Bài dự thi biển đảo Việt Nam

Bùi Thế Hiển
Admin 27 Tháng ba, 2020

Từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân Việt Nam. Viết về biển đảo luôn là nguồn cảm hứng bất tận, bài dự thi biển đảo Việt Nam mà Tìm Đáp Án giới thiệu sau đây là tài liệu hữu ích để các bạn tham khảo.

Cuộc thi tìm hiểu “Biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng” - Năm 2020

A. Thể lệ cuộc thi

I-MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Góp phần tuyên truyền sâu rộng cho các đối tượng tham gia cuộc thi về biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành của HQND Việt Nam. Khơi dậy lòng tự hào về truyền thống dân tộc, Quân đội, Quân chủng Hải quân anh hùng; củng cố niềm tin, ý chí quyết tâm của quân và dân ta; huy động mọi nguồn lực tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc trong thời kỳ mới.

- Các cơ quan, đơn vị tổ chức và tham gia cuộc thi chặt chẽ, nghiêm túc; hình thức phong phú, đa dạng, đúng thời gian; mang ý nghĩa chính trị và tính giáo dục cao, sức lan tỏa sâu rộng trong và ngoài đơn vị.

II-NỘI DUNG CUỘC THI

1- Tên gọi cuộc thi: “Biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm HQND Việt Nam anh hùng”.

2- Nội dung thi tìm hiểu: Gồm 10 câu hỏi (có phụ lục kèm theo).

III- THỂ LỆ CUỘC THI

1- Đối tượng dự thi

- 100% cán bộ, chiến sỹ, QNCN, CNVCQP và các đối tượng khác trong Quân chủng.

- Học sinh, sinh viên, đoàn viên, thanh niên đơn vị kết nghĩa và các địa phương ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với đơn vị.

- Các đối tượng khác.

2- Bài dự thi

- Bài thi viết bằng tiếng Việt, viết tay hoặc đánh máy; trả lời đầy đủ các câu hỏi của Cuộc thi. Bài dự thi có thể dùng tranh, ảnh, video clip để minh họa. Ban tổ chức không nhận bài dự thi photocopy.

- Bài dự thi ghi rõ: Họ tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị, số điện thoại cá nhân. Bài dự thi của các thành phần khác và đơn vị kết nghĩa ghi rõ: Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại cá nhân.

3- Cách thức tổ chức

- Các đơn vị trực thuộc Quân chủng: Căn cứ vào hướng dẫn của Cục Chính trị tổ chức phát động cuộc thi đến các đối tượng trong đơn vị và đơn vị kết nghĩa, địa phương ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo. Tổng kết, trao giải ở cấp mình phù hợp với thực tiễn đơn vị.

- Cấp Quân chủng: Cục Chính trị chủ trì tiếp nhận bài dự thi, tổ chức chấm và tổng kết trao giải cuộc thi vào dịp kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân chủng.

4- Thời gian nhận bài dự thi

- Các đơn vị tiến hành tổng kết trao giải cuộc thi ở cấp mình, sau đó tổng hợp báo cáo kết quả cuộc thi gồm: Số lượng bài tham gia, tỷ lệ % và phân rõ các đối tượng tham gia. Lựa chọn những bài thi tốt nhất của đơn vị mình gửi về cơ quan thường trực Ban tổ chức Cuộc thi (Phòng Công tác Quần chúng: Số 38, Điện Biên Phủ, Hải Phòng) trước ngày 10-4-2020.

- Những đơn vị kết nghĩa; những tỉnh, thành đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với các đơn vị Hải quân gửi bài dự thi về các đơn vị đã ký kết. Các cơ quan, đơn vị khác tổng hợp kết quả tham gia cuộc thi và gửi những bài thi có chất lượng về cơ quan thường trực Ban tổ chức Cuộc thi (Phòng Công tác Quần chúng, Cục Chính trị Hải quân: Số 38, Điện Biên Phủ, Hải Phòng) trước ngày 10-4-2020.

- Bài dự thi của tập thể, cá nhân gửi qua đường bưu điện ghi rõ: Bài dự thi tìm hiểu “Biển, đảo Tổ quốc và truyền thống 65 năm HQND Việt Nam anh hùng”, có địa chỉ, số điện thoại của người gửi và địa chỉ nơi nhận.

5- Giải thưởng

a) Tặng Bằng khen, Giấy khen của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng cho những đơn vị có thành tích xuất sắc và tốt trong tổ chức và tham gia cuộc thi.

b) Tặng Giấy chứng nhận của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng và tiền thưởng kèm theo 5.000.000 đ cho các tác giả đạt Giải A.

c) Tặng Giấy chứng nhận của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng và tiền thưởng kèm theo 3.000.000 đ cho các tác giả đạt Giải B.

d) Tặng Giấy chứng nhận của thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng và tiền thưởng kèm theo 2.000.000 đ cho các tác giả đạt Giải C.

5- Điều kiện đạt giải

- Giải cá nhân: Trả lời đúng, đủ các câu hỏi cuộc thi; câu 10 có nội dung sâu sắc; hình thức trình bày phong phú, sáng tạo...

- Giải tập thể: Đơn vị có tỷ lệ người tham gia dự thi cao, có nhiều bài đạt chất lượng tốt; công tác tổ chức chặt chẽ, có phát động và tổng kết, trao giải cuộc thi ở cấp mình và có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực ở cơ sở để hưởng ứng cuộc thi. Vận động được nhiều đối tượng khác tham gia.

B. Câu hỏi tìm hiểu cuộc thi Biển, đảo Việt Nam

CÂU HỎI THI TÌM HIỂU
“BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC VÀ TRUYỀN THỐNG 65 NĂM
HQND VIỆT NAM ANH HÙNG”

Câu 1: Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 vào năm nào? Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Luật bao gồm những chương, điều nào?

Câu 2: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành bao gồm những mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nào?

Câu 3: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển? Hiện nay, nước ta có bao nhiêu huyện đảo; đó là những huyện đảo nào?

Câu 4: Huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa hiện nay thuộc địa giới quản lý hành chính của các tỉnh, thành phố nào? Nêu những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Câu 5: Hải quân Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Những chiến công tiêu biểu của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành?

Câu 6: Trong lịch sử, bộ đội Hải quân vinh dự được đón Bác Hồ về thăm mấy lần? Thời gian, địa điểm Bác Hồ đến thăm? Dấu ấn và những kỷ niệm sâu sắc của Bác Hồ trong những lần về thăm đó?

Câu 7: Nêu truyền thống 16 chữ vàng của Hải quân Nhân dân Việt Nam? Quân chủng Hải quân vinh dự đư­ợc Đảng, Nhà nư­ớc tuyên dư­ơng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực l­ượng vũ trang nhân dân mấy lần? Vào ngày, tháng, năm nào?

Câu 8: Tính đến hết năm 2019, Quân chủng Hải quân đã ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với bao nhiêu tỉnh, thành phố và cơ quan, đơn vị?

Câu 9: Phương hướng xây dựng Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện đại được Đảng, Nhà nước ta xác định như thế nào? Hiện nay Hải quân Nhân dân Việt Nam có bao nhiêu thành phần lực lượng, đó là những thành phần lực lượng nào?

Câu 10: Cảm nghĩ của đồng chí (anh, chị) về biển, đảo Tổ quốc và người chiến sĩ Hải quân (bằng văn xuôi, truyện, ký, thơ, ca, video clip…), không quá 2.000 từ?

C. Đáp án cuộc thi tìm hiểu Biển, đảo Việt Nam

Câu 1: Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 vào năm nào? Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Luật bao gồm những chương, điều nào?

Đáp án:

Ngày 27/7/1994, Việt Nam nộp lưu chiểu văn kiện phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 tới Ban Thư ký LHQ. Được coi là "Hiến pháp về biển và đại dương.

Luật Biển Việt Nam. Luật Biển Việt Nam được Quốc hội của Việt Nam thông qua vào ngày 21/6/2012. Luật này gồm 7 chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013.

Chương 1: Gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.

Chương 2: Quy định về vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo...

Chương 3: Quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: Đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài...

Chương 4: Dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.

Chương 5: Quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, màu cờ, sắc phục và phù hiệu.

Chương 6: Quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.

Chương 7: Quy định về điều khoản thi hành.

Câu 2: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) ban hành bao gồm những mục tiêu và các giải pháp chủ yếu nào?

Đáp án:

1- Về mục tiêu:

1.1- Mục tiêu đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát:

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hoá sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển.

b) Mục tiêu cụ thể:

Các chỉ tiêu tổng hợp: Các chỉ tiêu về quản trị biển và đại dương, quản lý vùng bờ theo chuẩn mực quốc tế đạt mức thuộc nhóm nước trung bình cao trở lên trên thế giới. Hầu hết các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến biển, đảo được thực hiện theo nguyên tắc quản lý tổng hợp phù hợp với hệ sinh thái biển.

- Về kinh tế biển: Các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Các ngành kinh tế biển phát triển bền vững theo các chuẩn mực quốc tế; kiểm soát khai thác tài nguyên biển trong khả năng phục hồi của hệ sinh thái biển.

- Về xã hội:...

- Về khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển:...

- Về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng:...

1.2- Tầm nhìn đến năm 2045:

Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.

2- Về các giải pháp chủ yếu:

(1) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội.

(2) Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển.

(3) Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển.

(4) Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển.

(5) Tăng cường năng lực bảo đảm QP, AN, thực thi pháp luật trên biển.

(6) Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển.

(7) Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh.

Câu 3: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển? Hiện nay, nước ta có bao nhiêu huyện đảo; đó là những huyện đảo nào?

Đáp án:

1- Nước ta có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.

2- Nước ta có 12 huyện đảo; gồm những huyện đảo:

  • Huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải Phòng.
  • Huyện đảo Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng.
  • Huyện đảo Cô Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh.
  • Huyện đảo Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh.
  • Huyện đảo Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
  • Huyện đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh Quảng Trị.
  • Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng.
  • Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
  • Huyện đảo Phú Quý thuộc tỉnh Bình Thuận.
  • Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
  • Huyện đảo Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang.
  • Huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.

Câu 4: Huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa hiện nay thuộc địa giới quản lý hành chính của các tỉnh, thành phố nào? Nêu những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Đáp án:

Huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa Việt hiện nay thuộc địa giới quản lý hành chính của: thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa;

Trong đó: - Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng;

- Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa;

2- Những bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:

* Giai đoạn nhà nước phong kiến:
Nhà nước phong kiến Việt Nam trong suốt 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thể kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và trường Sa.

Nhà nước Đại Việt thời Chúa Nguyễn: Chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý chứng minh việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đó là sự ra đời và hoạt động thường xuyên, liên tục của đội Hoàng Sa, một tổ chức do Nhà nước lập ra để quản lý, bảo vệ, khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa, về sau lập thêm đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt động theo lệnh của 7 đời chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy.

Nhà nước Đại Việt thời Tây Sơn: Trong thời gian từ năm 1771 đến năm 1801, gần như lúc nào cũng có chiến tranh, trên đất liền cũng như ngoài Biển Đông. Tuy nhiên, các lực lượng của Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh, Tây Sơn đã làm chủ được từng khu vực lãnh thổ thuộc phạm vi quản lý của mình.

Từ năm 1773, Tây Sơn chiếm được cảng Quy Nhơn, tiến về phía Quảng Nam, kiểm soát đến Bình Sơn, Quảng Ngãi, nơi có cửa biển Sa Kỳ và Cù lao Ré, căn cứ xuất phát của Đội Hoàng Sa.

Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, chính quyền Tây Sơn được củng cố một cách hoàn chỉnh và năm 1786, đã ra quyết định phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa, chỉ huy 4 chiếc thuyền câu vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ.

Nhà nước Việt Nam thời nhà Nguyễn tiếp tục sử dụng đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất đất nước, tuy bận việc nội trị, vẫn tiếp tục quan tâm đến việc bảo vệ, quản lý và khai thác khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tháng 7 năm 1803, vua Gia Long cho lập đội Hoàng Sa: Lấy cai cơ Võ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch làm đội Hoàng Sa (theo Đại Nam thực lực chính biên, đệ nhất kỷ, quyển 12).

Tháng giêng năm Ất Hợi (1815) vua Gia Long quyết định; “sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình”...(theo Đại Nam thực lực chính biên, đệ nhất kỷ, quyển 50, tờ 6a).

Năm 1833, 1834, 1836, Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa để dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ...mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc, “Vua Minh Mạng đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc...”.

Như vậy, suốt từ thời chúa Nguyễn đến thời nhà Nguyễn, đội Hoàng Sa, kiêm quản đội Bắc Hải, đã đi làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Những hoạt động này đã được các văn bản nhà nước ghi nhận, như: châu bản của triều đình nhà Nguyễn, các văn bản của chính quyền địa phương như tờ lệnh, tờ tư, bằng cấp,... hiện đang được lưu trữ tại các cơ quan lưu trữ nhà nước.

Trong giai đoạn lịch sử này, có một chứng cứ hết sức quan trọng không thể không đề cập đến khi chứng minh nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự, hiệu quả đối với hai quần đảo này. Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy giờ. Thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc Thừa tuyên Quảng Nam hay Quảng Nghĩa (Ngãi), lúc là phủ khi thì trấn: “Bãi Cát vàng trong phủ Quảng Nghĩa” (Toàn tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá, tự Công Đạo 1686); “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh” (Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn 1776); sang thời Tây Sơn, phủ Quảng Nghĩa đổi thành phủ Hòa Nghĩa. Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

* Giai đoạn Pháp thuộc:

Theo Hiệp ước Pa-tơ-nốt (năm 1884), chính quyền thuộc địa Pháp đã có nhiều hoạt động cụ thể củng cố chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đây là một số hoạt động chủ yếu, có tính pháp lý:

Sau một thời gian tổ chức các cuộc nghiên cứu, khảo sát tại thực địa của các nhà khoa học và những cuộc trao đổi giữ những chính khách Pháp có liên quan đến quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, ngày 8/3/1925, Toàn quyền Đông Dương đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là bộ phận lãnh thổ thuộc địa Pháp. Ngày 19.3.1926, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở đảo Trường Sa cho Công ty phosphat của Bắc Kỳ.

