Bài dự thi tham gia an toàn giao thông đường bộ
Mẫu bài viết dự thi tham gia an toàn giao thông đường bộ
Tìm Đáp Án xin giới thiệu tới các bạn Bài dự thi tham gia an toàn giao thông đường bộ dành cho học sinh mà chúng tôi sưu tầm được. Đây là bài dự thi tích hợp liên môn của học sinh trung học cơ sở, mời các bạn tham khảo.
Lưu ý: Đây là đáp án cho năm 2017. Để biết đáp án năm 2018 - 2019, mời các bạn kích vào đây: Đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2018-2019 và cho giáo viên tại đây: Câu hỏi dự thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho giáo viên 2018-2019
I. Tên tình huống: THAM GIA AN TOÀN GIAO THÔNG
1. Mục tiêu giải quyết tình huống:
- Giúp các bạn học sinh và mọi người bảo vệ mình bằng cách tham gia an toàn giao thông
- Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Trong đó có việc bảo vệ mạng sống và tương lai của mỗi cá nhân, việc mà cả thầy cô giáo trong nhà trường lẫn bố mẹ rất quan tâm nên chúng em mong rằng việc giải quyết tình huống thực tế này sẽ góp phần thiết thực hơn trong cuộc sống.
- Và chúng em hi vọng rằng các thầy cô giáo cùng phụ huynh học sinh sẽ hiểu rõ và tuyên truyền, hướng dẫn các bạn học sinh trong nhà trường có thêm kĩ năng tham gia an toàn giao thông. Bên cạnh đó, các bạn học sinh còn là những tuyên truyền viên tới người thân trong gia đình và những người xung quanh mình để cùng nhau tham gia tốt an toàn giao thông.
- Thứ ba: Việc giải quyết tình huống này còn giúp chúng em hiểu sâu và rộng hơn, có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các môn học như Văn, Mỹ thuật, Giáo dục công dân, Toán,… Từ đó còn giúp chúng em vận dụng tốt kiến thức trong các môn học vào thực tế, vào cuộc sống.
2. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Để giải quyết được tình huống này, em đã tìm hiểu và thấy có thể vận dụng nhiều kiến thức các môn đã học trong nhà trường để giải quyết tình huống mà chúng em đã đưa ra ở trên. Cụ thể như:
- Về môn giáo dục công dân:
+ Giáo dục ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông
+ Giáo dục tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm với bản thân gia đình và cộng đồng
- Về môn Ngữ văn
+ Sử dụng các kiểu VB thuyết minh, nghị luận, biểu cảm để tuyên truyền giáo dục ý thức trách nhiệm của bản thân mọi người với vấn đề giao thông
+ Làm thơ về đề tài An toàn Giao thông
+ Đóng kịch, hoạt cảnh về an toàn giao thông để giáo dục ý thức.
- Về môn Mĩ thuật, Âm nhạc:
+Vẽ tranh theo đề tài An toàn giao thông
+Sưu tầm sáng tác các bài hát theo làn điệu dân ca về An toàn giao thông
-Về môn Toán
+ Đặt ra bài toán kinh tế khi tham gia giao thông an toàn và không an toàn
3. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Trình bày rõ khái niệm giao thông là gì?
Tầm quan trọng của ATGT trong đời sống đối với mỗi người và đặc biệt là lứa tuổi học sinh.
- Vì sao phải tham gia giao thông an toàn,
- Hiện trạng của việc tham gia giao thông trong lứa tuổi HS hiện nay
- Tác hại của việc không tham gia an toàn giao thông.
- Làm thế nào để tham gia an toàn giao thông.
4. Thuyết minh về tiến trình giải quyết tình huống:
Giao thông là hình thức di chuyển, đi lại công khai bao gồm các đối tượng như người đi bộ, xe, tàu điện, các phương tiện giao thông công cộng, thậm chí cả xe dùng sức kéo động vật hay động vật tham gia đơn lẻ hoặc cùng nhau. Luật giao thông là luật dùng để quản lý và điều khiển các phương tiện giao thông.
