Từ Tốt Đến Vĩ Đại (bản đẹp)

Tải Từ Tốt Đến Vĩ Đại (bản đẹp)
12623 lượt xem
Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Mua sách để ủng hộ tác giả

Cuốn sách "Từ Tốt Đến Vĩ Đại" được dịch ra từ bản tiếng anh "Good to Great" của tác giả Jim Collins là một trong những cuốn sách đình đám, nổi tiếng trong giới kinh doanh và là một trong những cuốn sách bán chạy nhất thế giới trong 5 năm qua. Vậy tại sao? những yếu tố cốt lõi nào làm nên giá trị thực của cuốn sách này như vậy, hãy cùng chúng tôi khám phá các thế mạnh mà bạn sẽ khó hoặc có thể nói là hiếm tìm thấy ở những cuốn sách khác.




Làm thế nào để có thể trở thành một công ty trường tồn:


Tác giả Jim Collins luôn trăn trở với câu hỏi lớn “Làm thế nào những công ty tốt, công ty bình thường, hay ngay cả công ty đang trong tình trạng tồi tệ cũng có thể đạt đến mức vĩ đại trường tồn?” Nên ông và các đồng sự đã mất một khoảng thời gian khá dài để nghiên cứu và khám phá ra cách thức để các công ty này TĂNG TRƯỞNG, đạt thành tích cao, chuyển mình và nhảy vọt từ “TỐT” đến “VĨ ĐẠI”.


Những điều được viết ra trong cuốn sách được viết dựa trên những kinh nghiệm của tác giả, mà đó là cả một quá trình nghiên cứu, đúc kết của cả một nhóm. Các kết luận được đưa ra trên cơ sở phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng, do đó tính thực tiễn khi áp dụng các kết luận này khá cao.  Đọc tác phẩm bạn sẽ được mở mang và tiếp xúc với nhiều quan điểm, khái niệm mới. Các khái niệm, quan điểm về quản trị, về xây dựng doanh nghiệp, …sẽ không giống với bất kỳ thứ gì bạn đã đọc, học trước đó. Việc áp dụng nó và áp dụng thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng vận dụng của mỗi người. Một cuốn sách hay để bạn bắt đầu xây dựng những điều vĩ đại!


Cuốn sách bao gồm 9 chương bố cục rõ ràng, rành mạch và kèm theo đó là các phụ lục được ghi chú cẩn thận, chi tiết. Cách trình bày sách logic rõ ràng cùng với những đồ thị, số liệu và biểu đồ được ghi chép rất tỉ mỉ, cẩn thận. Một sự nghiên cứu nghiêm túc và đã trải qua kiểm chứng cụ thể từ sự phát triển nhảy vọt từ mức “tốt” lên “vĩ đại” của 11 công ty. Do đó những thông tin đưa ra cực kì hữu ích và sao sát thực tế hơn bao giờ hết.


Cách lồng ghép so sánh trong quyển sách cũng rất thú vị nhưng lại hiệu quả vô cùng như câu chuyện giữa nhím và cáo trong chương 5 cùng những thông điệp hữu ích “Hãy tự biết mình” và biết cách đưa những tình huống khó xử thành ý tưởng đơn giản nhất. Những điểm quan trọng nhất mà sách nhấn mạnh đó là: ý tưởng, chiến lược, kỷ luật, công nghệ và cuối cùng là cách xây dựng nền tảng để nhảy vọt. Mỗi kết luận này đều mang những ý nghĩa to lớn và hữu ích thậm chí có thể khiến độc giả ngạc nhiên nhưng khó có ai phủ nhận được giá trị cùng những triết lí mà quyển sách mang lại.




Tóm tắt cuốn sách:

Nhà lãnh đạo cấp độ 5

  • Mọi công ty nhảy vọt đều có khả năng lãnh đạo cấp độ 5 trong những năm chuyển đổi quan trọng.
  • Cấp độ 5 muốn nói đến một hình tháp năm cấp bậc thể hiện năng lực điều hành, trong đó Cấp độ 5 là cao nhất. Những nhà lãnh đạo Cấp độ 5 là sự kết hợp đầy nghịch lý giữa sự khiêm tốn cá nhân và nghị lực làm việc. Họ là những người tham vọng, dĩ nhiên, nhưng tham vọng trước hết là vì công ty, chứ không phải vì bản thân họ.
  • Nhà lãnh đạo Cấp độ 5 tạo điều kiện cho người kế nhiệm đạt được những thành công lớn hơn trong thế hệ kế tiếp, trong khi những nhà lãnh đạo Cấp độ 4 chú trọng cái tôi, chỉ tạo điều kiện thất bại cho người kế nhiệm.
  • Nhà lãnh đạo Cấp độ 5 thể hiện sự khiêm tốn, nhún nhường và dè dặt. Ngược lại, hai phần ba công ty đối trọng có những nhà lãnh đạo có cái tôi cực lớn đã góp phần vào sự tan vỡ hay tiếp tục ở mức tầm thường của công ty.
  • Nhà lãnh đạo Cấp độ 5 bị thôi thúc bởi một khát vọng cháy bỏng phải mang lại kết quả bền vững. Họ quyết tâm làm bất cứ điều gì cần thiết để xây nên một công ty vĩ đại, cho dù quyết định đưa ra có khó khăn hay to lớn đến mức nào.
  • Nhà lãnh đạo Cấp độ 5 thể hiện một sự cần cù, như hình ảnh một chú ngựa cày thay vì ngựa biểu diễn.
  • Tấm gương và cái cửa sổ: Nhà lãnh đạo Cấp độ 5 nhìn ra cửa sổ và cho rằng sự thành công là do các yếu tố không thuộc bản thân họ. Nhưng khi mọi việc không được như ý, họ lại nhìn vào gương và tự trách mình, nhận lãnh mọi trách nhiệm. Những vị Tổng giám đốc công ty đối trọng thường làm ngược lại – họ nhìn vào gương để ghi nhận công lao của mình đóng góp vào sự thành công, nhưng lại nhìn ra cửa sổ khi cần đổ lỗi cho những kết quả không như ý.