Ngày 13.4.1930, Thông báo Hạm Malicieuse do thuyền trưởng DeLattre điều khiển ra quần đảo Trường Sa theo chỉ thị của toàn quyền Đông Dương dựng bia chủ quyền, đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo, đá, bãi phụ thuộc. Ngày 23/9/1930, Chính phủ Pháp thông báo ngoại giao cho các cường quốc về sự kiện đóng giữ quần đảo Trường Sa theo đúng thủ tục.

Ngày 31.12.1930, Phòng đối ngoại Phủ Toàn quyền Đông Dương gửi báo cáo lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp về những hoạt động đóng giữ đảo Trường Sa và các đảo phụ cận, cũng như các tư liệu khảo cứu về pháp lý bảo vệ cho sự kiện đóng giữ này.

Ngày 11.1.1931, Thống sứ Nam kỳ thông báo cho Toàn quyền Đông Dương về việc sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.

Ngày 4.1.1932, Chính phủ Pháp gửi Công hàm tới Công sứ Trung Quốc tại Paris khẳng định chủ quyền của Pháp đối với Hoàng Sa và đề nghị giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán hữu nghị hoặc bằng phương thức trọng tài quốc tế. Trung Quốc từ chối đề nghị này với lập luận rằng khi vua Gia Long chiếm hữu quần đảo này, Việt Nam là chư hầu của Trung Quốc.

Ngày 18.2.1937, Pháp lại chính thức yêu cầu Trung Quốc áp dụng phương thức trọng tài quốc tế để xác định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc lại khước từ.

Ngày 26.11.1937, Pháp phái kỹ sư trưởng J.Gauthier ra Hoàng Sa để nghiên cứu tìm địa điểm xây dựng đèn biển, bãi đỗ cho thủy phi cơ, nghiên cứu các điều kiện định cư ở quần đảo này.

Năm 1938, Pháp phái các đơn vị bảo an đến đồn trú trên các đảo và xây dựng một hải đăng, một trạm khí tượng được Tổ chức Khí tượng thế giới cho đăng ký với số hiệu là 48859 ở đảo Phú Lâm, trạm vô tuyến điện TSF trên đảo Hoàng Sa.

Ngày 30.3.1938, vua Bảo Đại ký Dụ số 10 sáp nhập Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên thay vì Nam Ngãi trước đây.

Ngày 15.6.1938, Pháp xây dựng xong trạm khí tượng ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa.

Ngày 15.6.1938, Toàn quyền Đông Dương Jules Brevie ký Nghị định 156-S-V thành lập đơn vị hành chính cho quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

Tháng 6.1938, một đơn vị lính bảo an Việt Nam được phái ra đồn trú tại quần đảo Hoàng Sa. Một bia chủ quyền đã được dựng tại đảo Hoàng Sa có khắc dòng chữ: “Republique Francaise – Rayaume d’ Annam – Achipel de Paracel 1816 – Ile de Pattle 1938”.

Trong chiến tranh thế giới lần 2, Nhật Bản tuyên bố sáp nhập các quần đảo trong Biển Đông vào các vùng lãnh thổ mà Nhật đã chiếm đóng. Ngày 4.4.1939, Chính phủ Pháp đã gửi Công hàm phản đối các quyết định nói trên của Nhật và bảo lưu quyền của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Ngày 5.5.1939, Toàn quyền Đông Dương J.Brevie ký Nghị định số 3282 tách đơn vị hành chính Hoàng Sa thành hai đơn vị: “Croissant và các đảo phụ thuộc”, “Amphitrite và các đảo phụ thuộc”.

Ngày 26.11.1943, Tuyên bố Cario về việc kết thúc chiến tranh với Nhật và giải quyết các vấn đề sau chiến tranh, trong đó có vấn đề lãnh thổ nước khác bị Nhật chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914.

Ngày 15.8.1945, Nhật thua trận phải rút khỏi Đông Dương và ngày 26.8.1945, quân đội Nhật phải rút quân khỏi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

*Giai đoạn 1945 – 1975:

Trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2.9.1945, không còn ràng buộc và Hiệp định Pa-tơ-nốt 1884, song Pháp cho rằng theo Hiệp định sơ bộ ngày 6.3.1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc về Pháp, trong vấn đề chống lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Theo Hiệp định ngày 8.3.1949, Pháp dựng lên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu; tuy nhiên trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1949, tổ chức khí tượng Thế giới (OMM) đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số hiệu 48860, Trạm Ba Bình số hiệu 48419.

Ngày 8.3.1949, Pháp ký với Bảo Đại Hiệp định Hạ Long trao trả độc lập cho chính phủ Bảo Đại. Tháng 4, Hoàng thân Bửu Lộc, tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Ngày 14.10.1950, Tống trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa chính phủ Pháp và chính phủ Bảo Đại.

Từ ngày 5 đến ngày 8.9.1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng, ngày 5.9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận, đã bác bỏ đề nghị của ngoại trưởng Gromưco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung: Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam.
Ngày 7.9.1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam. Không một đại biểu nào trong Hội nghị có bình luận gì về tuyên bố này. Ngày 8.9.1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7 của Hòa ước ghi rõ: “Nhật Bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly” (khoản f).

Ngày 20.7.1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết đã công nhận một nước có nền độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất. Điều 1 của Hiệp định đã quy định lấy sông Bến Hải (vĩ tuyến 17) làm giới tuyến tạm thời để phân chia quyền quản lý lãnh thổ giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Giới tuyến tạm thời này cũng được kéo dài bằng một đường thẳng từ bờ biển ra ngoài khơi (Điều 4). Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam.

Tháng 4.1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa.

Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc và Philippin tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối: Ngày 24/5 và ngày 08/6/1956, Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa “luôn luôn là một phần của Việt Nam” và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.

Ngày 22.8.1956, Tàu HQ04 của Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã ra đảo Trường Sa cắm bia chủ quyền, dựng cờ, bảo vệ quần đảo trước hành động xâm chiếm trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam của Đài Loan và Philippin.

Ngày 20.10.1956, bằng Sắc lệnh 143/VN, Việt Nam Cộng hòa đã đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

Năm 1960, Việt Nam Cộng hòa có quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thược, cán bộ hành chính hạng 1 tại Tam Kỳ, Quảng Na, giữ chức Phái viên hành chính Hoàng Sa; ngày 27.6.1961, bổ nhiệm ông Hoàng Yêm giữ chức phái viên hành chính Hoàng Sa. Ngày 13.7.1961, Việt Nam Cộng hòa sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam. Ngày 11.4.1967, Việt Nam Cộng hòa ban hành Nghị định số 809-NĐ-DUHC cử ông Trần Chuân giữ chức Phái viên hành chính xã Định Hải (Hoàng Sa), quần Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 21.10.1969, bằng Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26 của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa sáp nhập xã Định Hải (quần đảo Hoàng Sa) vào xã Hòa Long, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 13.7.1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt nam.

