá chung:

-Việc tổ chức phổ biến GD Pháp luật đã trở thành nền nếp của Hội đồng sư phạm và trong tiết chào cờ, sinh hoạt đầu tuần

-Tổ Tuyên truyền Pháp luật đã tổ chức triển khai kịp thời các văn bản pháp luật mới ban hành để quán triệt đầy đủ những tư tưởng, quan điểm chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước đối với các lĩnh vực mà văn bản pháp luật mới điều chỉnh; Đảm bảo các văn bản pháp luật mới ban hành được triển khai sâu rộng góp phần nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức, GV và học sinh.

-từ đầu năm đến nay đơn vị đã tổ chức 6 lần “ngày pháp luật” trong hội đồng GV với 294 lượt GV tham dự ; 8 “tiết pháp luật” trong học sinh với 6400 lượt HS tham dự

-Từ tháng 9 /20... đến nay , công an huyện ................. đến báo cáo, tuyên truyền pháp luật là 6 lần (gồm 2 lần gv. 4 lần trong hs) theo kế hoạch phối hợp số ................ giữa công an huyện ................. và trường ....................................

1. Đánh giá công tác phối hợp:

-Với tư pháp xã: chủ yếu tư pháp xã cung cấp tài liệu

-Với công an xã: đến tuyên truyền 1 lần trong học sinh về quy định an toàn giao thông đường bộ.

-Với công an huyện: như báo cáo ở phần trên

2. Kinh phí tổ chức:

-Đơn vị tự tổ chức theo yêu cầu nên không sử dụng kinh phí.

3. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật:

Đối tượng

Tuyên truyền miệng(buổi/ lượt người)

Phát thanh (buổi)

Thi tìm hiểu

(cuộc)

Ghi chú

HS

8

8

2

CB, CC, VC

6

0

1

*Công tác xây dựng tủ sách pháp luật:

Tủ sách pháp luật(quyển)

Tài liệu hỏi đáp(quyển)

Tờ bướm

(tờ)

Pa nô, áp phích (bảng)

Hiện có

Trong đó

Bổ sung mới

Thanh lý

56

8

0

7

4

4

2.4. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường.

Tổ chức theo dõi việc triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác do các cơ quan Nhà nước đề nghị hoặc yêu cầu cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh, nghiêm túc, chất lượng, kịp thời theo đúng thời gian, đối tượng quy định.Thực hiện chế độ báo cáo kết quả lên cấp trên theo yêu cầu.

2.5. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lí: Thực hiện công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý theo quy định của pháp luật

2.6. Về công tác cải cách thủ tục hành chính:Thực hiện niêm yết công khai, đầy đủ thủ tục hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết. Niêm yết công khai các nội quy, quy chế, quy định, chế độ chính sách của cán bộ, công chức, học sinh…

2.7. Về công tác thi đua, khen thưởng: Định kì sơ kết, tổng kết và đề xuất với cấp trên có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế.

III. Đánh giá chung:

1. Những công việc làm được:

-Đơn vị đã thực hiện theo đúng kế hoạch PB GD Pháp Luật của Ngành

-Hàng năm xây dựng kế hoạch và phổ biến theo lệ kỳ, theo chủ điểm đến CB,GV,CNV và HS

-Thực hiện tốt “ngày pháp luật”, “tiết Pháp luật”

-Sưu tầm tài liệu, lưu trữ hồ sơ

-Phát huy được tủ sách Pháp Luật, tổ tuyên truyền PB GD Pháp luật

2. Mặt hạn chế:

-Chưa có GV chuyên về tuyên truyền phổ biến GDPL

-Hình thức tuyên truyền chủ yếu là thuyết trình nên còn đơn điệu, chưa thật sự thu hút.

3. Kiến nghị, đề xuất:

-Các cấp lảnh đạo cần tổ chức thêm các hình thức tuyên truyền pháp luật phong phú hơn, sinh động hơn (vd: Lồng ghép hội thi tuyên truyền pháp luật với hình thức văn nghệ, tiểu phẩm..v.v)

-Cần có khoản kinh phí để bồi dưỡng cho tuyên truyền viên.

Ngành giáo dục cung cấp thêm tài liệu cho tủ sách pháp luật nhà trường

Trên đây là báo cáo của Trường ....................................

Nơi nhận:

-Phòng GD-ĐT .................

-CĐCS

-Các tổ CM

-Lưu VT


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!