Tuyển chọn 12 đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Mới nhất Năm 2022 và 100 Đề năm 2021

Tải Tuyển chọn 12 đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Mới nhất Năm 2022 và 100 Đề năm 2021
1185 lượt xem
Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Mua sách để ủng hộ tác giả

Tuyển chọn 12 đề thi thử THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Mới nhất Năm 2022 và 100 Đề năm 2021 cung cấp cho các em học sinh và các thầy cô giáo bộ đề file word Hóa học hay nhất, và mới nhất năm 2022, để tham khảo, thử sức và củng cố kiến thức. Thông qua các bài giải chi tiết của từng dạng đề các em sẽ nắm được các kiến thức Hóa trọng tâm, và phương pháp giải, cũng như phần nào định hình các dạng bài, phân loại các cấu trúc đề trong chương trình Hóa học lớp 11,12.

Tham khảo thêm: 14 đề thi thử môn Vật lý THPT Quốc Gia mới nhất năm 2022 và 150 Đề năm 2021


1. Nội dung của 12 bộ đề thi thử Hóa học THPT Quốc Gia mới nhất năm 2022 gồm:

Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 1)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 2)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 3)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 4)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 5)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 6)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 7)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 8)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 9)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 10)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 11)
Đề Thi Thử Tốt Nghiệp 2022 Môn Hóa Có Lời Giải (Đề 12)

2. Tham khảo Cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Hóa học năm 2022:


3. Tập trung vào các kiến thức trọng tâm để đạt điểm cao trong môn Hóa THPT Quốc Gia:

Nắm và hiểu được các nội dung kiến thức nào sẽ xuất hiện trong đề thi giúp các em có cách ôn tập hợp lý hơn. Kiến thức trọng tâm môn Hóa học có trong đề thi gồm:
a) Chương trình hóa học lớp 11:
Phần hóa học vô cơ chương trình hóa 11 hướng tới các nội dung và vấn đề sau:

  • Bảo toàn điện tích.
  • Bảo toàn electron
  • Bảo toàn khối lượng
  • Cân bằng nhanh các phản ứng về oxi – hóa khử
  • Sự điện ly
  • Axit, muối, bazo, ph dung dịch
  • Các bài toán CO2, H3PO4 tác dụng với dung dịch kiềm.
  • Phản ứng thuận nghịch của N2 và H2 tạo NH3

Phần hóa học Hữu cơ chương trình hóa 11 hướng tới các nội dung và vấn đề sau:

  • Xác định cách lập cấu trúc phân tử(CTPT) của hợp chất hữu cơ.
  • Phương pháp giải các bài toán hữu cơ nền tảng (các phương pháp về bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố, trung bình…)
  • Các dạng bài tập về Hidrocacbon và lý thuyết tổng hợp
  • Lý thuyết và tất cả các dạng bài tổng hợp liên quan tới Ancol – Phenol, Andehit và Axit cacboxylic.

b) Chương trình Hóa 12 tập trung phần lớn câu hỏi trong đề thi:
Phần hóa học vô cơ chương trình hóa 12:

  • Cacbon silic (có 1-2 câu)
  • Sự điện ly (có 1-2 câu)
  • Đại cương kim loại (có 3-5 câu)
  • Sắt, Crom và hợp chất của nó (có 2-3 câu)
  • Kim loại kiềm- thổ-nhôm (có 4-6 câu)

 Phần hóa học hữu cơ chương trình hóa 12:

  • Đại cương hóa học hữu cơ hidrocacbon (có 2-3 câu)
  • Ancol-phenol, andehit, axit cacboxylic (có 3-8 câu)
  • Este-lipit, amin, amino axit, protein (có 6-8 câu)
  • Cacbonhidrat và polime (có 2 câu)
  • Tổng hợp hoá hữu cơ, vô cơ (có 1-2 câu)

4. Phương pháp giúp ôn thi THPT quốc gia môn Hóa:
a) Dành cho học sinh có học lực Trung bình khá – Giỏi
Học trong sách giáo khoa: hãy tự giải hết các bài tập có trong SGK để củng cố lại toàn bộ kiến thức. Tuy nhiên đề thi các câu hỏi sẽ thường có kiểu “rập khuôn” như trong SKG mà có sự biến đổi để đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh, phần lớn không yêu cầu học thuộc mà phải biết cách tư duy và vận dụng kiến thức để trả lời. Viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa là cách giúp các bạn nhớ lâu hơn.


Hệ thống hóa toàn bộ kiến thức: kiến thức môn Hóa có sự gắn kết liên tục, mang tính hệ thống và trải đều qua cả 3 năm học do đó khi ôn tập các bạn phải hệ thống hóa, xâu chuỗi các kiến thức có liên quan với nhau.

Sử dụng sơ đồ tư duy (sơ đồ cây): hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những kiến thức mà mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp các bạn hệ thống và ghi nhớ một cách dễ dàng, tổng quát hơn.

b) Dành cho học sinh mất gốc môn Hóa (dưới mức trung bình)

  • Tạo niềm yêu thích với môn học, bỏ qua nỗi sợ, những suy nghĩ tiêu cực về môn Hóa ra khỏi đầu và bắt đầu với việc tự học. Một trong những nguyên nhân khiến bạn mất gốc Hóa đó là không có tính tự giác trong học tập. Vì vậy trong thời gian nước rút này hãy tự nhắc nhở bản thân và rèn luyện tính tự giác trong việc tự học.
  • Các bạn có thể tự học hoặc đăng ký các khóa học trực tuyến (dành cho người mất gốc) và lựa chọn khóa học phù hợp với năng lực của mình để đạt hiệu quả cao hơn.
  • Ôn tập phần kiến thức cơ bản trong SGK: ôn tập từ SGK là điều điều bắt buộc vì ở đây cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và đề thi cũng chỉ luôn xoay quanh khối kiến thức này. Tạo được nền móng vững chắc sẽ khiến bạn làm chủ kiến thức.
  • Làm bài tập và nắm được phương pháp giải cơ bản: ban đầu các bạn chỉ nên dừng lại ở mức làm những bài tập cơ bản, sau đó khi đã vững hơn thì làm tăng dần từng mức độ 1, từ dễ đến khó. Ôn tập theo hướng “chậm mà chắc”.


5. Không có cách học hiệu quả nào bằng 1 cách duy nhất là "Luyện đề" và "Xem lời giải" để lĩnh hội kiến thức

  • Chịu khó luyện đề và xem giải để ngày càng hoàn thiện kiến thức cho mình hơn,được xem là phương pháp hiệu quả nhất trong việc nhớ và vận dụng kiến thức, chính vì vậy timdapan.com tổng hợp và gửi tới các em các bộ đề hay để các em thử sức, nắm phương pháp giải và hoàn thiện, bổ sung các kiến thức còn thiếu vào trong bộ sưu tập trí não của mình.

CLICK LINK DOWNLOAD BỘ ĐỀ TẠI ĐÂY.

AND

THAM KHẢO MỘT SỐ ĐỀ CÁC NĂM TẠI ĐÂY.

Gợi ý cho bạn