Bạn không thông minh lắm đâu

Tải Bạn không thông minh lắm đâu
328 lượt xem
Bản quyền sách thuộc về Tác giả & Nhà xuất bản. Mua sách để ủng hộ tác giả

Cuốn sách Bạn không thông minh lắm đâu:

Bạn Vẫn Tưởng Bạn có thể dự đoán được chính xác khả năng của mình ở mọi tình huống.
Sự Thật Là Về cơ bản thì bạn khá kém trong việc đánh giá khả năng của bản thân và độ khó của những công việc phức tạp.
Hãy tưởng tượng rằng bạn chơi rất giỏi một trò nào đó. Trò nào cũng được - cờ vua, Street Fighter1, bài poker - không quan trọng. Bạn thường xuyên chơi trò này với lũ bạn và lúc nào cũng thắng. Bạn cảm thấy mình thật giỏi, và bạn tin rằng mình có thể giành chiến thắng ở một giải đấu nếu có cơ hội. Vậy là bạn lên mạng tìm xem giải đấu khu vực sẽ diễn ra ở đâu và khi nào. Bạn trả phí tham gia và rồi bị hạ đo ván ngay trong hiệp đầu tiên. Hóa ra là bạn không giỏi lắm đâu. Bạn cứ nghĩ rằng mình thuộc dạng đỉnh của đỉnh, nhưng mà thực chất bạn chỉ là một tay ngang thôi. Đây được gọi là hiệu ứng Dunning-Kruger, và nó là một phần cơ bản trong bản chất của con người.

Hãy thử nghĩ về những ngôi sao Youtube mới nổi trong mấy năm gần đây - những người múa máy một cách vụng về với các loại vũ khí, hoặc là hát chẳng bao giờ đúng tông cả. Những màn trình diễn này thường rất tệ. Không phải họ cố tình dùng bản thân để mua vui cho người khác đâu. Trình độ của họ thực sự tệ, và chắc hẳn bạn cũng thắc mắc là tại sao lại có người có thể tự đặt mình lên một sân khấu toàn cầu với những màn trình diễn đáng xấu hổ như vậy. Vấn đề nằm ở chỗ họ không tưởng tượng được là công chúng toàn cầu có thể khắt khe và đòi hỏi cao hơn so với lượng khán giả nhỏ bé họ vốn đã quen thuộc là bạn bè, gia đình và những người đồng cấp. Như nhà triết học Bertrand Russell đã từng phải than thở: “Trong thế giới hiện đại ngày nay thì những kẻ khờ khạo luôn tự tin hết mức trong khi những người khôn ngoan thì lại luôn nghi ngờ.”

Hiệu ứng Dunning-Kruger là lý do tại sao mà những chương trình như America’s Got Talent1 hay American Idol2 có thể diễn ra. Ở trong phòng karaoke với lũ bạn, bạn có thể là người hát hay nhất. Nhưng để đối chọi với các thí sinh trong cả một quốc gia? Khó lắm.


Bạn không thông minh lắm đâu: Đưa bạn trở về con người thật của mình:

Bạn không thông minh lắm đâu" là một cuốn sách minh họa đầy hài hước về những điều mà bạn-vẫn-tưởng, nhưng sự thật phũ phàng lại không phải như vậy.

Ảo tưởng bắt nguồn từ thiên kiến và ngụy biện:

Ba chủ đề chính được tác giả trình bày trong Bạn không thông minh lắm đâu là thiên kiến nhận thức, sự tự nghiệm và những phương pháp ngụy biện. Theo tác giả, đây là những thành phần cấu tạo nên tâm trí của bạn, giống như các bộ phận trong cơ thể vậy.
Thiên kiến nhận thức (Cognitive biases) là những khuôn mẫu suy nghĩ và hành xử thường dẫn bạn tới kết luận sai lầm.

Khi chào đời, bạn, cũng như mọi người, đã phải bước vào một thế giới đã lập sẵn những phương cách nhận thức đầy sai lệch này, và chẳng mấy ai nhận ra chúng.

