4 Cách tréo gà cúng đẹp mắt dịp Tết
Cách tréo gà cúng đơn giản bày mâm cỗ ngày Tết
Cách tréo gà cúng đẹp sẽ tạo nên một mâm cổ thật trang trọng, đẹp mắt, thể hiện cho lòng thành của gia chủ với tổ tiên. Gà tréo cũng là lễ vật không thể thiếu cho những dịp lễ quan trọng như tất niên, năm mới. 4 cách tréo gà đẹp và đơn giản do Tìm Đáp Án đăng tải chắc chắn sẽ giúp bạn đọc tìm ra cách tréo chân gà cúng & cách tréo cánh gà cúng để bày mâm cỗ ngày tết 2022 đẹp mắt.
I. 4 cách bẻ gà cúng đẹp mắt
1. Tréo gà theo kiểu gà chầu
Tréo gà theo kiểu gà chầu tương đối phức tạp và tốn rất nhiều thời gian. Cách tréo gà như sau: Trước tiên bạn hãy dùng dao nhỏ nhọn rạch nhẹ 1 đường ở 2 bên cổ (gần mép miệng con gà).
Sau đó nhét 2 cánh vào sao cho phần đầu cánh lòi ra bên ngoài miệng gà. Nhờ vậy mà phần đầu của gà cúng được cố định thẳng bởi 2 cánh. Riêng phần chân gà, bạn chỉ cần dùng dây buộc khép sát vào thân gà là được.
2. Tréo gà theo kiểu gà cánh tiên
Cách tréo gà cánh tiên khá quen thuộc đối với người Việt. Bởi cách tréo này thường áp dụng và phổ biến trong cuộc sống. Cách tréo gà như sau: Đầu tiên dùng dao khứa nhẹ phần cánh rồi đan 2 cánh chéo vào nhau. Lưu ý hãy đan 2 phần khớp cánh chạm vào nhau để tạo thành hình cánh tiên.
Phần đầu gà nhét vào giữa cánh gà chéo lại. Để cố định hình dáng con gà, bạn hãy dùng dây lạt để buộc chặt lại. Tiếp tục dùng dao khứa vào khớp chân gà, rồi cài khéo léo giấu chân gà vào phần bụng. Lúc này trông chú gà đầu thì ngẩng cao, 2 cánh thì xèo đều nhau.
3. Tréo gà theo kiểu gà quỳ
Tréo gà theo kiểu quỳ sẽ giúp dáng gà luộc trở nên bắt mắt và trang trọng hơn trong mâm lễ vật cúng ngày lễ, tết. Đặc biệt cách tréo gà này giúp gà luộc có phần to hơn so với thực tế.
Cách tréo gà như sau: Trước hết hãy khứa nhẹ khớp chân rồi bẻ quặp 2 chân ra phía sau. Sau đó dùng dây lạt buộc cố định để tạo dáng kiểu gà quỳ tự nhiên. Để cố định phần đầu và phần cánh, bạn hãy cố định đầu gà thẳng về phía trước, khép 2 cánh gà khép vào thân sườn là được.
4. Tréo gà theo kiểu gà bay
Kiểu tréo gà này khá đơn giản nhưng hình dáng gà luộc trên mâm cúng khá bắt mắt và trang trọng. Cách tréo gà như sau: Hai cánh gà hãy bẻ nhẹ nhàng và bắt ngược lên phía trên lưng.
Sau đó hãy dùng dây lạt buộc cố định ở phần khớp xương cánh lên phần đầu gà. Riêng phần chân gà thì xếp gọn lại, ẩn bên trong bụng gà. Lưu ý: hãy giữ cho phần đầu gà luôn hướng về phía trước. Đặc biệt bạn không nên buộc dây lạt quá chặt, điều này sẽ làm rách da gà luộc.
II. Những lưu ý trước khi tréo gà
1. Chọn gà luộc
Để thịt gà thơm ngon, màu da bóng vàng, bạn nên chọn gà thả vườn có cân nặng từ 1,5 – 2kg.
Lưu ý: Nên chọn gà kỹ lưỡng, tránh chọn gà có mầm bệnh, không may ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
2. Cách luộc gà giữ đúng dáng
Để da gà luộc vàng bóng hấp dẫn, không cứng không mềm thì hãy chú ý đến cách luộc như sau:
– Cân lượng nước vừa đủ để luộc gà, khi thấy nước trong nồi sôi lăn tăn thì cho gà vào luộc chín.
– Để da gà đẹp mắt và không bị rách, hãy luộc với ngọn lửa vừa phải. Đừng để nước luộc gà quá sôi, đặc biệt không nên dùng đũa để xiên gà luộc. Thay vào đó dùng tăm nhỏ xiên vào đùi gà để thăm dò độ chín của gà luộc.
– Để da gà màu bóng hấp dẫn, lúc vớt gà ra hãy ngâm gà qua nước lạnh 5 phút nhé.
3. Tạo màu vàng bóng cho da gà cúng
Để tạo màu vàng bóng cho gà luộc, bạn hãy tiến hành cách sau đây: Sử dụng mỡ gà thắng thành dầu, sau đó cho thêm bột nghệ vào rồi đảo đều. Khi gà luộc chín thì bạn dùng cọ quét phủ đều lớp dầu nghệ này lên da gà.
4. Gà cúng luộc bao lâu là được?
Tùy theo độ già của con gà mà thời gian luộc gà cúng khác nhau. Với những con gà già thì thời gian luộc khá lâu tầm 1 tiếng hơn. Ngược lại gà tơ, gà non thì thời gian luộc ngắn hơn. Để nhận biết chính xác độ chín của gà luộc thế nào, bạn hãy sử dụng tăm nhỏ xiên vào phần đùi gà. Nếu xuất hiện máu đỏ chảy ra thì chứng tỏ gà chưa chín.
Trên đây là 4 cách tréo gà cúng đơn giản nhất mà tất cả mọi người chắc chắn đều làm được, không quá khó.