Toán lớp 4 trang 28 - Bài 11: Biểu thức có chứa chữ (tiếp theo) - SGK Chân trời sáng tạo

Tìm giá trị của biểu thức 3 x a + b nếu: a) a = 8 và b = 15 Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a và b cùng đơn vị đo)....


Câu 1

Tìm giá trị của biểu thức 3 x a + b nếu:

a) a = 8 và b = 15

b) a = 1 và b = 97

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Lời giải chi tiết:

a) Nếu a = 8 và b = 15 thì 3 x a + b = 3 x 8 + 15

                                                      = 24 + 15

                                                      = 39

b) Nếu a = 1 và b = 97 thì 3 x a + b = 3 x 1 + 97

                                                      = 3 + 97

                                                      = 100


Câu 1

Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a và b cùng đơn vị đo).

Gọi S là diện tích của hình chữ nhật.

Công thức tính diện tích hình chữ nhật là: S = a x b

Áp dụng công thức, tính các số đo trong bảng dưới đây:

Phương pháp giải:

Áp dụng công thức S = a x b  ;  b = S : a   ;  a = S : b để tính các số đo trong bảng.

Lời giải chi tiết:

- Nếu a = 7 cm, b = 5 cm thì S = a x b = 7 x 5 = 35 (cm2)

- Nếu a = 7 cm, S = 35 cm2 thì b = S : a = 35 : 7 = 5 (cm)

- Nếu b = 9 cm , S = 144 cm2 thì a = S : b = 144 : 9 = 16 (cm)

Ta có kết quả như sau:


Câu 2

Một hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b (a và b cùng đơn vị đo).

Gọi P là chu vi của hình chữ nhật.

Công thức tính chu vi hình chữ nhật là: P = (a + b) x 2

Áp dụng công thức, tính các số đo trong bảng dưới đây:

Phương pháp giải:

Thay chữ bằng số vào công thức P = (a + b) x 2 rồi tính giá trị của biểu thức.

Lời giải chi tiết:

- Nếu a = 8 cm, b = 6 cm thì P = (a + b) x 2 = (8 + 6) x 2 = 14 x 2 = 28 (cm)

- Nếu a = 12 m, b = 7 m thì P = (a + b) x 2 = (12 + 7) x 2 = 38 (m)

- Nếu a = 20 m, P = 60 m thì 60 = (20 + b) x 2

  Nên b = 60 : 2 – 20 = 30 – 20 = 10

Ta có kết quả như sau:


Lý thuyết



Bài giải liên quan

Từ khóa phổ biến