Tam thiên dịch số - Nguyễn Văn Phận

Tải Tam thiên dịch số - Nguyễn Văn Phận
75 lượt xem
Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Mua sách để ủng hộ tác giả

Từ ngàn xưa cách đây 32.400 năm, con người đã xuất hiện trên địa cầu từ gần một tỷ năm, trải qua nhiều thời kỳ ăn thịt sống và ở trong hang động, bắt đầu có nền văn minh hoàn hảo ở một vài lục địa, trong lúc những nhóm người khác còn sống man dại hay bán khai, trên 4 châu rộng lớn: Đông Thắng Thần châu, Nam Thiện Bộ châu, Bắc Cư Lư châu, Tây Ngưu Hạ châu.
Đặc biệt Tây Ngưu Hạ châu to lớn nhứt kềm thêm 2 đại lục: Lơ Muya ri a ở Thái bình Dương và Ắt lăn tíc ở Đại tây Dương, có dân số tương đối đông hơn và Lơ Muya ri a lại văn minh sớm nhứt, vào khoảng 30.000 năm cách đây, họ chế tạo được đại pháo chống trả với khủng long hoành hành ở Miền Nam đại lục.  Dân số toàn thế giới lúc bây giờ chỉ có 600.000 người, đa số còn man rợ “Cổ nhơn hình tợ thú, duy hữu đại thánh đức” sống ăn lông ở lổ, hang động, đoàn kết nhau chống dã thú để sinh tồn và để có thực phẩm ăn, nếu không thời phải ăn hoa quả, hay rau cải. Họ sống hợp đoàn tạo thành Bộ lạc rải rác theo các hang động.
Dân Lơ muya ri a sử dụng đại pháo cực điểm đánh đuổi khủng long, vô tình cách đây 30.000 năm, khi tiêu diệt được hết khủng long với quá nhiều đại pháo làm rung chuyển cả đại lục, sụp đỗ chìm xuống đáy biển Thái bình Dương, toàn dân phải di tản sang Mỹ châu mang theo tất cả tài liệu kinh điển, xây cất những kim tự tháp cất dấu giữ gìn cho đến ngày nay.


Đại lục Ắt lăn tíc tiếp nối nền văn minh Lơ muya ria a tân tiến chế tạo được phi thuyền không gian, cách đây 15.000 năm, di chuyển khắp nơi qua điện từ trường của một quả cầu pha lê. Họ đi chinh phục khắp nơi trên địa cầu mãi đến cách đây 10.000 năm, khi phi thuyền vượt quá xa chạm vào điện từ trường của địa cầu, dội lại đại lục rúng động chìm xuống đáy biển Đại tây Dương mang theo quả cầu pha lê có điện từ trường cực đại, nằm ở đáy biển vùng Bermuda hiện nay, nhưng vẫn còn chạm với từ trường thiên nhiên tạo ra hấp lực khủng khiếp trong vùng hút mất tàu thuyền, phi cơ xuyên qua vùng, không tìm được dấu vết, với biệt danh “Tam giác Tử thần”


Dân chúng di tản sang Bắc Phi và Âu châu mang theo nền văn minh với tài liệu sang, chúng sống với thổ dân, mạnh mẽ nhứt là nhóm định cư bên bờ sông Nil và Hồng Hải với 3 quốc gia tiên tiến: Ai Cập, Su Dan và Ethiopia, xây cất những kim tự tháp để vừa là mộ phần của quí tộc ướp xác, vừa là nơi dấu giếm kho tàng, kinh sách quí báu của tiền nhân.  Riêng nhóm dân Ethiopia còn mang theo 3 bộ kinh quí báu: Tiên thiên dịch số, Trung thiên dịch số và Hậu thiên dịch số chữ viết theo lối Ắt lăn tíc ngữ, {Lối chữ viết nầy chỉ sử dụng cây que gạch ngắn dài, nguyên vẹn hay đứt khúc, đứng nằm mửng đầu hay mửng dưới: chữ bằng =, chữ âm _ _, chữ dương __ chữ Pi, 2 gạch đứng 1 gạch mửng đầu (chỉ con số 3.1416), chữ số, 2 vạch nằm hai vạch đứng #, chữ khác nhau, 2 vạch nằm dài 1 vạch đứng ≠, chữ Càn 3 vạch nguyên nằm 1 , chữ Khôn 3 vạch đứt 5 , lưu truyền trong dân chúng.}


