Hình học tọa độ Oxyz: dành cho học sinh Yếu - TB

Tải Hình học tọa độ Oxyz: dành cho học sinh Yếu - TB
1057 lượt xem
Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Mua sách để ủng hộ tác giả

Cuốn sách "Hình học tọa độ Oxyz: dành cho học sinh Yếu - TB" (Có đáp án và lời giải chi tiết) của tác giả Đặng Việt Đông biên soạn giúp các học sinh ở mức yếu và Trung bình nắm các phương pháp giải, làm quen với các dạng toán về: HỆ TRỤC TỌA ĐỘ, PHƯƠNG TRÌNH MẶT CẦU, PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG, PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG.

Các dạng bài toán được bố trí theo danh mục sau đây:

HỆ TRỤC TỌA ĐỘ

  • Dạng 1: Các phép toán về toạ độ của vectơ và của điểm.
  • Dạng 2: Xác định điểm trong không gian. Chứng minh tính chất hình học. Diện tích – Thể tích.

PHƯƠNG TRÌNH MẶT CẦU

  • Dạng 1: Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm I và bán kính R.
  • Dạng 2: Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm I và đi qua điểm A.
  • Dạng 3: Viết phương trình mặt cầu (S) nhận đoạn thẳng AB cho trước làm đường kính.
  • Dạng 4: Viết phương trình mặt cầu (S) đi qua bốn điểm A, B, C, D (mặt cầu ngoại tiếp tứ diện).
  • Dạng 5: Viết phương trình mặt cầu (S) đi qua ba điểm A, B, C và có tâm I nằm trên mặt phẳng (P) cho trước.
  • Dạng 6: Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm I và tiếp xúc với mặt phẳng (P) cho trước.
  • Dạng 7: Mặt cầu (S) có tâm I và cắt mặt phẳng (P) cho trước theo giao tuyến là một đường tròn thoả điều kiện.

PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG

  • Dạng 1: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm M và có vectơ pháp tuyến n.
  • Dạng 2: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm M và có cặp vectơ chỉ phương a, b.
  • Dạng 3: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm M và song song với mặt phẳng (β).
  • Dạng 4: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua ba điểm A, B, C không thẳng hàng.
  • Dạng 5: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua một điểm M và một đường thẳng d không chứa M.
  • Dạng 6: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm M và vuông góc với đường thẳng d.
  • Dạng 7: Viết phương trình mặt phẳng (α) chưa hai đường thẳng cắt nhau d1 và d2.
  • Dạng 8: Viết phương trình mặt phẳng (α) chứa đường thẳng d1 và song song với đường thẳng d2 (d1 và d2 chéo nhau).
  • Dạng 9: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm M và song song với hai đường thẳng chéo nhau d1 và d2.
  • Dạng 10: Viết phương trình mặt phẳng (α) chứa một đường thẳng d và vuông góc với mặt phẳng (β).
  • Dạng 11: Viết phương trình mặt phẳng (α) đi qua điểm M và vuông góc với hai mặt phẳng cắt nhau (β) và (γ).
  • Dạng 12: Viết phương trình mặt phẳng (α) chứa đường thẳng d cho trước và cách điểm M một khoảng k cho trước.
  • Dạng 13: Viết phương trình mặt phẳng (α) tiếp xúc với mặt cầu (S) tại điểm H.

PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG THẲNG

  • Dạng 1: Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua điểm M và có vectơ chỉ phương u.
  • Dạng 2: Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua hai điểm M, N.
  • Dạng 3: Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua điểm M và song song với đường thẳng d cho trước.
  • Dạng 4: Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua điểm M và vuông góc với mặt phẳng (α) cho trước.
  • Dạng 5: Viết phương trình đường thẳng Δ là giao tuyến của hai mặt phẳng (P), (Q).
  • Dạng 6: Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua điểm M và vuông góc với hai đường thẳng d1, d2
  • Dạng 7: Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua điểm M, vuông góc và cắt đường thẳng d.
  • Dạng 8: Viết phương trình đường thẳng Δ đi qua điểm M và cắt hai đường thẳng d1, d2.
  • Dạng 9: Viết phương trình đường thẳng Δ nằm trong mặt phẳng (α) và cắt cả hai đường thẳng d1, d2.
  • Dạng 10: Viết phương trình đường thẳng Δ là đường vuông góc chung của hai đường thẳng chéo nhau d1, d2.
  • Dạng 11: Viết phương trình đường thẳng Δ là hình chiếu của đường thẳng d lên mặt phẳng (α).


CLICK LINK DOWNLOAD SÁCH TẠI ĐÂY 

Gợi ý cho bạn