Bài 75: Các số có ba chữ số (tiếp theo)


Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lý thuyết cần nhớ

Hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị; cách đọc và viết số có ba chữ số.

1.2. Các dạng bài tập

- Đọc và viết số

+ Đọc số theo thứ tự các hàng từ trái sang phải: Số có ba chữ số mà chữ số hàng chục bằng 0 thì ta đọc hàng chục là “linh”.

+ Từ cách đọc số, em viết các chữ số tương ứng với các hàng rồi ghép lại để được số có ba chữ số.

- Tìm số liền trước, số liền sau của một số

+ Số liền trước của số A là một số có giá trị bé hơn A một đơn vị

+ Số liền sau của số A là một số có giá trị lớn hơn A một đơn vị.

Bài tập minh họa

Câu 1: Viết, đọc số, biết số đó gồm:

a) 1 trăm, 1 chục và 4 đơn vị.

b) 5 trăm, 6 chục và 0 đơn vị.

Hướng dẫn giải

a) Số gồm “1 trăm, 1 chục và 4 đơn vị” viết là 114 và đọc là một trăm mười bốn.

b) Số gồm “5 trăm, 6 chục và 0 đơn vị” viết là 560 và đọc là năm trăm sáu mươi.

Câu 2: Điền số thích hợp vào ô có dấu “?”.

Hướng dẫn giải

Dựa vào cấu tạo số của số đã cho, xác định chữ số hàng trăm, chữ số hàng chục, chữ số hàng đơn vị rồi viết số đó theo thứ tự từ hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị từ trái qua phải.

Luyện tập

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

- Thực hiện được việc phân tích số có ba chữ số thành các trăm, chục, đơn vị (345 gồm 3 trăm, 4 chục, 5 đơn vị)

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế

Bài học tiếp theo

Bài 76: So sánh các số có ba chữ số
Bài 77: Luyện tập trang 54
Bài 78: Luyện tập chung trang 56
Bài 79: Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
Bài 80: Phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000
Bài 81: Luyện tập trang 62
Bài 82: Mét
Bài 83: Kí-lô-mét
Bài 84: Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 1000
Bài 85: Luyện tập trang 70

Bài học bổ sung