10 nguyên tắc “vàng” giúp bạn sống sót khi máy bay gặp sự cố

Bùi Thế Hiển
Admin 30 Tháng mười một, 2016

10 nguyên tắc "vàng" giúp bạn sống sót khi máy bay gặp sự cố

Các vụ tai nạn hàng không những năm gần đây khiến rất nhiều người hoang mang khi phải đi máy bay. Một thống kê cho thấy, xác suất để xảy ra tai nạn máy bay là rất thấp, thấp hơn cả xác suất xảy ra tai nạn xe buýt. Tuy nhiên bạn vẫn nên nắm vững một số nguyên tắc thoát hiểm khi đi máy bay để đề phòng trường hợp xấu bạn vẫn biết cách xử lý để có lợi nhất cho sự an toàn và tính mạng của mình.

Kỹ năng sinh tồn: Bí kíp rời khỏi đám đông hỗn loạn

Mẹo phòng chống cướp cực hay cho các chị em công sở

Kỹ năng thoát hiểm khi thang máy gặp sự cố

Bí kíp thoát thân "hữu dụng" khi bị chó dữ tấn công

10 nguyên tắc “vàng” giúp bạn sống sót khi máy bay gặp sự cố

Trang bị những kĩ năng này, sẽ làm cho bạn cảm thấy an tâm hơn khi đi máy bay. Ít nhất cũng làm cho bạn bình tĩnh, khi xảy ra trường hợp khẩn cấp. Bình tĩnh là quan trọng. Nếu không, bạn sẽ gặp nhiều rắc rối lớn nếu không biết cách xử lý tình huống.

Những nguyên tắc thoát hiểm khi đi máy bay

1. Nguyên tắc 90 giây

90 giây đầu tiên sau tai nạn vô cùng quan trọng. Nếu bạn giữ bình tĩnh và ra khỏi máy bay nhanh chóng, cơ hội sống sót của bạn sẽ rất cao. 30 giây đầu tiên, lửa sẽ bắt đầu lan vào trong máy bay. Trong 60 giây tiếp theo, khói sẽ trở nên rất độc vì lúc đó, lửa đã thiêu các vật liệu bằng nhựa, vải và nhiên liệu. Sau 90 giây, lửa sẽ nhấn chìm tất cả. Vì vậy, hãy cúi thấp người xuống hết mức có thể để tránh hít phải khói và thoát ra khỏi máy bay trong 90 giây.

2. Tuân thủ nguyên tắc an toàn

Chú ý những quy tắc an toàn tiếp viên phổ biến cho bạn khi chuẩn bị bay. Họ được huấn luyện để đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Những thông tin họ cung cấp là rất quan trọng và có thể sẽ cứu được mạng sống của bạn.

3. Xác định cửa thoát hiểm

10 nguyên tắc “vàng” giúp bạn sống sót khi máy bay gặp sự cố

Ngay khi lên máy bay, hãy xác định vị trí của hai cửa thoát hiểm gần bạn nhất (trước và sau) và cách đến cửa thoát hiểm nếu có vật cản trên đường.

4. Tránh ngạt khói

Nếu máy bay phát lửa: Hãy tìm mọi thứ có thể tẩm ướt để che mũi và miệng của mình, như khăn mù xoa hoặc miếng vải lót ghế phía sau đầu.

5. Giữ bình tĩnh

Một số hành khách hoảng loạn đến mức không tháo được dây an toàn. Một trong những việc then chốt có thể giúp bạn sống sót là lắng nghe và thực hiện theo những chỉ dẫn của phi hành đoàn.

6. Chọn chỗ ngồi an toàn

Những chỗ ngồi cạnh lối thoát hiểm thường được coi là an toàn nhất trên máy bay. Hành khách ngồi sát lối đi thì có khả năng thoát chết cao hơn những người ngồi sát cửa sổ. Ngoài ra theo nghiên cứu, những người ngồi phía đuôi máy bay có tỷ lệ an toàn cao hơn.

7. Tư thế an toàn

10 nguyên tắc “vàng” giúp bạn sống sót khi máy bay gặp sự cố

Khi có dấu hiệu va đập, hãy vào tư thế an toàn ngay: nếu có hàng ghế trước bạn, bắt chéo hai tay trên lưng hàng ghế trước và cúi đầu xuống, đầu ở giữa hay tay. Nếu bạn là hàng ghế đầu tiên, cong người về phía trước, ôm đầu gối, đầu hạ xuống.

8. Khi máy bay đã rơi xuống

Nếu đã ra khỏi máy bay, hãy chạy càng xa càng tốt và nấp ở phía sau một vật thể lớn phòng tránh trường hợp nổ. Nếu hạ cánh trên mặt nước, hãy mặc áo phao vào trước, nhưng đừng làm phồng áo phao trước khi ra khỏi máy bay. Mang theo áo khoác nếu có thể.

10 nguyên tắc “vàng” giúp bạn sống sót khi máy bay gặp sự cố

9. Thắt dây bảo hiểm đúng cách

Hãy đặt dây an toàn thấp, càng gần xương hông bạn càng tốt. Điều đó sẽ tránh cho bạn không bị thương do dây an toàn có thể gây ra cho bạn trong trường hợp va chạm.

10. Không chen lấn, xô đẩy

Xô đẩy, chen lấn sẽ không giúp bạn thoát thân nhanh hơn khỏi máy bay gặp nạn mà thậm chí còn có thể khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Những lưu ý khác khi máy bay gặp nạn:

Nước: Với tốc độ rơi khủng khiếp và độ cao như vậy, cú va chạm với mặt nước sẽ không thoải mái như khi chúng ta đi công viên nước nhưng ít ra chúng ta sẽ không chết. Tuy nhiên, khi rơi từ độ cao đó xuống, chiều sâu của khối nước phải đạt ít nhất là 4m thì bạn mới có cơ hội sống sót. Hãy tránh lao xuống nước khi đang ở tư thế úp mặt hoặc nằm ngửa.

Cây cối: Khi rơi từ trên cao xuống, bạn không thể biết chắc được cấu trúc của những cành cây bên dưới cũng như độ chắc khỏe của những cành cây đó. Tuy nhiên, vài người cũng đã sống sót nhờ rơi xuyên qua những cành cây và được đỡ bởi lớp tuyết dày. Nếu như không thể tìm thấy khối nước nào xung quanh, hãy cố nhắm đến cây cối và hi vọng không có những cành cây quá lớn trên đường rơi của bạn.


Nếu bạn không thấy nội dung bài viết được hiển thị. Vui lòng tải về để xem. Nếu thấy hay thì các bạn đừng quên chia sẻ cho bạn bè nhé!