An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi nhà vậy nhưng mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh. Vì lứa tuổi này đa phần đã tự tham gia di chuyển với các phương tiện giao thông với đủ chủng loại xe trên đường. Chúng ta không còn lạ khi hằng ngày bắt gặp hình ảnh các em học sinh trung học cơ sở sử dụng xe gắn máy, thiếu an toàn, thậm chí thiếu ý thức trong tham gia giao thông, nghiêm trọng, như: không đội mũ bảo hiểu hoặc đội thì không đúng quy định (không cài quai nón), chạy hàng hai, hàng ba …trong cách hành xử khi tham gia giao thông trên đường của các em càng phải làm cho chúng ta suy nghĩ! Khi có sự việc đáng tiếc, va quẹt trên đường thì các các em xử lý với nhau làm chúng ta không khỏi ngỡ ngàng, thay vì “xin lỗi” vì sự cố thì các em lại chọn cách hành xử là dùng “nắm đấm” với nhau, có những vụ việc rất là nhỏ nếu các em xử lý với nhau một cách có “văn hóa”, đúng pháp luật thì không có chuyện gì nhưng cách hành xử không văn hóa, có những vụ việc chỉ vì va vẹt giao thông nhẹ trở thành một vụ án nghiêm trọng xuất phát từ cách hành xử thiếu văn hóa như thế.
Mỗi khi đánh xe ra đường, chúng ta không khỏi hoảng sợ khi một số thanh niên mới lớn phóng xe vô cùng bạt mạng. Họ đi nhanh như một tia chớp, chẳng cần đội mũ bảo hiểm, thậm chí đèo ba, bốn lạng lách đánh võng làm huyên náo cả một khu phố. Tối đến dạo chơi trên phố mới thấy nỗi kinh hoàng của giới trẻ hôm nay, hàng trăm thanh thiếu niên đi xe tay ga, phân khối lớn tỏ vẻ “iêng hùng” lạng lách giữa bàn dân thiên hạ và chúng coi đó như là thể hiện “cá tính”.Ngoài ra, khi đi trên các tuyến đường trong thành phố, chúng ta cũng rất dễ bắt gặp vô vàn những chiếc xe gắn máy, do giới trẻ điều khiển dán nhãn mác, màu sắc nhem nhuốc khắp thân xe như các loại tem: rồng, phượng, hoa hoè… Thậm chí một số bộ phận còn tự ý thay đổi màu xe, lắp hệ thống đèn chiếu sáng quá kích cỡ, gắn còi ôtô, còi hú trái quy định lại còn đùa giỡn ngay gây mất trật tự trên các tuyến đường. Điều đáng báo động là khi giới trẻ tham gia giao thông đường bộ có ý thức chấp hành giao thông kém. Theo thống kê chưa đầy đủ trong 3 tháng đầu năm đã có gần 500 trường hợp thanh thiếu niên vi phạm Luật giao thông đường bộ. Đặc biệt, một số đối tượng vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ khi bị thu xe thì tỏ thái độ thách thức lại đối với lực lượng công an…
Tai nạn giao thông không chỉ thiệt hại về người và của mà nó còn tác động khiến người dân phải lo sợ mỗi khi ra đường, điều này đã trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Không chỉ là nổi đau về thể xác của người bị nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất,.... Những người may mắn sống sót chỉ bị thương nhẹ thì không kể đến, nhưng người chết sẽ ảnh hưởng không chỉ cá nhân mà ảnh hưởng cả một tập thể trong đó có gia đình. Những người bị thương nặng phải đối mặt với những thương tật phải mang trong mình suốt đời mà không thể chữa lành được. Đáng nói hơn, tai nạn giao thông có thể cướp đi sinh mệnh của những người là trụ cột trong gia đình. Như vậy, không chỉ chịu đau đớn về thể xác, tinh thần mà chỗ dựa của người thân sẽ mất đi khiến họ phải lâm vào những hoàn cảnh khó khăn không thể biết trước được điều gì. Những người con phải chịu cảnh mồ côi cha hoặc mẹ, những người vợ phải chịu cảnh mất chồng và những người đàn ông phải chịu cảnh gà trống nuôi con. Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây tổn thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn.
