Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GDTX 2

Bùi Thế Hiển
Admin 21 Tháng mười hai, 2020

Bài thu hoạch BDTX module GDTX2

Tìm Đáp Án xin gửi tới thầy cô bài viết Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GDTX 2 để thầy cô cùng tham khảo. Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GDTX 18 nêu rõ sự hình thành và phát triển các mô hình cơ sở GDTX ở Việt Nam. Mời thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GDTX 18 tại đây.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GDTX 18

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module MN19

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 35

Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module TH39

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---

BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN

NĂM HỌC 20.... – 20...

- Họ và tên giáo viên: ...................

- Sinh ngày: ..................

- Tổ chuyên môn: Giáo dục thường xuyên

- Năm vào ngành giáo dục: ................

- Nhiệm vụ được giao trong năm học: ........................

PHẦN I: CÁC CĂN CỨ HOÀN THÀNH BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN

- Căn cứ thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 07 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên
- Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên về việc Bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2018 - 2019.

- Căn cứ kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo Tiên Lữ về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, trung học cơ sở, phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2018 - 2019.

- Căn cứ kế hoạch của Trung tâm GDNN - GDTX Tiên Lữ về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2018 - 2019.

- Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của bản thân năm học 2018 - 2019, tôi xin báo cáo kết quả bồi dưỡng thường xuyên như sau:

PHẦN II: KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN MODULE GDTX 2: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Ở VIỆT NAM.

I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC MÔ HÌNH CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN:

1. Sự hình thành và phát triển chiến dịch xóa mù chữ, bình dân học vụ:

- Bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8 tháng 9 năm 1945 (sắc lệnh 19/SL và 20/SL) ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập. Phong trào này nằm giải quyết "giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam lúc bấy giờ (chỉ sau "giặc đói").

- Năm 1945, khi Việt Nam giành được độc lập, 95% dân Việt Nam mù chữ[1]. Đây là một trong các quốc nạn đối với một quốc gia mới giành độc lập.

- Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến dịch "Chống nạn mù chữ", vì "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

- Để phục vụ chiến dịch xóa nạn mù chữ, Nha bình dân học vụ được thành lập ngày 18 tháng 9, khoá huấn luyện giáo viên Bình dân học vụ đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh mở tại Hà Nội.

- Vì nhà nước non trẻ ngân sách thiếu thốn, phong trào dựa vào sức dân là chính. Ngân quỹ được chỉ dụng cho chương trình chỉ trả lương được tối đa 1.000 giáo viên, trong khi số giáo viên cần thiết tối thiểu là 100.000.[2] Người đi học được miễn phí. Giáo viên không nhận lương. Mỗi tỉnh phải tự túc giáo viên. Khi ngân sách còn eo hẹp, các lớp bình dân học vụ dùng phấn hay gạch để viết xuống đất thay cho bút và giấy.

- Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Các lớp học bình dân được mở khắp nơi, trong nhà dân, đình chùa, miếu mạo, chỉ cần mấy chiếc ghế băng, ghế tựa đặt quanh bàn, quanh chiếc phản, cánh cửa, tấm ván mộc làm bảng đã thành lớp học.

2. Sự hình thành và phát triển Trung tâm GDTX:

Phát triển giáo dục thường xuyên là một nội dung cơ bản trong lộ trình xây dựng xã hội học tập. Đây là một trong những khái niệm cốt lõi tạo nên một tam thức giáo dục bao hàm hầu hết các nội dung, phương thức, phương pháp, tính chất, ý tưởng và quản lý sự nghiệp giáo dục người lớn. Tam thức đó là:

- Giáo dục thường xuyên

- Đào tạo liên tục

- Học tập suốt đời

Có 2 cách tiếp cận khái niệm giáo dục thường xuyên:

2.1. Cách tiếp cận thứ nhất: Giáo dục thường xuyên là một hệ thống những thiết chế giáo dục dành cho người lớn học tập dưới hình thức giáo dục không chính quy là chủ yếu. Những thiết chế giáo dục không chính quy này nằm trong hệ thống giáo dục tiếp tục.

