Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH32
Tìm Đáp Án xin gửi tới thầy cô bài viết bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH32 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH32 là bài thu hoạch về việc dạy học phân hóa ở trường tiểu học, bài viết nêu rõ mục tiêu và tầm quan trọng của việc dạy học phân hóa. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về bài thu hoạch tại đây.
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH43
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH44
- Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH45
1. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH32 số 1
(Modun TH32)
I. Mục tiêu bồi dưỡng
Hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học.
- Nắm được phương pháp, cách thực hiện dạy học phân hoá.
- Phân tích được các điều kiện thực hiện dạy học phân hoá ở tiểu học.
II. Nội dung
1. Mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục tiểu học
a) Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b) Mục tiêu của giáo dục tiểu học:
Giáo dục tiểu học (GDTH) nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.
Nền tảng nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết và tính toán) của HS được hình thành ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. HS tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập và khả năng tự học, sáng tạo. Như vậy, GDTH có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định. Vì thế, làm tốt GDTH là đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học
Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy của giáo viên (GV) và hoạt động học của HS. Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong quá trình dạy học, cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học. Chính vì vậy, việc dạy học theo nhóm đối tượng sẽ giúp cho tất cả HS đều tích cực học tập. Từ đó đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, đồng thời phát triển năng lực học tập của từng HS.
3. Phương pháp thực hiện dạy học phân hoá đối tượng ở một số môn học ở tiểu học.
Như chúng ta đã biết, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở tiểu học tập trung theo những định hướng cơ bản: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; hình thành và phát triển khả năng tự học cho HS; đảm bảo tính phù hợp với đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng, miền; đảm bảo tính trực quan;
2. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH32 số 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ......... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- |
BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN
Module TH32: Dạy học phân hóa ở tiểu học
Năm học: ..............
Họ và tên: .................................................................................................................
Đơn vị: .....................................................................................................................
1. Mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục tiểu học
a) Mục tiêu của giáo dục phổ thông:
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b) Mục tiêu của giáo dục tiểu học:
Giáo dục tiểu học (GDTH) nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở.
Nền tảng nhân cách, kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết và tính toán) của HS được hình thành ở tiểu học và được sử dụng trong suốt cuộc đời của mỗi con người. HS tiểu học được dạy từ những thói quen nhỏ nhất như cách cầm bút, tư thế ngồi viết, cách thưa gửi, đi đứng, ăn mặc cho đến các kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giao tiếp, các kĩ năng học tập và khả năng tự học, sáng tạo. Như vậy, GDTH có giá trị cơ bản, lâu dài, có tính quyết định. Vì thế, làm tốt GDTH là đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
2. Tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học
Quá trình dạy học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ: hoạt động dạy của giáo viên (GV) và hoạt động học của HS. Cả hai hoạt động này đều được tiến hành nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. Trong quá trình dạy học, cần dựa trên nhu cầu, hứng thú, thói quen và năng lực của người học. Chính vì vậy, việc dạy học theo nhóm đối tượng sẽ giúp cho tất cả HS đều tích cực học tập. Từ đó đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học, đồng thời phát triển năng lực học tập của từng HS.
- Dạy học phân hóa sẽ giúp chúng ta khai thác tối đa năng lực của học sinh khá giỏi.
- Dạy học phân hóa cũng sẽ giúp chúng ta phụ đạo, kèm cặp học sinh yếu kém tiến bộ trong học tập.
- Tiến hành khảo sát, phân loại đối tượng học sinh ngay từ đầu năm học.
- Lập kế hoạch kèm cặp giúp đỡ và bồi dưỡng các em.
- Luôn quan tâm tới từng đối tượng học sinh, phát huy khả năng học tập của từng em.
- Trong mỗi tiết học (tiết chính) giáo viên cần phải chú ý tới các đối tượng học sinh. Học sinh yếu đưa các câu hỏi dễ nhằm tạo hứng thú và giúp các em nắm dược các kiến thức cơ bản của môn học. Với học sinh khá giỏi đưa thêm câu hỏi mở rộng để phát huy khả năng sáng tạo của các em.
- Tiết Bồi dưỡng – phụ đạo mà dạy nội dung toán cần được GV nghiên cứu kĩ từ khâu soạn bài. Bài soạn cần thể hiện rõ nội dung phân hoá đối tượng học sinh.
3. Phương pháp thực hiện dạy học phân hoá đối tượng ở một số môn học ở tiểu học.
Như chúng ta đã biết, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở tiểu học tập trung theo những định hướng cơ bản: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; hình thành và phát triển khả năng tự học cho HS; đảm bảo tính phù hợp với đối tượng giáo dục và đặc điểm vùng, miền; đảm bảo tính trực quan; thực hiện dạy học tích hợp... nhằm khơi dậy hứng thú học tập cho HS.
Ở tiểu học, đảm bảo tính phù hợp với đối tượng giáo dục là tôn trọng sự phát triển của mỗi cá nhân, tạo cơ hội phát triển tối đa khả năng cho mỗi người học qua dạy học phân hoá, bồi dưỡng HS có năng lực, phụ đạo HS yếu, HS có khó khăn trong học tập... Chấp nhận sự đa dạng trong giáo dục thể hiện tính nhân văn của GDTH. Tính phù hợp trong dạy học ở tiểu học còn thể hiện ở sự phù hợp với đặc trưng môn học, hoạt động giáo dục; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp học, của nhà trường, của địa phương...
Phương pháp thực hiện dạy học phân hoá đối tượng ở một số môn học ở tiểu học gắn liền với việc tổ chức dạy học. Tổ chức dạy học ở tiểu học linh hoạt, đa dạng phù hợp với mỗi đối tượng HS và điều kiện của nhà trường. Có thể tổ chức học theo cá nhân, theo nhóm, theo lớp; có thể học trong lớp hoặc ngoài lớp; có thể chuẩn bị bài ở nhà hay sinh hoạt theo các câu lạc bộ... giúp HS học tập hứng thú và đạt kết quả cao. Ví dụ, có thể tổ chức theo hướng các hoạt động giáo dục trên cơ sở phù hợp khả năng và nhu cầu của HS, chia HS theo các nhóm: Nhóm củng cố kiến thức; nhóm bồi dưỡng năng khiếu, sở thích; nhóm phát triển thể chất; nhóm phát triển nghệ thuật; nhóm hoạt động xã hội... Nên dành thời gian thích đáng cho việc tự học của HS với sự hướng dẫn, giúp đỡ thích hợp của GV. Tất cả hướng vào mục tiêu phát triển toàn diện cho HS.
Như vậy, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở tiểu học phải phù hợp với nội dung, đối tượng, điều kiện cụ thể của mỗi lớp học. GDTH thực hiện mục tiêu dạy chữ - dạy người, hướng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện. Với mục tiêu đó, GV cần có cách nhìn tổng thể, tích hợp các nội dung giáo dục của các môn học, giải quyết hài hoà các nhiệm vụ học tập, đó cũng chính là giải pháp tối ưu để đạt chất lượng, hiệu quả giáo dục ở tiểu học.
Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.