Chính lối chữ viết nầy đã diễn tả Thái cực là một vòng tròn có 2 chấm Âm và Dương, phân chia Thái cực ra làm 2 phần bằng nhau tréo
lại, theo danh xưng Lưỡng Nghi, bằng chữ viết, theo cơ thể Nam và Nữ: Nam nguyên vẹn bộ phận sinh dục, một vạch nguyên __ , mệnh danh Dương, Nữ kém khuyết bộ phận sinh dục, một vạch đứt _ _ , mệnh danh Âm. Khi Âm tiến lên chiếm một phần nhỏ bên Dương bằng 1 vạch đứt nằm trên và một vạch nguyên nằm dưới, mệnh danh Thiếu Âm, và Dương tiến lên chiếm phần nhỏ của Âm bằng 1 vạch nguyên bên trên và 1 vạch đứt bên dưới, mệnh danh Thiếu Dương. Lần hồi về sau Âm tiến lên trọn vẹn bằng 2 vạch đứt, mệnh danh Thái Âm, Dương tiến lên trọn vẹn bằng 2 vạch nguyên, mệnh danh Thái Dương, được ghi nhận “Lưỡng Nghi sanh Tứ tượng”. Lúc bấy giờ Thái Âm được tăng thêm 1 vạch đứt nữa, mệnh danh mới Khôn 5 ,Thái Dương thêm vạch nguyên nữa, mệnh danh mới là Càn 1 . Tức nhiên bắt đầu 2 cung Càn Khôn cận nhau mà cũng chống đối nhau theo nhơn sinh quan trong Trung thiên đồ bản, nếu Thái Dương yếu chịu cho Âm dẫn đầu tạo ra cung mới Đoài 8 , một vạch đứt ở trên và 2 vạch nguyên ở dưới, nhưng nếu Thái Dương mạnh lên chồng lên Âm tạo ra cung Tốn 6 , 2 vạch nguyên ở trên, một vạch đứt ở dưới. Kế tiếp, Thái Âm mạnh lên đẩy Dương xuống tạo ra cung Chấn 2 , 2 vạch đứt ở trên, 1 vạch nguyên ở dưới, nhưng Thái Âm bị Dương đẩy xuống, tạo ra cung Cấn 4 , 1 vạch nguyên ở trên, 2 vạch đứt ở dưới. Cũng chưa xong Dương bị Thái Âm bao vây Dương cả trên và dưới tạo ra cung Khảm 3 , 1 vạch nguyên ở giữa với 1 vạch đứt ở trên và 1 vạch đứt ở dưới, cuối cùng Thái Dương bao vây Âm cả trên và dưới tạo ra cung Ly 7 , một vạch đứt ở giữa với 2 vạch nguyên bên trên và bên dưới.


Như thế Âm Dương cận đối nhau tạo ra 8 cung trong đó 2 cung chánh Càn và Khôn chỉ Trời và Đất phối hợp nhau sanh ra 6 vận hành riêng biệt nhau cận đối của nhơn sinh quan theo Trung Thiên đồ, còn Càn theo Tiên Thiên đồ và Khôn theo Hậu Thiên đồ, vậy thời Kinh Dịch gồm có 3 thiên đồ mới đầy đủ, nhưng Tàu chỉ chiếm đoạt được Tiên thiên đồ và Hậu thiên đồ do đạo văn của Bách Việt khi xâm lăng lập ra
4 tiểu quốc mới Hàn, Sở, Ngụy và Tần mang về và các môn đệ đem dâng nạp cho Khổng Tử san định rất thiếu sót, nên chỉ dùng Thể và Dụng của Tiên thiên và Hậu thiên dẫn giải chưa được chính xác, nhưng cũng là quý báu lắm rồi lưu truyền lại cả mấy ngàn năm huy hoàng, với tác giả vô danh, mặc dầu nguồn gốc được huyền thoại chứng minh Long mã tải Hà đồ đời Phục Hi và Thần quy phụng Lạc thư đời Châu Văn vương, nhưng Kinh Dịch vẫn nguồn gốc Bách Việt, cũng như thiền học quan trọng ở Tàu nhưng nguồn gốc ở Ấn độ không chối cải được, mặc dầu đã tạo ra Bắc Tông Phật giáo, sửa đổi thiền học ra hình thức chuông mỏ, sớ điệp, cùng lối võ công oai dũng như Thiếu Lâm Tự, còn Trung thiên đồ không chiếm đoạt được, do Tổ tiên Bách Việt khéo cất dấu và bí mật truyền bá lại hậu thế.