Ngày 6.9.1973, Tổng trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định 420-BNV-HCĐP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa và xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Từ 17.1 đến 20.1.1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiếm nhóm phía Tây, quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã chiến đấu quả cảm, nhiều binh sỹ đã anh dũng hy sinh, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không cản phá được hành động xâm lược của Trung Quốc. Tuy nhiên trên mặt trận ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liên Hợp quốc và cộng đồng quốc tế: Ngày 19.1.1974, Bộ ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã ra Tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiện này:

- Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

- Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.

- Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.

Ngày 1.2.1974, Việt Nam Cộng hòa tăng cường lực lượng đóng giữ, bảo vệ quần đảo Trường Sa trong tình hình Trung Quốc tăng cường sức mạnh tiến hành xâm chiếm lãnh thổ mà theo nhận định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: “Trung cộng sẽ đánh Trường Sa và xâm chiếm bằng vũ lực giống như Hoàng Sa, có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ”.

Ngày 2.7.1974, tại Hội nghị Luật Biển lần thứ 3 của Liên Hợp quốc tại Caracas, đại biểu Việt Nam Cộng hòa đã lên tiêng tố cáo Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này là không tranh chấp và không thể chuyển nhượng.

Ngày 14.2.1975, Việt Nam Cộng hòa công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

* Giai đoạn 1975 đến nay:

Ngày 5 tháng 4 năm 1975, Bộ Tư lệnh Hải quân nhân dân Việt Nam đã triển khai kế hoạch tiếp quản quần đảo Trường Sa.

Từ ngày 13 đến 29.4.1975, các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.

Ngày 5.6.1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 2.7.1976, tại kỳ hợp thứ nhất Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu ngày 25.4.1976 đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ, quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Ngày 12.5.1977, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 28.9.1979, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Sách trắng: chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó đã giới thiệu 19 tài liệu liên quan đến chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tháng 12.1981, Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố Sách trắng “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam”.

Cho đến nay, ngoài những hoạt động kể trên, Việt Nam đang đóng giữ và quản lý 21 đảo, 33 điểm đóng quân tại quần đảo Trường Sa; không ngừng củng cố và phát triển các cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Như vậy, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ chứng cứ về lịch sử, cơ sở pháp lý và thực tế để khẳng định điều đó.

Câu 5: Hải quân Nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Những chiến công tiêu biểu của Hải quân Nhân dân Việt Nam trong 65 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành?

Đáp án:

1- Hải quân nhân dân Việt Nam được thành lập: Ngày 7.5.1955, tại số 87 Hoàng Hoa Thám, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

2- Những chiến công tiêu biểu của Hải quân nhân dân Việt Nam:

- Tám chiến công tiêu biểu:

(1) Đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5 tháng 8 năm 1964.

(2) Cùng quân, dân miền Bắc đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ.

(3) Làm nòng cốt đánh thắng chiến tranh phong tỏa sông biển miền Bắc bằng thủy lôi và bom từ trường của đế quốc Mỹ.

(4) Mở đường Hồ Chí Minh trên biển Đông- con đường huyền thoại để vận tải chi viện cho chiến trường miền Nam.

(5) Chiến công trong tác chiến đặc công Hải quân, một cách đánh độc đáo, sáng tạo và hiệu quả cao.

(6) Tham gia cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

(7) Chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển, đảo phía Tây Nam và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia và Lào.

(8) Xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm nòng cốt quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.

Câu 6: Trong lịch sử, bộ đội Hải quân vinh dự được đón Bác Hồ về thăm mấy lần? Thời gian, địa điểm Bác Hồ đến thăm? Dấu ấn và những kỷ niệm sâu sắc của Bác Hồ trong những lần về thăm đó?

Đáp án:

1- Trong lịch sử, bộ đội Hải quân vinh dự được Bác Hồ về thăm 3 lần; thời gian, địa điểm Bác Hồ đến thăm:

- Lần thứ nhất, Bác đến thăm bộ đội Hải quân ngày 30.3.1959, tại Trường Huấn luyện Hải quân và Xưởng 46 - thành phố Hải Phòng.

- Lần thứ hai, ngày 15.3.1961 tại cơ quan Cục Hải quân – TP. Hải Phòng.

- Lần thứ ba, ngày 13.11.1962 tại Đoàn 135 tàu Phóng lôi - Căn cứ Vạn Hoa, tỉnh Quảng Ninh.

2- Dấu ấn và những kỷ niệm sâu sắc của Bác Hồ trong những lần về thăm:

Lời Bác dặn khi về thăm bộ đội Hải quân vào ngày 15 tháng 3 năm 1961: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó” và Bức ảnh “Bác Hồ đội mũ Hải quân” cùng chiếc mũ Hải quân Bác đội. Lời dạy đó của Bác vừa là lời chỉ bảo ân tình, sâu sắc, vừa là mệnh lệnh thiêng liêng, trở thành tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong xác định nhiệm vụ và hành động của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam.

Câu 7: Nêu truyền thống 16 chữ vàng của Hải quân Nhân dân Việt Nam? Quân chủng Hải quân vinh dự đư­ợc Đảng, Nhà nư­ớc tuyên dư­ơng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực l­ượng vũ trang nhân dân mấy lần? Vào ngày, tháng, năm nào?

1- Truyền thống 16 chữ vàng của HQND Việt Nam anh hùng:

  • Chiến đấu anh dũng;
  • Mưu trí sáng tạo;
  • Làm chủ vùng biển;
  • Quyết chiến, quyết thắng.

2- Quân chủng Hải quân vinh dự được Đảng, Nhà nước tuyên dương Danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân hai lần:

  • Lần 1 vào ngày 13 tháng 12 năm 1989 (Theo Lệnh số 316/KT-HĐNN);
  • Lần 2 vào ngày 18 tháng 12 năm 2014 (Theo Quyết định số 3386/QĐ-CTN).

Câu 8: Tính đến hết năm 2019, Quân chủng Hải quân đã ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với bao nhiêu tỉnh, thành phố và cơ quan, đơn vị?

Đáp án:

Tính đến năm 2019, Quân chủng Hải quân đã ký kết Chương trình phối hợp tuyên truyền biển, đảo với: 63 tỉnh, thành phố và 15 cơ quan Trung ương, cơ quan thông tấn báo chí.

Câu 9: Phương hướng xây dựng Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện đại được Đảng, Nhà nước ta xác định như thế nào? Hiện nay Hải quân Nhân dân Việt Nam có bao nhiêu thành phần lực lượng, đó là những thành phần lực lượng nào?

Đáp án:

Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Nghị quyết TW4 (khóa X) “về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X “Về xây dựng khu vực phòng thủ”...; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng lần thứ XI về xây dựng lực lượng Hải quân hiện đại và thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc trong giai đoạn mới; phương hướng xây dựng HQND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong giai đoạn hiện nay là:

- Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, tích cực, chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng trong xử lý các vấn đề trên biển.

