Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 10 – Chương 1 – Hóa học 9

Đáp án và lời giải chi tiết đề thi kiểm tra 45 phút (1 tiết) – Đề số 10 – Chương 1 – Hóa học 9


Đề bài

Câu 1: Có ống nghiệm đựng các dung dịch: CuSO4, FeSO4, K2CO3. Lần lượt cho dung dịch NaOH vào mỗi ống nghiệm. Dung dịch NaOH phản ứng với:

A.CuSO4, FeSO4.      

B.CuSO4

C. FeSO4                                            

D. CuSO4, FeSO4, K2CO3

Câu 2: Cho 0,2 mol khí SO2 vào dung dịch có chứa 0,3 mol KOH, sau khi phản ứng kết thúc dung dịch có:

A.KHSO3                                            B.K2SO3

C.KHSO3 và K2SO3                           D.K2SO4

Câu 3: Cho 5,6 gam sắt vào dung dịch HCl (dư) thể tích khí H2 thoát ra (đktc) là (Fe = 56):

A.5,6 lít                                                     B.3,36 lít

C.4,48 lít                                                    D. 2,24 lít.

Câu 4: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm khí?

A.BaO và dung dịch HCl

B.Ba(OH)2­ và dung dịch HNO3

C.BaCO3 và dung dịch HCl

D.BaCl2 và dung dịch H2SO4.

Câu 5: Cho phản ứng: \(FeO + Mn({t^0}) \to MnO + X\)

X là chất nào trong số chất sau?

A.Fe                                        B.Fe2O3

C.Fe3O4                                   D.FeO.2Fe2O3.

Câu 6: Thêm 8 gam SO vào 92 gam dung dịch H2SO4 10%. Dung dịch sau cùng có C% là:

A.18%                                     B.17,2%

C.19%                                     D.10%.

Câu 7: Khi cho CaO vào nước thu được:

A.chất không tan Ca(OH).

B.dung dịch Ca(OH)2.

C.chất không tan Ca(OH)2, nước.

D.dung dịch Ca(OH)2 và chất không tan Ca(OH)2.

Câu 8: Đề phân biệt các dung dịch: BaCl2, Ba(OH)2, Ba(NO3)2 người ta có thể sử dụng:

A.dung dịch H2SO4

B.quỳ tím.

C.phenolphtalein.

D,quỳ tím và AgNO3.

Câu 9: Có bao nhiêu chất không tan được tạo ra khi trộn các dung dịch sau theo từng cặp: CuSO4, Fe2(SO4)3, NaOH, BaCl2?

A.3                                          B.4

C.5                                          D.6.

Câu 10: Cho phương trình hóa học sau:

(?)H2SO4 (đặc, nóng) + (?)Cu \(\to\) CuSO4 + SO2 + H2O

Hệ số thích hợp đặt vào dấu (?) trong phương trình họa học trên lần lượt là:

A.1,2                                       B.3,2

C.2,3                                       D.2,1.

Câu 11: Khi cho bột kẽm dư vào dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng dung dịch:

A.không đổi                            B.tăng

C.giảm                                     D.không xác định được.

Câu 12: Sự chuyển hóa nào sau đây không phù hợp?

\(\eqalign{  & A.C( + {O_2},{t^0}) \to C{O_2}( + ddNaOH) \to NaHC{O_3}  \cr  & B.Fe{S_2}( + {O_2},{t^0}) \to Fe( + ddHCl) \to FeC{l_2}  \cr  & C.FeC{l_2}( + ddNaOH) \to Fe{(OH)_2}({t^0}) \to FeO  \cr  & D.AgN{O_3}( + ddHCl) \to AgCl({t^0}) \to Ag \cr} \)

Câu 13. Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần là:

A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe.

B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn.

C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K.

D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe.

Câu 14: Đốt một kim loại (hóa trị II) trong bình kín đựng khí clo, thu được 28,5 gam muối clorua và nhận thấy thể tích khí clo trong bình giảm 6,72 lít (đktc).

Tên của kim loại đã dùng là: (Cu = 64, Zn = 65, Ca = 40, Mg = 24, Cl = 35,5)

A. Đồng                                              B. Kẽm

C. Canxi                                              D. Magie.

Câu 15: Khi làm thí nghiệm, có những khí thải độc hại riêng biệt sau: H2S, HCl, SO2. Để khử độc có thể sục mỗi khí trên vào:

A.Dung dịch NaOH (dư).

B.Dung dịch H2SO4.

C.Dung dịch NaCl.

D.Giấy lọc có tẩm dung dịch NaOH.

Câu 16: Trong các kim loại: Al, Ag, Au, Fe, Cu thì kim loại dẫn điện tốt nhất là:

A.Cu                                                   B.Ag

C.Al                                                    D. Fe

Câu 17: Chất dùng để nhận biết dung dịch H2SO4 đặc, nguội và dung dịch HCl là:

A.Fe                                                    B.Cu

C.NaOH                                              D.Na2O.

Câu 18: Dãy nào sau đây gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl tạo sản phẩm có chất khí?

A.NaOH, Al, Zn.

B.Fe(OH)2, Fe, MgCO3.

C.CaCO3, Al2O3, K2SO3.

D.BaCO3, Mg, K2SO3.

Câu 19: Trường hợp nào sau đây có phản ứng tạo ra sản phẩm là chất kết tủa màu xanh?

A. Cho Al vào dung dịch HCl.

B. Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

C. Cho dung dịch KOH vào dung dịch FeCl3.

D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Cu

Câu 20: Dùng dung dịch nào sau đây để làm sạch Cu lẫn Al, Fe ở dạng bột?

A.H2SO4 lãng dư.

B.FeCl2

C.CuSO4

D.AgNO3.