Vấn đề tai nạn giao thông là vấn đề cấp bách cần được phòng chống, nâng cao cảnh giác cho những ai tham gia giao thông. Hãy là một công dân gương mẫu mỗi khi tham gia giao thông để giảm thiểu tai nạn giao thông để bảo vệ chính bản thân của mình và những người khác. Cần phải nghiêm trị những cá nhân không tuân thủ luật giao thông, lên án những hành động không đúng chuẩn mực khi tham gia giao thông. Theo tôi mỗi người trong chúng ta cần phải xem xét lại toàn bộ những hành động của mình khi tham gia giao thông, tự giác học luật và thực hiện đúng nguyên tắc mỗi khi xuống đường. Bên cạnh đó, nhà trường và xã hội cần đặt mục tiêu sau đó áp dụng, hướng dẫn học sinh, sinh viên và người dân của mình góp phần vào xây dựng nếp sống an toàn giao thông tại địa phương của mình. Hãy lên tiếng vì an toàn giao thông để đảm bảo cho sự an toàn của chính bản thân của mình và những người xung quanh. Nếu làm được những việc này sẽ góp phần lớn vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông, một vấn nạn mà xã hội và đất nước đang cần sự giúp đỡ của chính những con người đang sống trên mảnh đất quê hương Việt Nam.
Làm thế nào để tham gia giao thông an toàn?
- Phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe và chất lượng mũ phải đảm bảo đủ an toàn.Mũ bảo hiểm là vật dụng cần thiết để bảo vệ phần đầu của người điều khiển phương tiện xe hai bánh, tác dụng chính của mũ bảo hiểm là giảm chấn thương sọ não khi lỡ bị tai nạn giao thông
- Chấp hạnh đèn báo hiệu đường bộ, đèn giao thông (còn được gọi là đèn tín hiệu giao thông, đèn điều khiển giao thông, hay đèn xanh đèn đỏ). Đây là một thiết bị về tín hiệu giao thông đặt ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn (thường là ngã ba, ngã tư đông xe cộ qua lại). Đây là một thiết bị quan trọng khong những an toàn cho người tham gia giao thông mà còn tránh gây ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm.
- Tốc độ và khoảng cách giữa các xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép đến mức không nguy hiểm (có thể dừng lại an toàn) trong mọi trường hợp bất ngờ.
- Sử dụng đúng phần làn đường trên đường có nhiều làn xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường. Người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở nơi cho phép, khi chuyển phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
- Vượt xe, khi lái xe trên đường là một trong những kĩ năng người cầm lái cần nắm bắt thiết yếu là kĩ thuật vượt xe. Điều này rất quan trọng bởi chỉ cần sơ suất nhỏ trong quá trình cho xe vượt cũng có thể dẫn đến tai nạn không ngờ tới. Đặc biệt với những tay lái còn non thì càng phải cẩn trọng hơn khi quyết định cho xe vượt .
- Đặc biệt khi tham gia giao thông trên đường tuyệt đối không được vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng, không đi xe đạp mà dàn hàng ngang trên đường, vừa đi vừa trò chuyện hoặc nghịch bậy, phải nghiêm chỉnh tuân thủ chấp hạnh tốt luật giao thông.
- Đặc biết lứa tuổi THCS và THPT không được dùng xe máy để tham gia giao thông. Việc vi phạm giao thông sẽ gây ra những hậu qủa đáng tiếc như đã nêu phần trước.Mỗi người hãy góp phần nhỏ để việc giao thông được trật tự, đó là biểu hiện cảu một đất nước văn minh.
Thanh niên là một lực lượng đông đảo có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần là do thanh niên”. Vậy là những học sinh ta hãy đóng một vai trò to lớn trong việc xây dựng “Văn hoá giao thông” bằng những việc làm cụ thể nhất.
5. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Qua tình huống nêu trên, em thiết nghĩ rằng, nếu được tuyên truyền rộng rãi cho các bạn học sinh nói riêng và mọi người nói chung thì sẽ có ý nghĩa rất quan trọng. Các bạn dần sẽ có ý thứctham gia giao thông đúng luật. Từ đó các bạn còn thấy được rằng tất cả những điều chúng ta được học từ các bộ môn đều có tác dụng và ý nghĩa lớn trong đời sống, không kiến thức nào, không môn học nào được gọi là những thứ không quan trọng cả. Như vậy, các bạn không những biết cách bảo vệ mình mà còn có thêm ý thức học tốt hơn ở tất cả các môn. Và hơn thế nữa, thông qua cách vận dụng các kiến thức để giải quyết những tình huống nêu trên, các bạn học sinh khi được tuyên truyền đều có ý thức vận dụng các kiến thức đã học trong thực tiễn.
Trên cơ sở đó sẽ kích thích tính tò mò, ham học hỏi và đồng thời xác định rõ việc học tập quan trọng như thế nào. Từ đó sẽ thúc đẩy phong trào học tập trong mỗi học sinh và mỗi nhà trường.