620 câu trắc nghiệm phật pháp căn bản

Bùi Thế Hiển
Admin 12 Tháng ba, 2020

Trắc nghiệm phật pháp căn bản có đáp án

620 câu hỏi trắc nghiệm phật pháp căn bản trong bài viết sau đây bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về phật học khóa 1, khóa 2, khóa 3, khóa 4, trắc nghiệm về lịch sử phật giáo Việt Nam, hiến chương giáo hội có đáp án. Sau đây là chi tiết câu hỏi trắc nghiệm về phật pháp căn bản mời các bạn cùng tham khảo.

Câu hỏi trắc nghiệm phật học

1. Chữ “đạo” trong Phật giáo nghĩa là gì?

a. Là tôn giáo như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão.

b. Là bổn phận, là con đường.

c. Là bản thể, là lý tánh tuyệt đối.

d. Đáp án b, c, đều đúng.

2. Chữ “Phật” nghĩa là gì?

a. Bậc hoàn toàn giác ngộ.

b. Người giác ngộ chân chánh.

c. Bậc tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.

d. Bậc cao hơn thượng đế.

3. Ai khai sáng ra đạo Phật?

a. Phật Dược Sư.

b. Phật Di Lặc.

c. Phật A Di Đà.

d. Phật Thích Ca Mâu Ni.

4. Theo lịch sử, đạo Phật có từ khi nào?

a. Từ lúc Phật Đản sanh.

b. Từ lúc Phật Thành đạo.

c. Từ lúc Phật Xuất gia.

d. Trước khi Phật ra đời.

5. Giáo lý đạo Phật gồm những gì?

a. Kinh Nam truyền, Luật Bắc truyền và Luận tạng tổng hợp.

b. Kinh, Luật, Luận của Nam truyền thời phát triển.

c. Kinh, Luật, Luận của Bắc truyền thời nguyên thuỷ.

d. Gồm ba tạng: Kinh, Luật và Luận.

6. “Tự giác viên mãn” nghĩa là gì?

a. Giác ngộ hoàn toàn do các đức Phật quá khứ.

b. Tự mình giác ngộ hoàn toàn do công phu tu tập.

c. Giác ngộ hoàn toàn do tích lũy lòng từ đối với chúng sinh.

d. Giác ngộ do phước huệ đời trước.

7. “Giác tha viên mãn” nghĩa là gì?

a. Chỉ cách giác ngộ cho người khác

b. Sau khi tự mình giác ngộ, hướng dẫn và chỉ dạy lại cho người khác giác ngộ hoàn toàn.

c. Nhờ người khác chỉ cho mình phương pháp giác ngộ.

d. Đáp án a và b.

8. Như thế nào là “Giác hạnh viên mãn”?

a. Những bậc Bồ tát, vừa giác ngộ cho mình và chỉ cho người giác ngộ rốt ráo.

b. Giác ngộ hoàn toàn đầy đủ cho mình và cho người.

c. Tự mình giác ngộ và dạy người giác ngộ như mình.

d. Đáp án a, b và c.

9. Trước khi Bồ tát nhập thai, hoàng hậu Ma Da nằm mộng thấy gì?

a. Bốn vị Thiên Vương khiêng kiệu hoàng hậu đến dãy Hi Mã Lạp sơn.

b. Chư thiên rải hoa khắp cả đất trời.

c. Vị Bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà từ hư không vào hông phải của hoàng hậu.

d. Đáp án a, b và c.

10. Các nhà tiên tri đoán điềm mộng “voi trắng sáu ngà” của hoàng hậu Ma-Da như thế nào?

a. Hoàng hậu sẽ từ trần sau 7 ngày hạ sinh Thái tử.

b. Thành Ca-Tỳ-La-Vệ sẽ mất và rơi vào tay của vua Tỳ Lưu Ly.

c. Hoàng hậu sẽ sinh quý tử tài đức song toàn.

d. Đáp án a và b.

11. Sự ra đời của đức Phật được gọi là gì?

a. Đản sanh, thị hiện, giáng thế

b. Đản sanh, khánh đản, giáng trần

c. Đản sanh, sinh nhật, giáng sinh

d. Đản sanh, giáng sinh, thị hiện.

12. Theo Phật học Phổ thông, Thái tử Tất Đạt Đa xuất gia ngày nào?

a. Mùng 8/4 âm lịch.

b. Mùng 8/2 âm lịch.

c. Mùng 8/12 âm lịch.

d. Mùng 15/4 âm lịch.

13. Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh ở đâu?

a. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Xá Vệ.

b. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Vương Xá.

c. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ca Tỳ La Vệ.

d. Vườn Lâm Tỳ Ni, thành Ba La Nại

14. Vì sao đức Phật thị hiện đản sanh tại thế giới Ta bà?

a. Vì muốn đem lợi ích rộng lớn cho đời.

b. Vì muốn độ tất cả chúng sinh.

c. Vì muốn đem hạnh phúc cho chư thiên và loài người.

d. Đáp án a, b và c.

15. Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật thành đạo ngày nào?

a. Ngày 8/2 âm lịch.

b. Ngày 15/4 âm lịch.

c. Ngày 15/12 âm lịch.

d. Ngày 8/12 âm lịch.

16. Theo Phật giáo Bắc truyền, đức Phật nhập Niết bàn ngày nào?

a. Ngày 8/2 âm lịch.

b. Ngày 15/2 âm lịch.

c. Ngày 15/4 âm lịch.

d. Ngày 15/10 âm lịch.

17. Theo phương diện bản thể, đạo Phật có từ lúc nào?

a. Đạo Phật có từ vô thỉ.

b. Khi có chúng sinh là có đạo Phật.

c. Đáp án a và b.

d. Khi đức Phật đản sinh.

18. Theo Liên Hợp Quốc, Phật đản sinh năm nào được chọn phổ biến nhất?

a. Năm 563 trước Tây lịch.

b. Năm 566 trước Tây lịch.

c. Năm 623 trước Tây lịch.

d. Năm 624 trước Tây lịch.

19. Mẫu hậu, người hạ sinh Thái tử Tất Đạt Đa là vị nào?

a. Hoàng hậu Vi Đề Hy.

b. Hoàng hậu Mạc Lợi.

c. Hoàng hậu Ma Da.

d. Hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề.

20. Ai là người xem tướng cho Thái tử Tất Đạt Đa?

a. Tiên nhân A La Lam.

b. Tiên nhân Tu Đạt Đa.

c. Tiên nhân A Tư Đà.

d. Tiên nhân Uất Đầu Lam Phất.

21. Thái tử Tất Đạt Đa xuất thân từ giai cấp nào?

a. Bà la môn.

b. Thủ đà la.

c. Sát đế lợi.

d. Phệ xá.

22. Thái tử Tất Đạt Đa gặp cảnh người già ở cửa thành nào?

a. Cửa thành Đông.

b. Cửa thành Nam.

c. Cửa thành Tây.

d. Cửa thành Bắc.

23. Thái tử Tất Đạt Đa thấy người bệnh đau đớn ở cửa thành nào?

a. Cửa thành Đông.

b. Cửa thành Nam.

c. Cửa thành Tây.

d. Cửa thành Bắc.

24. Thái tử Tất-đạt-đa gặp ai ở cửa Bắc của thành Ca Tỳ La Vệ?

a. Một người thợ săn.

b. Một cái thây chết.

c. Một vị tu sĩ tướng mạo trang nghiêm.

d. Đáp án a, b và c.

25. Tài năng và đức hạnh của Thái tử Tất Đạt Đa ra sao?

a. Văn võ song toàn.

b. Tài đức, thương người mến vật.

c. Thông minh, khiêm hạ, lễ độ.

d. Đáp án a, b và c.

26. Sau khi sinh Thái tử Tất Đạt Đa, hoàng hậu Ma Da sinh về cõi nào?

a. Cõi trời Hóa Lạc Thiên.

b. Cõi trời Đao Lợi.

c. Cõi trời Phạm thiên.

d. Cõi trời Đâu Xuất.

27. Nhân lễ hạ điền, theo vua cha ra đồng cày cấy, Thái tử Tất Đạt Đa nhìn thấy gì?

a. Cảnh vui sướng của người nông dân.

b. Cảnh tương sát lẫn nhau của côn trùng, cầm thú.

c. Cảnh hoa lá tốt tươi, chim muôn ca hót.

d. Đáp án a, b và c.

28. Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?

a. Bậc Năng nhơn Tịch mặc.

b. Nhà hiền triết của đức Thích Ca.

c. Bậc thông thái.

d. Đáp án a, b và c.

.....................................................

Chi tiết 620 câu hỏi trắc nghiệm phật pháp căn bản và đáp án mời các bạn sử dụng file tải về.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!