Lời giải chi tiết

1.Đáp án: (mỗi câu 0,5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

D

C

A

C

D

D

A

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

B

B

C

D

A

B

A

D

D

A

2.Lời giải.

Câu 1: (A)

\(\eqalign{  & CuS{O_4} + 2NaOH \to Cu{(OH)_2} \downarrow  + N{a_2}S{O_4}  \cr  & FeS{O_4} + 2NaOH \to Fe{(OH)_2} \downarrow  + N{a_2}S{O_4} \cr} \)

K2CO3 không tác dụng với dung dịch NaOH do sản phẩm tạo thành là các chất tan được.

Câu 2: (C)

Khi tỉ lệ: \(1 < {{{n_{KOH}}} \over {{n_{S{O_2}}}}} < 2\)  thì sản phẩm là hỗn hợp 2 muối:

Phương trình hóa học: \(\eqalign{  & S{O_2} + KOH \to KHS{O_3}  \cr  & S{O_2} + 2KOH \to {K_2}S{O_3} \cr} \)

Câu 3: (D)

\(\eqalign{  & Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow   \cr  & {n_{Fe}} = {{5,6} \over {56}} = 0,1mol \Rightarrow {n_{{H_2}}} = 0,1mol \cr&\Rightarrow {V_{{H_2}}} = 0,1.22,4 = 2,24l(dktc). \cr} \)

Câu 4: (C)

\(BaC{O_3} + 2HCl \to BaC{l_2} + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O\)

Câu 5: (A)

\(FeO + Mn \to MnO + Fe(X)\)

Câu 6: (C)

\(\eqalign{  & S{O_3} + {H_2}O \to {H_2}S{O_4}  \cr  & {m_{{H_2}S{O_4}}} = {{92.10} \over {100}} + {{8.98} \over {80}} = 19gam.  \cr  & {m_{dd{H_2}S{O_4}}} = 8 + 92 = 100gam\cr& \Rightarrow C\%  = {{19} \over {100}}.100\%  = 19\% . \cr} \)

Câu 7: (D)

CaO + H2O \(\to\) Ca(OH)2.

Ca(OH)2 chỉ tan một phần tạo ra dung dịch Ca(OH)2, phần lớn không tan.

Câu 8: (D)

Quỳ tím trong dung dịch Ba(OH)2 hóa xanh.

\(AgN{O_3} + BaC{l_2} \to 2AgCl \downarrow  + Ba{(N{O_3})_2}.\)

Câu 9: (A)

\(\eqalign{  & CuS{O_4} + 2NaOH \to Cu{(OH)_2} \downarrow  + N{a_2}S{O_4}  \cr  & F{e_2}{(S{O_4})_3} + 6NaOH \to 2Fe{(OH)_3} \downarrow  + 3N{a_2}S{O_4}  \cr  & CuS{O_4} + BaC{l_2} \to BaS{O_4} \downarrow  + CuC{l_2}  \cr  & F{e_2}{(S{O_4})_3} + 3BaC{l_2} \to 3BaS{O_4} \downarrow  + 2FeC{l_3}. \cr} \)

Câu 10: (D)

2H2SO4 (đặc) + Cu \(\to\) CuSO4 + SO2 + 2H2O.

Câu 11: (B)

Zn + CuSO4 \(\to\) Cu + ZnSO4

Cứ 65 gam Zn tan vào dung dịch chỉ tạo ra 64 gam Cu.

Nên khối lượng dung dịch tăng.

Câu 12: (B)

4FeS2 + 11O2 \(\to\) 2Fe2O3 + 8SO2.

Fe2O3 + 6HCl \(\to\) 2FeCl3 + 3H2O.

Câu 13: (C)

Theo dãy hoạt động hóa học của kim loại.

Câu 14: (D)

\(\eqalign{  & M + C{l_2} \to MC{l_2}  \cr  & {n_{C{l_2}}} = {{6,72} \over {22,4}} = 0,3mol \cr&\Rightarrow {n_{MC{l_2}}} = 0,3mol\cr& \Rightarrow M + 71 = {{28,5} \over {0,3}} = 95.  \cr  &  \Rightarrow M = 95 - 71 = 24. \cr} \)

Do đó M là Mg.

Câu 15: (A)

H2S, HCl, SO2 đều được giữ lại trong dung dịch NaOH dư (tạo muối không bay ra khỏi dung dịch)

\(\eqalign{  & {H_2}S + 2NaOH \to N{a_2}S + 3{H_2}O  \cr  & HCl + NaOH \to NaCl + 3{H_2}O  \cr  & S{O_2} + 2NaOH \to N{a_2}S{O_3} + {H_2}O \cr} \)

*Giấy lọc có tẩm dung dịch NaOH không giữ hết các khí thu được.

Câu 16: (B) Ag

Câu 17: (A)

\(Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \)

H2SO4 đặc nguội Fe bị thụ động.

Câu 18: (D)

\(\eqalign{  & BaC{O_3} + 2HCl \to BaC{l_2} + C{O_2} \uparrow  + {H_2}O  \cr  & Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2} \uparrow   \cr  & {K_2}S{O_3} + 2HCl \to 2KCl + S{O_2} \uparrow  + {H_2}O. \cr} \)

Câu 19: (D)

\(2NaOH + CuS{O_4} \to Cu{(OH)_2} \downarrow \text{(màu xanh)} + N{a_2}S{O_4}.\)

Câu 20: (A)

\(\eqalign{  & 2{H_2}S{O_4} + 2Al \to A{l_2}{(S{O_4})_3} + 2{H_2} \uparrow   \cr  & Fe + {H_2}S{O_4} \to FeS{O_4} + {H_2} \uparrow  \cr} \)

Cu không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.



Từ khóa phổ biến