- Tập trung xây dựng Quân chủng vững mạnh về mọi mặt, trước hết vững mạnh về chính trị, nâng cao sức mạnh chiến đấu, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu, quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

- Không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy, bảo đảm an toàn mọi mặt.

- Làm tốt công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội; thực hiện có hiệu quả lao động sản xuất kết hợp kinh tế với quốc phòng.

- Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại quân sự, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, góp phần xây dựng vùng biển hòa bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước.

- Xây dựng Đảng bộ TSVM, các tổ chức quần chúng vững mạnh; nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, đẩy mạnh phong trào hành động cách mạng, cống hiến tài năng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2- Hiện nay HQND Việt Nam có 5 thành phần lực lượng, gồm:

- Tàu mặt nước

- Tàu Ngầm

- Pháo binh - Tên lửa bờ

- Không quân Hải quân

- Hải quân Đánh bộ; Đặc công Hải quân và lực lượng phòng thủ đảo.

Câu 10: Cảm nghĩ của đồng chí (anh, chị) về biển, đảo Tổ quốc và người chiến sĩ Hải quân (bằng văn xuôi, truyện, ký, thơ, ca, video clip…), không quá 2.000 từ?

Bài dự thi biển đảo Việt Nam năm 2019

I/ TRẮC NGHIỆM : Đánh dấu X vào câu mà em chọn

Câu 1: Đáp án Việt Nam với bờ biển dài trên 3.260 km

Câu 2: Đáp án Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố trực thuộc TW tiếp giáp với biển .

Câu 3: Đáp án Vào nửa đầu thế kỷ XVII , Chúa Nguyễn tổ chức “Đội Hoàng Sa”, lấy người từ phủ Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa của các tàu đắm, đánh bắt hải sản quý hiếm mang về dâng nộp triều đình; đồng thời đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên quần đảo. Chúa Nguyễn tổ chức thêm “Đội Bắc Hải”, lấy người từ phủ Bình Thuận và đặt bia chủ quyền vào năm 1816.

Câu 4: Đáp án Hàng năm vào Cuối tháng 3 Âm lịch huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tri ân những hùng bình năm xưa có công ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, dựng bia chủ quyền, khẳng định chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

Câu 5: Đáp án Quần đảo Trường Sa giải phóng vào 29/4/1975.

Câu 6: Đáp án Vai trò của Quần đảo Trường Sa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? Cả hai phương án

Câu 7: Hiện nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trực thuộc các tỉnh, thành phố nào của Việt Nam

Đáp án :Tỉnh Khánh Hòa (quần đảo Trường Sa), Thành phố Đà Nẵng (quần đảo Hoàng Sa)

Câu 8: Huyện đảo Trường Sa có bao nhiêu xã, thị trấn?

Đáp án :3 xã, thị trấn (thị trấn Trường Sa, xã Sinh Tồn và xã Song Tử Tây)

Câu 9: Biển Khánh Hòa có chiều dài bao nhiêu km tính theo mép nước? có bao nhiêu đảo lớn, nhỏ gần bờ và trên bao nhiêu đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa?

Đáp án : Biển Khánh Hòa có chiều dài tính theo mép nước khoảng 385km; có gần 200 đảo lớn, nhỏ gần bờ và trên 100 đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa

Câu 10: Khánh Hòa có bao nhiêu xã, phường, thị trấn tiếp giáp với biển?

Đáp án : có 6/9 huyện, thị xã, thành phố với 48/138 xã phường tiếp giáp biển.

Câu 11: Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào ngày, tháng, năm nào?

Đáp án : Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 vào Ngày 23/6/1994

Câu 12: Quốc hội (khóa XIII) đã thông qua Luật Biển Việt Nam vào ngày, tháng, năm nào? gồm bao nhiêu chương, bao nhiêu điều và có hiệu lực thi hành từ ngày, tháng, năm nào?

Đáp án : Ngày 21/6/2012, Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013

Câu 13: Nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển được ghi trong Điều 4 Luật Biển Việt Nam như thế nào?

Đáp án : Cả ba phương án

PHẦN II: THI VIẾT

Câu 1 : Những nội dung cơ bản trong tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 12/5/1977) về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

Đáp án : Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.

Câu 2 : Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam bao gồm mấy đoạn nối bao nhiêu điểm, hãy kể tên từng điểm?

Đáp án : Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm 0 nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia. Điểm A1: Hòn Nhạn (Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lan; A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu); A6: Hòn Hải (Bình Thuận); A7: Hòn Đôi (Khánh Hòa); A8: Mũi Đại Lãnh (Phú Yên); A9: Hòn Ông Căn (Bình Định); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).

Câu 3: Những quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta giải quyết các vấn đề ở Biển Đông?

Đáp án : Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rất rõ quan điểm:

Việt Nam đã tuyên bố và khẳng định rất rõ ràng lập trường của mình: giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo với các nước khác bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, pháp luật và thực tiễn quốc tế.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, việc quán triệt và tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giữ gìn hòa bình để phát triển kinh tế, đưa đất nước ra khỏi trình trạng kém phát triển, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đồng thời bảo đảm an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển; đồng thời đẩy mạnh công tác đàm phán, phân định biển với các nước láng giềng; tăng cường hợp tác trên biển theo tinh thần Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC giữa Trung Quốc và ASEAN, nâng những nguyên tắc đó lên cao

Câu 4: Bạn hãy nêu mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của Chiến lược biển Việt Nam và của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020?

Đáp án : Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định: Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh.

Với mục tiêu cụ thể: Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển. Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh. Phát triển mạnh cả khai thác, chế biến sản phẩm từ biển và phát triển các ngành dịch vụ biển. Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển; xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả; mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.

Câu 5. Bạn hãy viết suy nghĩ tình cảm, trách nhiệm của mình đối với biển, đảo nói chung và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng thông qua bài viết, sáng tác (như thơ, nhạc, ký, thư…). Bài viết không quá 1.000 từ.

Mẫu số 1: Bài dự thi biển đảo Việt Nam

Trường Sa luôn ngự trị trong trái tim tôi. Đó là mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc - nơi đầu sóng ngọn gió, nơi có cột mốc chủ quyền, nơi lá cờ Tổ quốc luôn tung bay.

Tuy không gặp mặt cũng chẳng biết tên các anh, nhưng tôi biết, ở nơi ấy, các anh đang ngày đêm chiến đấu để những người dân chúng tôi có cuộc sống bình yên.

Tôi đã khóc, không cầm được nước mắt khi được chứng kiến những hình ảnh chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư và bà con ngư dân.

Từ xưa đến nay, bao nhiêu liệt sĩ đã ngã xuống để cố giữ cho bằng được lá cờ Tổ quốc trên đảo, bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh trong quá trình xây dựng đảo để khẳng định chủ quyền Việt Nam. Quá khứ bi tráng, có dùng vô vàn lời lẽ vàng ngọc cũng không thể tả hết được lòng dũng cảm và niềm thương tiếc vô hạn. Mỗi một đồng chí ra đi, hàng triệu đồng bào rơi lệ.