Con người đi trước, công việc theo sau


  • Những công ty vĩ đại đưa vấn đề con người đi trước vấn đề công việc, trước tầm nhìn, trước chiến lược, chiến thuật, trước tổ chức công ty, trước công nghệ. Đối với họ, con người không phải là tài sản quan trọng nhất. Con người phù hợp mới chính là tài sản quan trọng nhất.


  • Việc đầu tiên những nhà lãnh đạo khởi xướng quá trình chuyển đổi từ tốt đến vĩ đại làm không phải là định hướng xem sẽ lái chuyến xe buýt đi đâu rồi kêu gọi mọi người lên xe. Không, đầu tiên họ tìm cho đúng người để mời lên xe (và mời những người không phù hợp xuống xe), rồi mới nghĩ xem sẽ lái chiếc xe về đâu. Có 3 lý do cho việc này:


  • Nếu bạn bắt đầu với “ai”, rồi mới tới “cái gì”, bạn sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường thay đổi. Nếu người ta tham gia vào chuyến xe chỉ vì chuyện nó đang đi đến đâu, thì chuyện gì sẽ xãy ra nếu bạn đi được 10 cây số thì bạn lại muốn đổi hướng? Lúc đó bạn sẽ gặp rắc rối ngay. Nhưng nếu người ta lên xe vì quan tâm đến những người cũng có mặt trên đó, thì sẽ dễ dàng đổi hướng.
  • Nếu bạn chọn đúng người trên xe, sẽ không có việc phải thúc đẩy hay quản lý con người. Một người phù hợp không cần được quản lý hay thúc đẩy, họ sẽ tự cảm thấy thôi thúc bởi một động lực bên trong.
  • Tầm nhìn vĩ đại mà không có con người vĩ đại cũng trở nên vô nghĩa.
  • Những công ty vĩ đại luôn tuyển đúng người, và có khả năng giữ những người thích hợp. Việc tuyển người của các công ty vĩ đại khắc nghiệt chứ không tàn nhẫn. Họ không xem việc cắt giảm nhân sự, tái cấu trúc công ty như là chiến lược đầu tiên để cải thiện hiệu suất.


Có 3 nguyên tắc khi tuyển người và sử dụng người trong những công ty vĩ đại:


  • Khi còn do dự, đừng tuyển vội và tiếp tục tìm kiếm. Các công ty vĩ đại không theo đuổi mô hình quản trị “”thử nhiều người, chọn một người. Thay vào đó, họ áp dụng phong cách sau:”Hãy dành thời gian khắc nghiệt tuyển những người A+ ngay từ đầu”.
  • Giao cho người giỏi nhất có cơ hội tốt nhất, chứ không phải vấn đề lớn nhất.
  • Khi biết phải thay đổi nhân sự, hãy hành động ngay. Do dự để người không phù hợp vẫn làm việc là không công bằng với những người phù hợp. Tệ hơn là điều này có thể đẩy những người phù hợp ra đi. Hai câu hỏi sau sẽ giúp bạn. Thứ nhất, nếu đây là quyết định tuyển người (chứ không phải là ‘liệu người này có phải ra đi không?’), liệu bạn có tuyển người này không? Thứ hai, nếu người này đến gặp bạn để nói rằng họ muốn ra đi để theo đuổi một cơ hội mới tốt hơn, liệu bạn cảm thấy rất thất vọng hay trong lòng lấy làm mừng rỡ?

Những công ty vĩ đại đặt trọng tâm lên các tính cách cá nhân nhiều hơn trình độ học vấn, kỹ năng thực dụng, kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm làm việc.


Thực tế là một trong những yếu tố quan trọng để đưa công ty từ tốt đến vĩ đại có vẻ rất nghịch lý. Bạn cần những nhà điều hành, một mặt, phải biết tranh luận và đấu tranh, nhiều khi đến mức bạo lực, để tìm ra câu trả lời tốt nhất, nhưng mặt khác, phải chấp nhận đoàn kết vì một quyết định chung, bất kể mối quan tâm riêng.


CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TIẾNG VIỆT TẠI ĐÂY.

CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TIẾNG ANH TẠI ĐÂY.


Gợi ý cho bạn