Hệ thống giáo dục ban đầu: Bao gồm những thiết chế giáo dục chính quy như các cơ sở giáo dục: từ nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông các cấp, trường dạy nghề, đến trường cao đẳng và đại học.

Hệ thống giáo dục tiếp tục: Bao gồm những thiết chế giáo dục không chính quy như Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện, Trung tâm Học tập cộng đồng cấp xã, Trung tâm Ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng ngắn hạn. Bên cạnh đó là các cơ sở “dịch vụ hỗ trợ” giáo dục như Thư viện, Bảo tàng, Nhà văn hóa, Câu lạc bộ v.v… có trên địa bàn hành chính các cấp. Các cơ sở này giúp người dân cần gì học nấy theo hình thức giáo dục phi chính quy (trong Luật Giáo dục hiện hành coi hình thức này cũng là không chính quy).

2.2. Cách tiếp cận thứ hai: Ở bình diện chính sách phát triển giáo dục, giáo dục thường xuyên được coi là chính sách quốc gia về giáo dục, theo UNESCO thì đó là những chính sách quốc gia được xếp vào loại ưu tiên so với các chính sách giáo dục khác, thúc đẩy GD vì sự phát triển bền vững. Việc tổ chức giáo dục cho mọi thời kỳ lứa tuổi của con người được thực hiện theo chính sách giáo dục thường xuyên – chính sách giúp cho “ai cũng được học hành” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng phát biểu.

3. Sự hình thành và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng:

Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương.

- Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, tư vấn khuyến học, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội.

- Điều tra nhu cầu học tập của cộng đồng, xây dựng nội dung và hình thức học tập phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm đối tượng.

- Quản lý tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị của trung tâm theo quy định của pháp luật.

II. Những ưu điểm và hạn chế của các mô hình cơ sở GDTX ở nước ta.

1. Ưu điểm:

* Giáo dục thường xuyên là hệ thống giáo dục mở

+ Giáo dục thường xuyên là một cấu trúc giáo dục mở trong cấu trúc lớn là xã hội học tập, mà xã hội học tập là một mô hình giáo dục mở. Nội hàm “giáo dục mở” của hệ thống giáo dục mở thể hiện về các phương diện sau:

+ Mở về đối tượng học tập: Mọi người không học ở hệ thống giáo dục ban đầu đều được hệ thống giáo dục tiếp nhận, không loại trừ một ai, không có rào cản việc học tập của bất cứ ai.

+ Mở về địa điểm học tập: Mỗi người sẽ mở dần việc lựa chọn địa điểm học tập như học tại Trung tâm Học tập cộng đồng, Trung tâm giáo dục thường xuyên, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, cơ quan, công sở và tại nhà…

+ Mở về thời gian học tập: Tức là việc học không chỉ đóng khung theo khung thời gian cố định, mà học trong mọi lúc có thể: trong lúc làm việc, hội họp, nghỉ ngơi, giao lưu; việc học không chỉ ở lứa tuổi đến trường mà diễn ra trong suốt cuộc đời.

+ Mở về phương pháp học tập: Với người lớn, các phương pháp học tập có thể theo phương pháp truyền thống như tới lớp nghe giảng viên trình bày tài liệu, song cũng có thể học theo nhóm có sự hướng dẫn, học dưới hình thức trao đổi, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm và phương pháp cơ bản là tự học có hướng dẫn và tự học độc lập.

+ Mở về phương tiện học tập: Ngoài phương tiện học tập như tài liệu được in ấn thường thấy, việc sử dụng các công nghệ học tập ngày càng được ứng dụng như vô tuyến truyền hình, máy tính bàn, máy tính bảng, điện thoại di động.