Các Triết gia còn thêm phần đem Bát cung chồng lên nhau tạo thành lục thập tứ Thức hệ (Tàu gọi là quẻ). Mỗi thức hệ gồm 2 bán thức hệ (do 2 cung chồng lên mỗi cung là một bán thức hệ) mỗi bán thức hệ gồm có 3 tiểu thức hệ (Tàu gọi là hào). Như thế mỗi thức hệ có 6 tiểu thức hệ. Sau khi hoàn tất trải qua cả ngàn năm, mới phổ biến trong dân gian Ắt lăn Tíc.


Mãi đến khi Ai Cập hùng mạnh tiến binh chinh phục Su Dan và Ethiopia, bắt làm nô lệ phục dịch cho đế quốc Ai Cập, khiến cho dân Ethiopia bất mãn chống đối đế quốc và rút bỏ di dân sang qua Hồng Hải vào địa phận Á rập, họ phải tranh đấu sinh tồn, đồng thời chiếm các đồng cỏ nuôi đàn gia súc, làm lương thực giống như dân du mục, bị tấn công, di dân lên tới Tiểu Á, bị xua đuổi nữa phải chia làm 2 nhánh: Bắc tiến dung nhận với thổ dân Âu châu, Đông tiến, chạm trán với Tân Cương và Tây Tạng rồi tới Mông Cổ, tiến dần tới sông Dương tử Giang định cư dung nhận với thổ dân, dài theo đó cho tới bờ Thái bình Dương trải rộng về phía Nam thành ra 18 tiểu quốc do 18 thị tộc chia rẻ, mà người Tàu gọi chung là Bách Việt.


Công cuộc định cư nầy cách đây trên 7.000 năm tức là Hán tộc còn sống trong thời kỳ Tam hoàng, còn kém văn minh, vẫn còn sống quanh quẩn phía Bắc sông Hoàng Hà, trải qua Hậu Tam Hoàng và Ngũ đế đến Nghiêu Thuấn và Tam đại: Hạ, Thương, Châu từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 14 trước Tây lịch.
Sang tới Đông Châu, Hán tộc bắt đầu Nam Tiến và Tây tiến mở ra thêm 4 nước: Hàn, Sở, Ngụy và Tần đồng hóa các tiểu quốc, chỉ còn Âu Việt , Lạc Việt và Đông Việt. Nhưng Đông Việt và Lạc Việt lại tranh đấu nhau, cuối cùng Lạc Việt của Việt vương Câu Tiển Hùng vương thứ 5 (tức Hùng huy vương) chiến thắng, mở rộng biên cương tới bán đảo Sơn Đông, trải dài xuống tới Phúc Kiến. Nhưng về sau Sở mạnh lên chinh phục hết đất đai, Hùng vương thứ Sáu và thứ Bảy ôm dân bỏ đất, kéo về Miền Nam họp với dân bản xứ Lạc Việt lập ra nước Văn Lang, vẫn còn mang theo bộ kinh Trung thiên dịch số cùng Tiên thiên và Hậu thiên, dấu giếm và tâm truyền tâm trong các quí tộc.
Trong lúc bị đồng hóa ở Hoa Nam, kinh sách bị Tàu thu góp hết, ngay cả 2 bộ Tiên thiên dịch số và Hậu thiên dịch số, bị đưa về Tàu, các đệ tử mang giao cho Khổng Tử san định thành bộ Kinh Dịch, thiếu phần Trung thiên dịch số được cất dấu mang theo về tới Văn Lang chôn dấu trong núi, về sau mới được phát hiện truyền bá trong giới nho học gọi nôm na là “Quẻ Diệc” lưu truyền lại tuy không còn đúng nguyên bản, chưa có ai san định, nên ngày nay không còn thấy sử dụng trong đại chúng nữa.


Soạn giả may mắn khi còn nhỏ được nội tổ dạy học chữ nho, và thường thấy sử dụng 6 đồng tiền gieo quẻ, từ dưới lên trên: ngửa là bề bôi vôi, sấp là phần kia, tức là 6 tiểu thức hệ âm dương, theo lời nội tổ giải thích, hợp lại 3 tiểu thức hệ thành một bán thức hệ tức là một cung trong Bát quái và 2 bán thức hệ hợp nhau thành một thức hệ. Cứ thế mà thành lập ra 64 thức hệ riêng biệt nhau với danh xưng khác nhau.


CLICK LINK DOWNLOAD EBOOK TẠI ĐÂY

Gợi ý cho bạn