Cha tốt hơn là thầy tốt - Đông Tử

Tải Cha tốt hơn là thầy tốt - Đông Tử
421 lượt xem
Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Mua sách để ủng hộ tác giả

Cuốn sách Cha tốt hơn là thầy tốt của Đông Tử là một cuốn sách "kinh điển" về vai trò của người cha trong giáo dục. Sự giáo dục buổi ban đầu của người cha, được bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất, là sự kế thừa văn hóa truyền thống, là biểu hiện cái tâm của người làm cha mẹ với một tình yêu vô bờ bến dành cho con cái.


“Dạy con tập đi, dạy con tập nói” – những điều cơ bản nhất của con người – cũng là trách nhiệm chung của các bậc cha mẹ. Cuộc đời của mỗi con người, đều luôn được người đi trước chỉ bảo, nhưng người thầy buổi ban đầu, ngay từ lúc mới lọt lòng, thì chỉ có thể là cha mẹ. Cha mẹ dạy con cách đi, cách nói, dạy con cách sống và dạy làm người.


Khi lần đầu tiên con vấp ngã, là cha mẹ bảo con: Ngã rồi hãy tự đứng dậy; khi con lần đầu tiên khóc, là cha mẹ bảo con, đó là cách thể hiện những cảm xúc từ trong tâm hồn, cần học cách điều tiết cảm xúc; khi con lần đầu tiên cười, là cha mẹ để con hiểu rằng cuộc sống có vô vàn những điều tươi đẹp, ý nghĩa; khi lần đầu tiên con có cảm giác bất lực, là lúc con học cách kiên cường đối diện như thế nào.


Gia đình là cái nôi của xã hội; là nơi trẻ sẽ nhận được sự giáo dục đầu tiên; là học đường đầu tiên của một con người; cha mẹ là người thầy đầu tiên, là người thầy buổi sơ khai lúc con mới ra đời, là người thầy “khai sáng” cho con. Đó là những cái “đầu tiên” mà không gì có thể thay thế nổi. Vì thế đặc điểm trong giáo dục của cha dành cho con có tính sớm nhất, tính khai sáng.


Trẻ con tới lứa tuổi đi nhà trẻ, cũng có nghĩa là bước từ môi trường toàn người thân, môi trường gia đình, ra xã hội, tiếp xúc với sự vật, con người bên ngoài xã hội. Những chân, thiện, mỹ; ác, giả, xấu trong xã hội đều dần đập vào mắt ngây thơ con trẻ, cho dù cha mẹ có muốn tìm cách cách ly con cũng không được; bởi vì ngày nay, các phương tiện truyền thông như ti vi, báo đài, mạng internet… đều phản ánh kịp thời hiện thực xã hội trên mọi góc độ; ảnh hưởng tốt có; ảnh hưởng xấu cũng có. Trẻ con, nhất là các bé đang trong tuổi đi mẫu giáo, khả năng phân biệt đúng, sai, thị phi còn chưa có, nhưng độ nhạy cảm thì lại tốt hơn người trưởng thành nhiều.


Nếu cha mẹ nhìn nhận và hiểu rõ được đặc điểm trên của trẻ, giúp trẻ nhận thức được những phải trái, để trẻ cảm nhận được mặt chính của những chân, thiện, mỹ, đồng thời hiểu được mặt trái của xã hội là những xấu, ác, giả, là có thể giúp trẻ tăng cường cảm giác chính nghĩa, đề phòng những cái xấu tiếp xúc với tâm hồn non nớt, thơ ngây của bé.


Thường thì từ ba đến sáu tuổi là lứa tuổi tiền đi học của trẻ; đó cũng là giai đoạn giáo dục sớm, là thời kỳ phát triển thể chất và tâm lý quan trọng nhất của con người; vì thế mà cha mẹ cần làm tốt cái gọi là “giáo dục khai sáng”. Có câu: “Bỏ vào nồi nhuộm trắng thành trắng; bỏ vào nồi nhuộm vàng thành vàng”. Thời kỳ nhi đồng là thời kỳ bé bắt đầu được “nhuộm”, rất nhiều các kỹ năng cơ bản của con người đều được hình thành trong giai đoạn này, ví như là biểu đạt về ngôn ngữ; các động tác cơ bản; các thói quen sinh hoạt, tính cách… Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu lấy mười bảy tuổi  làm mốc cho sự phát triển toàn diện 100% về trí lực của trẻ, thì tới bốn tuổi, trẻ đã đạt được 50%; từ bốn đến tám tuổi thêm được 30%; từ tám đến mười bảy tuổi thêm 20% nữa. Như thế có thể thấy trước năm tuổi là giai đoạn phát triển trí lực nhanh nhất, đồng thời cũng là giai đoạn tốt đẹp nhất để tiến hành giáo dục sớm về trí lực, trong đó, giáo dục của cha mẹ, của gia đình, là vấn đề then chốt.


