Bài thu hoạch hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Bài thu hoạch về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
Tìm Đáp Án xin giới thiệu tới các bạn Bài thu hoạch hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng tôi sưu tầm được. Đây là mẫu bài thu hoạch nhằm thực hiện các Nghị quyết về hoàn thiện định hướng XHCN của Đảng.
ĐẢNG BỘ HUYỆN………. CHI BỘ…………. | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ….……. ngày ….. tháng….. năm ….. |
Bài thu hoạch hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Họ và tên:………………………………..
Chức vụ: …………………………………
Đang sinh hoạt tại:……………………….
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khoá, từ ngày 5-10/5/2017, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII đã họp để thảo luận, cho ý kiến về: Đề án "Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", Đề án "Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước", Đề án tổng kết…..năm (2002 - ……..) thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX "Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân". Hội nghị cũng thảo luận, cho ý kiến về: Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2016 gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Báo cáo những công việc quan trọng Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng năm 2016 của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Báo cáo công tác tài chính đảng năm 2016 và xem xét thi hành kỷ luật cán bộ.
Thực hiện Kế hoạch số 35-KH/HU ngày 22/6/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Phong về “Tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII”, ngày 29/6/2017 chúng tôi được Chi bộ nơi sinh hoạt tổ chức Hội nghị học tập trực tuyến các nội dung của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 45 BCH Trung ương khóa XII và thảo luận về các nội dung được học. Qua học tập, theo luận trong Chị bộ cũng như nghiêm cứu nội dung Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017, Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của BCH Trung ương khóa XII, tôi tự nhận thấy:
1. Nhận thức về các nội dung được nêu trong 3 Nghị quyết
- Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 của BCH Trung ương khóa XII là Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nên kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nghị quyết đã nêu rõ:
- Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển.
- Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP.
- Xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước của kinh tế tư nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, quan hệ “lợi ích nhóm”, thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính.
- Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.
- Khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hóa hoặc Nhà nước thoái vốn. Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo, quản trị cao; chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân.
2) Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 của BCH Trung ương khóa XII là Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Qua hơn 30 năm đổi mới, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, Đảng ta luôn quan tâm tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lí luận, rút ra các bài học kinh nghiệm, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển, góp phần quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái, củng cố quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả đối ngoại, hội nhập quốc tế; nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, có nhiều đặc điểm của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập. Tuy nhiên, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực hiện còn chậm. Một số quy định pháp luật, cơ chế, chính sách còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu ổn định, nhất quán; còn có biểu hiện lợi ích cục bộ, chưa tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Nghị quyết cũng nêu ra mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và mục tiêu đến năm 2030.
3) Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03/6/2017 của BCH Trung ương khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN) gồm có bốn phần; phần thứ nhất: tình hình và nguyên nhân; phần thứ hai: quan điểm chỉ đạo và mục tiêu; phần thứ ba: nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; phần thứ tư: tổ chức thực hiện. Nghị quyết đã chỉ ra: Để DNNN hoạt động hiệu quả trong nền kinh tế thị trường, phát huy được vai trò then chốt trong khu vực kinh tế Nhà nước, việc tiếp tục đẩy mạnh, cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn, nâng cao hiệu quả DNNN là nhiệm vụ rất quan trọng, cấp thiết; DNNN tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư; nâng cao hiệu quả quản trị của DNNN, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn và chuẩn mực quốc tế; hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng, bảo đảm công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình; tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra, không bị thất thoát lãng phí vốn, tài sản Nhà nước; tách bạch, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước với chức năng sở hữu Nhà nước; thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với DNNN và vốn góp của Nhà nước vào doanh nghiệp; tập trung xử lý dứt điểm các tập đoàn, các tổng công ty, các doanh nghiệp, các dự án, các công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài, kể cả bằng biện pháp giải thể, phá sản; kiên quyết xử lý các vi phạm, nhóm lợi ích, sân sau, trục lợi cá nhân, tham nhũng, lãng phí; triển khai nghiêm kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về xử lý những dự án điểm liên quan đến tập đoàn, tổng công ty Nhà nước.
2. Đóng góp ý kiến vào Dự thảo chương trình hành động
- Về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XNCH, cần phải thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội về khuyến khích, tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với khắc phục có hiệu quả những mặt trái phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân; phòng, chống có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân. Đối với Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển. Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng. Tại Nghị quyết lần này, Trung ương xác định rõ kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế, khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững. Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, các lĩnh vực mà pháp luật không cấm; thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên doanh, liên kết, theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đổi mới sáng tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo thuận lợi cho các hộ và cá nhân tự nguyện liên kết, hình thành doanh nghiệp hoặc các hình thức tổ chức hợp tác; khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu...
- Về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, cần phải thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp; hoàn thiện thể chế phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường; hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; hoàn thiện thể chế đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện thể chế kinh tế của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước (DNNN), cần phải rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng và phân loại các doanh nghiệp nhà nước, dự án, công trình đầu tư và vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để có giải pháp cơ cấu lại, xử lý phù hợp; kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả; đối với doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối hoặc không cần nắm giữ cổ phần, vốn góp thì thực hiện cổ phần hóa, bán, khoán, cho thuê, giải thể, phá sản; đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn hoặc cần nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối thì cơ cấu lại bằng cơ chế, chính sách phù hợp; mở rộng các phương thức bán cổ phần, vốn góp, kể cả bán toàn bộ doanh nghiệp nhà nước; áp dụng biện pháp phá sản theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà không có phương án phục hồi khả thi; đối với những dự án đầu tư thua lỗ, thực hiện cơ cấu lại và chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư thuộc thành phần kinh tế khác; làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật những vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng doanh nghiệp nhà nước, dự án đầu tư thua lỗ, thất thoát, lãng phí lớn; tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận hành theo cơ chế thị trường; đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước.
3. Đề xuất giải pháp đưa Nghị quyết vào cuộc sống
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng khóa XII, làm thay đổi sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về nội dung Nghị quyết, về các nhiệm vụ trong từng giai đoạn cụ thể và biện pháp thực hiện.
- Đẩy mạnh, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan của đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc nhằm năng cao hơn nữa hiệu quả công việc nói chung, và trong các nhiệm vụ triển khai các Nghị quyết trên.
- Ban chi ủy các cấp và mỗi đảng viên cần xây dựng chương trình hành động cụ thể, thiết thực, gắn nhiệm vụ thực hiện các Nghị quyết này với nhiệm vụ được phân công.
4. Các ý kiến khác: Không có.
XÁC NHẬN CỦA BAN CHI ỦY | NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH |