Các chữ ký không chối bỏ được và ứng dụng

Tải Các chữ ký không chối bỏ được và ứng dụng
909 lượt xem
Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Mua sách để ủng hộ tác giả

Giới thiệu đồ án tốt nghiệp "Các chữ ký không chối bỏ được và ứng dụng":

Năm 1946 chiếc máy tính đầu tiên được khai sinh tại Hoa kỳ từ đó đã phát triển rất mạnh cho đến nay. Trải qua nhiều thế hệ máy tính đã có đã có những cải tiến vượt bậc, đã và đang thâm nhập sâu rộng vào hầu hết các lĩnh vực. Nhờ sự tiện lợi, tốc độ xử lý cao, khả năng lưu trữ lớn nó đã đang dần thay thế các phương thức lưu trữ, xử lý dữ liễu xưa thủ công. Vào khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Sự bùng nổ của mạng Internet một lần nữa đưa máy tính bước sang một trang sử mới. Dữ liệu được lưu thông một cách nhang chóng, thuận tiện. Ứng dụng máy mạng máy tính giúp dễ dàng trong việc trao đổi dữ liệu đã ra đời và ngày  một phổ biến.  Các phương thức thanh toán, trao đổi thông dữ liệu qua mạng thay thế hầu hết những phương thức thủ công.

 
Trong một môi trường dữ liệu “mở” như vậy, dữ liệu có thể được nhiều người khai thác và xử dụng vào nhiều mục đích khác nhau bên cạnh đó việc lưu trữ và trao đổi thông tin kém an toàn sẽ là một cơ hội cho những kẻ xấu muốn phá hoại thông tin hoặc xử dụng dữ liệu sai mục đích hoành hành. Vì để đảm bảo rằng dữ liệu lưu trữ không bị thay đổi hay truy cập trái phép, tin tứ truyền trên mạng đến đúng đích cần đến mà không bị bên thứ ba can thiêp, việc tạo ra các  cơ chế bảo mật, xác thức thông tin là rất cần thiết.
Trong đề tài này em xin chỉ đề cập đến các vấn đề liên quan mã hóa và xác thực khi truyền tin và bỏ qua phần lưu trữ.
Mục tiêu cơ bản của mật mã là cho phép hai người, giả sử A và B liên lạc với nhau qua kênh không an toàn theo cách mà người thứ ba O (được nói đến như người thám mã) khó có thể hiểu đươc hai người đang liên lạc gì với nhau. Kênh này có thể là đường điện thoại, mạng máy tính hay đơn thuần là thư tay. Thông tin mà A gửi cho B được gọi là “bản rõ” (plaintext), có thể là bất kỳ văn bản tài liệu nào. A sẽ mã hóa“ bản rõ “ với 1 hoặc nhiều khóa  bằng một thuật toán mã hóa cho trước. Sau khi mã hóa dữ liệu A gửi cho B “bản mã” thông qua kênh truyền tin công cộng hoặc bí mật. B nhận “bản mã” sẽ dùng nó kết hợp với 1 hoặc nhiều khóa có sãn cùng với thuật toán giải mã đúng. Sẽ cho ra kết quả là gói dữ liệu ban đầu trước khi A mã hóa. Nếu trên đường truyền tin, O đánh cắp bản mã. O không có trong tay “khóa” và thuật toán giải mã. Trong tay O chỉ là 1 gói dữ liệu hỗn độn và không có giá trị.


Có hai loại hệ  mật gồm hệ  mật  mã khóa bí  mật và hệ  mật  mã khóa công khai. Trong hệ mật mã khóa công khai, hai người muốn trao đổi thông tin với nhau phải thỏa thuận với nhau một cách bí mật khóa k. Trong hệ mật mã này có hai hàm lập mã ek và hàm giải mã dk. Nếu tiết lộ khóa k sẽ làm cho hệ thống không an toàn. Trong thực tế, Độ an toàn hệ thống chính là độ an toàn tính toán. Một hệ mật là “an toàn tính toán” nếu phương pháp tốt nhất đã biết để phá nó yêu cầu một số lớn không hợp lý thời gian tính toán, nghĩa là quá trình thực hiện tính toán cực kỳ phức tạp, phức tạp đến mức ta coi “không thể được”. Hệ mã khóa công khai đã đáp ứng được yêu cầu đó. Ý tưởng của hệ mã khóa công khai là ở chỗ nó có thể tìm ra một hệ mã khó có thể tính toán xác định dk khi biết ek. quy tắc mã ek có thể công khai. Hàm mã hóa công khai ek phải dễ dàng tính toán nhưng việc giải mã phải khó đối với bất kì người nào ngoài người lập mã. Tính chất dễ tính toán và khó đảo ngược này thường được gọi là tính chất một chiều. Điều này bảo đảm tính bí mật cao.


Như chúng ta đã biết, trong cách thức giao dịch truyền thống, thông báo được truyền  đi  trong  giao  dịch  thường  dưới  dạng  viết  tay  hoặc  đánh  máy  kèm  theo  chữ ký(viết tay) của người gửi ở bên dưới văn bản. Chữ ký đó là bằng chứng xác nhận thông báo đúng là của người ký, tức là chủ thể giao dịch. Chữ ký viết tay có nhiều ưu điểm đó là dễ kiểm thử, không sao chép được chữ ký của một người là giống nhau trên nhiều văn bản…


Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ thông tin đặc biệt là sự bùng nổ của mạng máy tính thì nhu cầu trao đổi thông tin trên mạng ngày càng phổ biến. Khi chúng ta chuyển sang cách thức truyền tin bằng các phương tiện hiện đại, các thông báo được truyền đi trên các mạng truyền tin số hóa, bản thân các thông báo cũng biểu diễn duới dạng số hóa tức là dưới dạng bít nhị phân, “chữ ký” nếu có cũng ở dưới dạng các dãy bit, thì các mối quan hệ tự nhiên kể trên không còn giữ được nữa. Chẳng hạn, “chữ ký” của một người gửi trên những văn bản khác nhau phải thể hiện được sự gắn kết trách nhiệm của người gửi đối với từng văn bản đó thì tất yếu phải khác nhau chứ không thể là những đoạn bit giống nhau như các chữ ký giống nhau trên các văn bản thông thường.

Chữ ký viết tay có thể được kiểm thử bằng cách so sánh với nguyên mẫu, nhưng “chữ ký” điện tử thì không thể có “nguyên mẫu” để mà so sánh, việc kiểm thử phải được thực hiện bằng những thuật toán đặc biệt. Một vấn đề nữa  đó là chữ ký điện tử có thể sao chép tùy ý khó có thể phân biệt được bản sao và bản gốc nên có thể có nguy cơ dùng lại nhiều lần. Vậy làm thế nào để ngăn chặn nguy cơ đó và làm thế nào để có thể ngăn cản được người ký chối bỏ chữ ký của mình hoặc người kiểm tra chối bỏ việc mình đã nhận đọc thông báo.
Trước những yêu cầu đó, để nâng cao tính an toàn của chữ ký điện tử và để nâng cao trách nhiệm của người ký và người kiểm tra, đòi hỏi người ta phải đưa ra một lược đồ chữ ký sử dụng các giao thức để có thể khắc phục được những nhược điểm của chữ ký số.  
Đó là lý do em chọn đề tài “Các Chữ ký không chối bỏ được và ứng dụng”làm
đề tài nghiên cứu của mình.
Trong đồ án này em đi sâu tìm hiểu về lược đồ chữ chống chối bỏ và ứng dụng.


CLICK LINK DOWNLOAD ĐỒ ÁN TẠI ĐÂY

Gợi ý cho bạn