Theo tác giả cuốn sách, bạn có xu hướng tìm kiếm những thông tin củng cố niềm tin nào đó của bản thân, trong khi lại thường lơ đi những thông tin trái ngược với nó. Những quyển sách bạn đang có trên kệ và những trang bạn đánh dấu trên trình duyệt cá nhân là hệ quả trực tiếp của thiên kiến này.

Sự tự nghiệm (Heuristics) là những con đường tắt trong tâm trí mà bạn sử dụng để giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống. Chúng giúp tăng tốc xử lý của não bộ, nhưng đôi lúc khiến bạn nghĩ quá nhanh và bỏ qua những chi tiết quan trọng.

Một số sự tự nghiệm là học được, số khác lại được cài đặt sẵn trong mỗi phiên bản não bộ của con người. Khi sử dụng đúng cách thì chúng giúp tâm trí của chúng ta được thảnh thơi và hoạt động hiệu quả hơn. Nhưng có những lúc chúng lại khiến ta nhìn cuộc sống một cách quá đơn giản.

Cuốn sách dẫn ra một ví dụ về tình huống khi bạn thấy số lượng các bài báo về việc cá mập tấn công người bỗng tăng đột biến, bạn sẽ có xu hướng tin rằng có điều gì đó đang kích thích lũ cá mập và khiến chúng cắn người nhiều hơn. Mặc dù điều duy nhất mà bạn thực sự biết chỉ đơn giản là các hãng thông tấn đang đưa tin về vấn đề này nhiều hơn bình thường.

Ngụy biện (Logical fallacies) giống như việc giải một bài toán sử dụng ngôn từ và bạn bỏ qua một vài bước quan trọng, hoặc là bị mắc bẫy mà không biết.

Chúng là những lý lẽ bạn tự đưa ra trong tâm trí để dẫn tới một kết luận khi không biết hết những thông tin liên quan đến vấn đề. Có thể do bạn đã không để ý và bỏ qua những thông tin đó hoặc bạn không nhận thức được sự hạn chế của lượng thông tin nắm trong tay.

Qua mỗi chủ đề của cuốn sách này, bạn sẽ có được những cách nhìn nhận mới về bản thân. Thật thú vị, nhưng dần dần bạn sẽ nhận thấy rằng bạn chẳng thông minh như bạn vẫn tưởng.


Không thông minh chẳng có gì đáng sợ:

Cuốn sách gợi mở cho độc giả thấy nguồn gốc của mọi quyết định, suy nghĩ, cảm xúc hóa ra lại đến từ nơi chẳng ai ngờ tới. Những bộ óc đã qua hàng triệu năm tiến hóa của con người đã thực hiện thành công một nhiệm vụ duy nhất: Bịa ra những câu chuyện, giả vờ là chúng ta đủ thông minh để hiểu hết mọi việc. Bạn sẽ được làm quen với những “công cụ” mà bộ não sử dụng như: Sự bất lực tự luyện, sự bán rẻ hay ảo giác về sự minh bạch...

Bởi thế, độc giả sẽ dần nhận thấy rằng, việc không thông minh cũng chẳng có gì đáng sợ lắm.

Một cuốn sách đầy những lập luận khiêu khích tất cả niềm tin của độc giả, cởi bỏ lớp ảo tưởng mà mỗi người đều luôn tự nguyện mang vác, chỉ vì khao khát định vị bản thân.

Cuốn sách
Bạn không thông minh lắm đâu đã chỉ cho chúng ta thấy những điểm mù và những nhận định chủ quan lẩn khuất trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời, nó cũng giải thích những hành vi phức tạp của chúng ta bằng sự hài hước sâu sắc” (Hufington Post).

Bởi những điều biết được từ cuốn sách này, bạn sẽ có những phản tỉnh sáng suốt hơn về bản thân, thấu hiểu hơn bản thân, và biết đâu vì thế cuộc sống trong xã hội hiện đại đầy ảo tưởng này trở nên dễ chịu hơn nhiều.

CLICK LINK TẠI ĐÂY ĐỂ TẢI SÁCH

Gợi ý cho bạn