Tình cảm sâu sắc với biển đảo

Từ thuở bé thơ tôi đã biết đến Trường Sa qua những cuốn sách của ông, qua bài học địa lý các thầy cô đã dạy. Tôi có một người bạn có cha là chiến sĩ Trường Sa. Thấy bạn ngày đêm mong ngóng thư từ đảo gửi về, tâm hồn non nớt của tôi đã bắt đầu hiểu về sự xa cách chia ly ấy.

Một hôm, bạn khóc khi đọc lá thư, tôi lo lắng hỏi cha bạn ra sao, bạn bảo cha vẫn ổn, nhưng một chú đồng đội đã hy sinh. Lúc ấy nhìn vào đôi mắt bạn, tôi hiểu thế nào là nỗi đau mất người thân. Thêm một lần nữa đất của Tổ quốc lại nhuốm máu một người chiến sĩ.

Lớn thêm chút nữa, tôi dần hiểu thêm cuộc sống gian khổ của các anh lính đảo. Nơi ấy thời tiết khắc nghiệt, bão táp bủa vây. Ngôi nhà giàn của các anh luôn chao đảo trước sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên. Nhưng giống như một cây dừa nhỏ nhoi, chênh vênh giữa trùng khơi nhưng vô cùng kiên định, vững chắc, bão giông không đốn ngã. Trong gang tấc giữa cái sống và cái chết, các anh vẫn một lòng chắc tay súng, vẫn một lòng trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; các anh vẫn bám trụ đến cùng, dẫu có hy sinh cũng vẫn mỉm cười.

Người lính như các anh cũng có gia đình, có vợ con, có bạn bè. Có chiến sĩ, vợ ốm nặng, phải cấp cứu ở bệnh viện. Anh gạt nước mắt, bình tĩnh, tự đấu tranh tư tưởng, vẫn thực thi nhiệm vụ ở ngoài khơi và gọi điện nhờ bà con làng xóm trong đất liền giúp đỡ. May mắn, cơn hoạn nạn đã qua, và anh lại xúc động một lòng phục vụ đất nước. Có những người lính rất bản lĩnh, không tiếc thân mình chống đỡ với bão tố để bảo vệ nhà giàn, bảo vệ cột trụ của tổ quốc.

“Bao đêm anh ở nhà giàn

Biển trời thấp thoáng muôn vàn vì sao

Sóng đêm nỗi nhớ cồn cào

Gió đưa hơi thở, dội vào phương em”…

Trong lúc này, khi những người dân ở đất liền chúng tôi đang yên ổn, hạnh phúc cùng gia đình đón mừng năm mới thì các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư và bà con ngư dân đang trụ lại ngoài khơi xa chiến đấu dù mang trong lòng niềm nhớ nhung gia đình da diết. Nhưng chúng tôi không một ai quên các anh. Giờ nghĩ lại mới thấy nhiều lúc tôi chỉ biết than vãn một cách ích kỷ, nhưng những nỗi khổ đó có đáng gì so với các anh. Hạnh phúc, bình yên mà chúng tôi đang được hưởng, cũng là do mồ hôi xương máu của các anh đem lại.Bài thơ của người lính dù mộc mạc nhưng đã bày tỏ tình yêu vô bờ bến với nhân dân, với Tổ quốc, với đồng đội. Tình yêu đó luôn bùng cháy thành ngọn lửa quyết tâm trong trái tim mỗi chiến sĩ Trường Sa. Các anh sẵn sàng hy sinh chứ không để chủ quyền bị xâm phạm, không để mất chủ quyền. Đối với các anh, mỗi tấc đất của tổ quốc đều thấm đẫm bao nhiêu xương máu của cha ông, của nhân dân ta. Bởi lẽ đó, các anh không tiếc mạng sống của chính mình.

Càng hiểu về các chiến sĩ, kiểm ngư và bà con ngư dân, càng thêm yêu biển hơn, yêu Tổ quốc hơn. Cuộc sống của họ hòa vào màu thiên thanh của trời, màu thăm thẳm của đại dương bao la. Nơi ấy mưa gió bão táp có thể bủa vây bất cứ lúc nào, những con tàu thường xuyên chao đảo giữa sức mạnh của thiên nhiên nhưng anh em ngư dân đâu hề nao núng, vẫn một lòng thức đêm trực ngày, một lòng sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng.

Mở vội máy tính, tôi tìm thấy tên các anh, những liệt sĩ đã hy sinh giữa biển khơi. Đó là anh Trần Văn Phương, Chỉ huy trưởng đảo Gạc Ma, đã không lùi bước trước quân thù và hy sinh anh dũng. Đó là bạn Quách Hoàng Lâm, sinh năm 1984 chỉ bằng tuổi tôi nhưng đã hy sinh khi mới 22 tuổi.

Đó là anh Vương Viết Mão hy sinh khi xây dựng đảo. Đó là anh Nguyễn Văn Thi đã hy sinh thân mình để cứu chiếc xuồng quý giá của đồng đội. Các bạn, các anh ơi, có lời nào có thể nói hết lòng tiếc thương vô hạn với các anh đây? Xưa nay bao chiến sĩ đã ngã xuống đề giải phóng đất nước, bây giờ đến các anh ngã xuống để giữ từng tấc đất giữa biển khơi. Vàng bạc châu báu dù nhiều đến tột cùng cũng đâu thể sánh bằng tấc đất các anh đã dùng máu để bảo vệ đó!

Ngày nay, trong thời bình, những người lính Trường Sa, những người cảnh sát biển các anh luôn nêu cao truyền thống anh hùng, ngày đêm cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Tuy xa cách nhưng lòng lại luôn bên nhau, vì các anh đã nói: “Hãy tin tưởng vào chúng tôi, dù khó khăn, gian khổ đến đâu chúng tôi vẫn vững lòng bảo vệ biển đảo quê hương."

Đó là lời hứa từ trái tim của các anh. Chúng tôi biết, để giữ được lời hứa đó, có thể các anh sẽ phải đổi bằng chính thân thể đó, chính mạng sống đó. Và chúng tôi cũng biết, dù phải đổi bằng tất cả tính mạng, các anh vẫn sẽ đổi.

Xin gửi tới các anh, từ trái tim chúng tôi – những người dân của đất liền, tấm lòng biết ơn sâu sắc. Các anh là niềm hy vọng, niềm tin yêu vô bờ bến của cả dân tộc. Dẫu mai này vật đổi sao dời, dẫu cho cuộc sống của chúng tôi kết thúc, thì những hình ảnh thiêng liêng nhưng gần gũi, và sự anh dũng của các anh sẽ được truyền lại cho thế hệ sau, để linh hồn của các liệt sĩ mãi mãi không tan thành hư vô trong dòng chảy thời gian vô tận.

Bài dự thi biển đảo Việt Nam

Những trăn trở và hành động cần làm ngay

Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ không chỉ là giữ vững được đường biên giới thực, “biên giới cứng” trên đất liền, trên biển. Nó còn là sự toàn vẹn của “biên giới mềm” - biên giới văn hóa, biên giới trong suy nghĩ của con người. Bảo vệ được "biên giới mềm" đó cũng là điều hết sức quan trọng không kém gì bảo vệ "biên giới cứng". Đó cũng chính là mục tiêu mà cả nước ta đang hành động hết sức mạnh mẽ để đạt được.

Thời gian gần đây, giới trẻ đã cho thấy họ rất có lòng yêu nước, họ đồng cảm với các chiến sĩ cảnh sát biển và ngư dân, họ góp công góp tiền của ủng hộ biển đảo, họ tổ chức các hoạt động, các phong trào ý nghĩa.

Nhưng ở đây tôi muốn nói đến ý thức của chúng ta trên chính các bãi biển trên đất liên. Ở một số bãi biển như Sầm Sơn, Cửa Lò…, rác vẫn được xả thẳng xuống môi trường. Bãi biển biến thành một bãi rác khổng lồ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói là các bạn trẻ lại chiếm phần lớn trong lực lượng xả rác đó. Họ xả rác theo thói quen, tiện tay vứt rác trong sự vô thức của bản thân, trong khi họ rất yêu nước, một lòng hướng về biển đảo quê hương.

Vậy đó, biển đảo Tổ quốc là việc lớn, nhưng trước khi nghĩ đến chuyện lớn lao thì mỗi người chúng ta phải bắt đầu từ những việc nhỏ của bản thân. Chính sự vô ý thức của một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ đã làm xấu đi hình ảnh biển đảo và con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Vừa rồi có vụ một người khách du lịch Tây nhắc nhở các bạn ta về ý thức giữ gìn môi trường bãi biền, làm nhiều người giật mình và xấu hổ cho ý thức của thanh niên ta. Sự thật mất lòng này không ai có thể hoàn toàn phủ nhận cả. Tôi nghĩ rằng với các nhà hoạch định chính sách và những người có trách nhiệm ở các bãi biển hẳn rất rõ điều đó và đang ra sức thực hiện những giải pháp khắc phục vấn đề này, nhưng điều đau lòng ở đây là việc sự vô ý thức đó đã bám sâu vào gốc rễ bộ não của một phần thế hệ trẻ, mà nếu không thay đổi ngay thì ý thức thế hệ tương lai sẽ rất tồi tệ.

Cuối cùng, tôi muốn nêu ra một thông điệp kêu gọi mọi người, bất kể dân tộc, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, hãy cùng nhau hình thành một khái niệm mới là “Văn hóa bảo vệ biển đảo”, hãy làm nó lan tỏa trong cộng đồng và cho cả bạn bè thế giới.

Mẫu số 2: Tình yêu với biển đảo quê hương

“Tôi đang nghe Tổ quốc gọi tên mình bằng tiếng sóng Hoàng Sa, Trường Sa dội vào ghềnh đá”. Có thể nói, từ bao đời nay biển đảo quê hương luôn là một phần máu thịt không thể tách rời trong tim mỗi người dân đất Việt. Biển đảo chính là một món quà vô giá mà thiên nhiên ưu đãi, lịch sử hào hùng trao tặng chúng ta. Chính trên vùng mênh mông đại dương bao la, nơi cột mốc chủ quyền sừng sững như chứng nhân của lịch sử đầy “máu và hoa”, luôn có những con người vẫn ngày đêm canh giữ cho quê hương giấc ngủ yên bình. Chính tại nơi đầu sóng ngọn gió luôn có lá cờ Tổ quốc tung bay đó là nơi những trái tim đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, của đông đảo các thế hệ Việt Nam hướng về với lòng thành kính, yêu thương và biết ơn vô hạn. Vì một lý do rất đơn giản: Đây là quê hương chúng ta.

Thế hệ trẻ chúng tôi được may mắn sinh ra trên đất nước bình yên, sạch bóng quân thù, được tự hào về những trang sử vàng quá khứ hào hùng, bi tráng, được hưởng một niềm ưu ái “Thưở còn thơ ngày hai buổi đến trường/ Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ” (Đỗ Trung Quân). Chúng tôi được lắng nghe lời non sông vọng về qua những trang sách: “Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, cong hình chữ S, chạy từ thị xã Móng Cái (Quảng Ninh) ở phía Bắc đến thị xã Hà Tiên (Kiên Giang) ở phía Tây Nam… Nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa). Theo quan niệm mới về chủ quyền quốc gia thì vùng biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2 ở biển Đông. Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước. Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo, thềm lục địa. Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo”. (trích SGK Địa lý lớp 12)

Qua các bài học lịch sử, địa lí hàng ngày, ý thức về độc lập, chủ quyền và tự hào dân tộc lớn dần lên trong mỗi học sinh. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Người dân Việt Nam đều hướng về biển bằng một tình yêu chung thủy. Đó là niềm tự hào, say mê trước vẻ đẹp của những bãi cát dài, làn sóng biếc, vịnh đảo nên thơ. Biển đẹp dịu dàng như từng lớp sóng âm thầm xô bờ đến khi sóng bào mòn đá lúc nào không hay. Chúng tôi cảm ơn thiên nhiên ưu ái đã ban tặng nơi đây một nét diễm lệ, giàu có về tài nguyên thiên nhiên. Ngư trường rộng lớn, nguồn nhiên liệu dưới lòng biển nhiều, phong cảnh đẹp, con người hòa đồng,… đem đến cho ta nguồn lợi rất lớn. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo đang ngày đêm đón những lượt tàu ra biển để hồi tưởng lại một thời huy hoàng cũng chính là một thắng cảnh đẹp của biển đảo quê hương. Đặc sản tỏi Lý Sơn- thứ quà quí kết tinh tinh hoa đất trời và sự cần cù, chịu khó của con người lao động đang dần vượt ngàn hải lý, xuất khẩu tới những đất nước xa xôi, khẳng định thương hiệu hàng Việt trên trường quốc tế. Hơn hết, “Trường Sa - Hoàng Sa là của Việt Nam”- là dáng hình xứ sở. Những người dân bám đất, bám đảo, chống chọi với cuộc sống khắc nghiệt, thiếu thốn lắm nhưng hạnh phúc nhiều với suy nghĩ:’’Đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Tôi cảm phục trước những bức tượng đài sống của những người chiến sĩ hải quân, đầu đội mũ, tay vác súng đứng canh giữ biển. Giữ đảo chính là đang bảo vệ quê hương mình. Mang trên vai trọng trách bảo vệ quê hương đất nước chính là niềm tự hào của các chiến sĩ hải quân. .

Bác Hồ đã từng căn dặn: “Ngày xưa ta có đêm, có rừng. Ngày nay ta có ngày,có trời, có biển. Bờ biển nước ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn và phát huy nó”. Mỗi người thể hiện tình yêu nước, yêu biển - đảo khác nhau nhưng với tất cả đều thể hiện tình cảm mãnh liệt ấy bằng nhiệt huyết của trái tim và lòng nhân ái. Hãy yêu nước bằng một trái tim nóng, cái đầu lạnh và những hành động thực tiễn góp phần bảo vệ biển đảo như: Học tập nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc để tìm ra phương thức bảo vệ chủ quyền một cách hữu hiệu; Xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lập tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ tổ quốc; Tích cực học tập kiến thức quốc phòng, an ninh, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng; Tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, phong trào mùa hè xanh, phong trào thanh niên tình nguyện hướng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.

Là một học sinh trường..........., bạn và tôi- chúng ta hãy trở thành một tuyên truyền viên giúp mọi người cùng hiểu, cùng nhau giữ gìn biển đảo biên cương của Tổ quốc. Những thanh niên trẻ hãy cống hiến nhiệt tình, sáng tạo góp phần để Việt Nam trở thành quốc gia "mạnh về biển và giàu lên từ biển".

Mẫu số 3: Biển đảo Tổ quốc trong tôi

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”

Cứ mỗi lần nghĩ về biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa tôi thấy thật kiêu hãnh

Mỗi lần đọc bài thơ này của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, tôi lại thao thức về biển về Hoàng Sa – Trường Sa. Trong tôi lại hiện lên thật kiêu hãnh dáng đứng của những người lính đảo xa giữa mênh mông đại dương đang canh giữ cho quê hương yên bình giấc ngủ.

Khi sinh ra tôi đã sống trong thời bình, bom đạn chiến tranh, những ngày đói khổ dường như tôi chưa từng biết đến và trải qua. Tôi chỉ biết lịch sử, quá khứ đáng tự hào của dân tộc qua những trang sách sử, qua báo đài. Từ những trang sách ấy tôi đã lớn lên chan chứa một tinh thần biết ơn với tiền nhân, với quá khứ. Bởi nếu không có thế hệ cha anh đã ngã xuống trong biết bao nhiêu cuộc chiến vệ quốc vĩ đại thì chắc chắn tôi không có mặt trên đời. Ngày nay, dù chiến tranh đã đi qua, đất nước đã hòa bình và phát triển, nhưng biển xa vẫn canh cánh mối lo hiểm họa xâm lăng của các thế lực thù địch. Nên nhiệm vụ của tuổi trẻ, nhiệm vụ của mỗi công dân lại được đặt lên trên hết.

Và ở đó, nơi cách chúng ta hàng trăm hải lý, những chàng trai lính đảo, những con người đầy nhiệt huyết có trái tim yêu nước nhiệt thành luôn biết hi sinh và cống hiến đang ngày đêm đương đầu với sóng dữ. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của Tổ Quốc hôm nay:

Yêu biết mấy những con người đi tới

Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba dữ dội

Chân đạp bùn không sợ những loài sên!

Đường bờ biển nước ta dài trên 3260 km kéo dài từ Móng Cái đến Hà Tiên. Vươn trải ra hướng đông, ta có trên 3000 hòn đảo lớn nhỏ. Từ thuở đội hùng binh Lý Sơn mang gươm vẽ biển ta có Hoàng Sa, Trường Sa với bao đảo nổi đảo chìm. Biển như lòng mẹ bao la mang đến cho ta bao nguồn lợi thủy hải sản, nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Biển chứa chan tình yêu thương vẫn ngày đêm vỗ sóng vào bờ. Khi nhắc đến đây tôi lại thoáng nhớ về kí ức cùng với ông, ông tôi cũng đã run run giọng khàn mà kể với tôi những kí ức còn sót lại mà ông biết về trận chiến ở Đảo Gạc Ma năm 1988. Đó là trận hải chiến mà ông cha ta đã dốc hết sức lực, dùng tất cả sức mạnh để đấu tranh chống kẻ thù Trung Quốc hiểm độc. Ở nơi đó các anh đã dâng hiến tuổi xuân xanh của mình vì độc lập chủ quyền của dân tộc. Các anh hi sinh nhưng trên tay vẫn ôm trọn lá cờ tổ quốc, quyết chiến một lòng một dạ.

Hằng năm, những chuyến tàu vẫn đều đặn chở đoàn công tác từ đất liền ra Trường Sa. Mỗi lần đi qua Gạc Ma, những người con đất Việt không quên thả vòng hoa tưởng niệm. Các anh đã dâng hiến tuổi 20 cho Tổ quốc, nhân dân cả nước sẽ đời đời ghi nhớ công ơn của các anh. Ông tôi nhắm đôi mắt lại khẽ lâu rồi mở ra lặng buồn nhìn về phía xa xăm, và hình như tôi thấy trong ánh nhìn xa xăm ấy của ông tôi là cả một tình yêu không nói nổi nên lời: tình yêu Biển Đảo quê hương.

Nay trong thời bình, hàng trăm ngàn những người lính đã gác lại đời tư, tạm biệt những vùng quê, tạm biệt những thành phố phồn hoa đô hội để đến với biển đảo canh giấc ngủ bình yên cho nhân dân. Giữa bao nhiêu thiếu thốn và cô đơn, những người lính ấy vẫn quyết bám đảo, bám biển để bảo vệ vùng trời biển thiêng liêng mà bao liệt sĩ đã ngã xuống khi cuộc đời còn rất trẻ. Mặc dù chiến tranh tàn khốc đã thôi không trở lại, nhưng những âm mưu độc chiếm, âm mưu muốn tranh giành lãnh thổ của các nước ‘’láng giềng’’ vẫn còn sôi sục đó đây. Biển vẫn ngày đêm sóng dữ chưa nguôi.

Các anh, những người lính trẻ không màng khó khăn, ngày đêm và ngày đêm chiến đấu. Các anh mang trong mình tư thế sẵn sàng, tay cầm súng, đầu mang chí lớn đối mặt với hiểm nguy nhưng can trường và vững chãi, hiên ngang giữa mênh mông biển cả. Tôi cũng chợt nhớ đến nhà văn Nguyễn Thành Long, người đã đưa bạn đọc đến với hình tượng anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn. Mặc dù chịu nhiều gian khổ nhưng anh vẫn tích cực làm việc góp phần vào công việc lao động sản xuất và chiến đấu. Điều đó cho thấy dù có bao nhiêu chông gai, bao nhiêu khó khăn thử thách trước mắt, anh thanh niên nói chung cũng như toàn bộ thế hệ trẻ ngày nay - những người lính biển đảo cao cả đó vẫn ngày đêm rèn luyện, vẫn nung nấu ý chí, dũng khí để bảo vệ quê nhà. Đó là vẻ đẹp muôn đời của dân tộc Việt Nam, một dân tộc:

Đứng vững chãi bốn ngàn năm sừng sững

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa.

Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng

Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà.

(Huy Cận)

Tôi, dù mang trong mình lòng ngưỡng mộ biết ơn nhưng như thế vẫn là chưa đủ, tôi vẫn khao khát được một lần mang trên vai bộ quân phục của những người lính hải đảo, sẽ hành quân trên vùng biển đảo xa xôi đó. Vâng! Khi tổ quốc cần, ta phải biết hi sinh.