Tuy nhiên không phải giáo dục buổi ban đầu càng sớm càng tốt; giáo dục buổi ban đầu với trẻ, là một quá trình khoa học. Quá sớm hoặc quá muộn, đối với sự phát triển trí lực và bồi dưỡng tư duy nhận thức, đều bất lợi. Nếu giáo dục trẻ quá sớm, sự phát triển về tâm lý trí lực của trẻ chưa đến độ có thể hiểu được, thì vừa không có kết quả, lại vừa khiến trẻ nảy sinh ác cảm, sợ hãi với việc học và nhận thức. Rất nhiều bậc cha mẹ, chỉ vì muốn con sớm biết chữ, muốn con tiến bộ sớm, nên đã tạo ra áp lực rất lớn cho con, và có thể đó là căn bệnh “tự kỷ” mà ngày nay không hiếm gặp ở con trẻ.


Việc giáo dục “khai sáng” cho con, có thể thấy ở khắp mọi nơi, nhất là giáo dục của cha với con; giống như ví dụ dưới đây:

Trên đường phố tấp nập đông đúc, người xe nườm nượp, một lái xe taxi, trong lúc dừng xe tại bến, đã chỉ cho con trai mình một tòa nhà nói: “Con trai, xem kìa. Kia là bệnh viện nơi con chào đời đó”. Cậu bé bên cạnh chừng hai, ba tuổi, nhìn cái bệnh viện đó, ngạc nhiên: “Bệnh viện?”, “Ừ, đó là nơi con đến với thế giới này đấy”. “Thế giới?”. “Ồ, con còn nhỏ, sau này lớn lên cha sẽ giải thích cho con…”.


Đó là một cảnh hết sức bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Bất luận là trên đường, trên xe, hay trên tàu, cha mẹ đều có thể dạy con. Chỉ cho con tấm biển đường, xem tivi, nhận biết địa điểm… muôn vàn các hình thức giáo dục con từ rất sớm. Điều đặc biệt của người cha trong câu chuyện trên, đó là một tài xế taxi. Vì thế, chỉ có thể tranh thủ dạy con lúc đang dừng xe lại. Không phải người cha nào cũng sẵn gia thế  giàu có, học vấn phong phú, mà hầu hết, đều chỉ âm thầm cố gắng hết sức, dạy con từ những điều nhỏ nhất, dạy con tích lũy từng chút một để tạo ra một con đường bình an ổn định cho con được trưởng thành. Đứa trẻ con người lái taxi đó, sau này, khi đã nhận được rất nhiều các loại hình giáo dục, khi đã học đầy chữ nghĩa, liệu có còn nhớ lại lúc người cha tranh thủ dạy  mình từng chút? Hy vọng là đứa trẻ đó sẽ nhớ. Bởi vì, cho dù chỉ là những dạy dỗ rất nhỏ buổi ban đầu đó, cũng đã là một hạnh phúc lớn lao.


Sự giáo dục buổi ban đầu của người cha, được bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất, là  sự kế thừa văn hóa truyền thống, là biểu hiện cái tâm của người làm cha mẹ, một tình yêu vô bờ bến dành cho con cái.Tình yêu đó đều có sẵn trong mỗi con người.


Sau khi trẻ chào đời, từ nhỏ tới lớn, phần lớn thời gian là sinh hoạt trong gia đình, sớm sớm chiều chiều đều nhận được sự dạy dỗ của cha mẹ. Sự giáo dục đó, bao gồm cả vô ý và cố ý; có kế hoạch và không kế hoạch, tự giác và không tự giác… nhưng cho dù là giáo dục con theo phương cách nào, vào thời điểm nào, đều là cha mẹ, thông qua ảnh hưởng từ ngôn ngữ tới hành động để dạy con, tự lấy mình làm gương cho con.  Cách giáo dục đó tạo ra ảnh hưởng và là quy phạm cho trẻ từ thói quen sinh hoạt, phẩm chất đạo đức tới cách nói năng hành động; những điều đó có sức ảnh hưởng ngầm  rất lớn, theo trọn cả đời người, nên có thể nói, sống đến già học đến già, nên tác giả gọi các bậc cha mẹ là “người thầy trọn đời”.


CLICK LINK DOWNLOAD SÁCH TẠI ĐÂY.

Gợi ý cho bạn