+ Mở về ý tưởng học tập: Những ý tưởng cần được đặt ra cho người lớn đi học đang cần chú ý là mở rộng nghề, phát triển dịch vụ xã hội, lập nghiệp, khởi nghiệp, chuyển đổi lao động nghề nghiệp…

+ Mở về nội dung học tập: Trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu tiếp cận nhanh với những thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nội dung học tập trong hệ thống giáo dục thường xuyên cũng mở ra những hướng mới, nhất là:

- Phát triển các chương trình giáo dục khởi nghiệp;

- Tăng các chương trình chuyển giao công nghệ sản xuất;

- Mở rộng các chương trình mở mang nghề ở địa phương;

- Đa dạng hóa chương trình xóa mù chữ chức năng;

- Tiến hành đưa nội dung giáo dục phát triển bền vững vào Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm Học tập cộng đồng;

- Xây dựng các chương trình phục vụ phát triển nông thôn mới, đô thị văn minh, hỗ trợ xây dựng các mô hình học tập theo Quyết định 89/QĐ-TTg, 281/QĐ-TTg và Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT.

* Tác dụng của Giáo dục thường xuyên tại địa phương:

- Người dân gắn bó với các cơ sở giáo dục thường xuyên bởi sự tồn tại của nó trong cộng đồng, do cộng đồng, vì cộng đồng, của cộng đồng đã xóa đi nhiều rào cản đối với việc học tập thường xuyên của họ như không có sự khó khăn về giao thông, việc bố trí thời gian học linh hoạt nên dễ dàng tham gia, những nội dung cần thiết được cung cấp trực tiếp v.v…

- Số lượng người học tập tăng lên (hàng năm, hiện có khoảng trên dưới 20 triệu lượt người theo học theo các chương trình khác nhau). Dân trí ở địa phương được nâng lên, xã hội ngày càng ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo, môi trường có nhiều cải thiện.

- Việc chuyển giao tri thức và công nghệ có ý nghĩa thiết thực cho việc xóa đói giảm nghèo, cải tiến kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất do tăng nhiều việc làm và nghề mới trên địa bàn xã phát triển.

- Các mô hình học tập như gia đình học tập, dòng họ học tập, thôn/bản/tổ dân phố học tập, đơn vị, cộng đồng, thành phố học tập nhờ có các cơ sở giáo dục thường xuyên các cấp mà phát triển thuận lợi.

- Những xã nông thôn mới, những địa bàn dân phố văn minh, phát triển tốt trong đó có nguyên nhân là nhân dân được học tập thường xuyên, cập nhật được những vấn đề về luật pháp, tiếp cận nhanh với các chủ trương của Đảng bộ địa phương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dưới sự quản lý của chính quyền xã, phường và thị trấn.

2. Nhược điểm:

Hiện nay, một số người chê trách chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của hệ thống giáo dục thường xuyên, thậm chí còn muốn xóa bỏ những cơ sở giáo dục này. Thực ra, đây không phải lỗi của các thiết chế giáo dục thường xuyên, mà là lỗi của nhà quản lý đã không nhận thức được vai trò, vị trí, tầm quan trọng của giáo dục thường xuyên trong chiến lược phát triển giáo dục; đã đầu tư suy nghĩ, nguồn lực cho giáo dục không đúng mực và thiếu hợp lý, đã thiếu tầm nhìn về giáo dục người lớn v.v

III. Những yêu cầu cần hoàn thiện mô hình các cơ sở GDTX nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của GDTX đến năm 2020.

1. Nội dung giáo dục thường xuyên được thể hiện trong các chương trình sau:

a) Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ;

b) Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học: cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;

c) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Chương trình giáo dục để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.

2. Các hình thức thực hiện giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

a) Vừa học vừa làm;

b) Học từ xa;

c) Tự học có hướng dẫn.

Việc coi giáo dục thường xuyên là một hệ thống thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân cũng được ghi trong Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010”.

“Xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập được dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết, liên thông của hai bộ phận cấu thành: Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo các điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi người công dân sẽ là một bộ phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề để xây dựng xã hội học tập”.

.............., ngày .......... tháng .......... năm 20.............

BAN GIÁM HIỆU               TỔ CHUYÊN MÔN                GIÁO VIÊN

Mời thầy cô cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung thông tin

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục Giáo dục - Đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!

Tài liệu mới nhất