04 đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 - 2023
Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2022 - 2023 là bộ tổng hợp đề kiểm tra định kì cuối học kì 1 có đáp án và bảng ma trận đề thi chi tiết kèm theo. Đề thi học kì 1 lớp 4 này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài tập chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1. Tải đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 về nhé!
Xem thêm:
- 08 Đề thi Toán lớp 4 học kì 1 năm học 2022 - 2023 theo Thông tư 22
- 08 đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1 năm 2022-2023 theo Thông tư 22
- 16 đề thi học kì 1 lớp 4 theo Thông tư 22 năm học 2022-2023
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2022 Số 1
A. Phần đọc
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3đ)
GV cho HS bốc thăm đọc trong các bài Tập đọc từ tuần 11 đến tuần 17 trong sách TV4 tập 1.
II. ĐỌC HIỂU:(7đ)
Đọc thầm bài: “Cái giá của sự trung thực”. Dựa vào nội dung bài đọc và kiến thức đã học, em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất:
Cái giá của sự trung thực
Vào một buổi chiều thứ bảy đầy nắng ở thành phố Ô-kla-hô-ma, tôi cùng một người bạn và hai đứa con của anh đến một câu lạc bộ giải trí. Bạn tôi tiến đến quầy vé và hỏi: "Vé vào cửa là bao nhiêu? Bán cho tôi bốn vé".
Người bán vé trả lời: "3 đô la một vé cho người lớn và trẻ em trên sáu tuối. Trẻ em từ sáu tuổi trở xuống được vào cửa miễn phí. Các cậu bé này bao nhiêu tuổi?"
- Đứa lớn bảy tuổi và đứa nhỏ lên bốn. - Bạn tôi trả lời. - Như vậy tôi phải trả cho ông 9 đô la tất cả.
Người đàn ông ngạc nhiên nhìn bạn tôi và nói: " Lẽ ra ông đã tiết kiệm cho mình được 3 đô la. Ông có thể nói rằng đứa lớn chỉ mới sáu tuổi, tôi làm sao mà biết được sự khác biệt đó chứ!"
Bạn tôi từ tốn đáp lại: "Dĩ nhiên, tôi có thể nói như vậy và ông cũng sẽ không thể biết được. Nhưng bạn trẻ thì biết đấy. Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình với 3 đô la".
(Theo Pa-tri-xa Phơ-ríp)
1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm)
Câu 1: (0,5đ) Câu lạc bộ giải trí miễn phí vé cho trẻ em ở độ tuổi nào? (M1)
a. Bảy tuổi trở xuống.
b. Sáu tuổi trở xuống.
c. Năm tuổi trở xuống.
d. Tám tuổi trở xuống.
Câu 2: (0,5đ) Người bạn của tác giả đã trả tiền vé cho những ai? (M1)
a. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bảy tuổi.
b. Cho mình, cho bạn và cho cậu bé bốn tuổi.
c. Cho mình, cho cậu bé bảy tuổi và cho cậu bé bốn tuổi.
d. Cho mình, cho bạn và cho cậu ba tuổi.
Câu 3:(0,5đ) Người bạn của tác giả lại lẽ ra có thể tiết kiệm được 3 đô la bằng cách nào? (M2)
a. Nói dối rằng cả hai đứa còn rất nhỏ.
b. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới sáu tuổi.
c. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới năm tuổi.
d. Nói dối rằng cậu bé lớn chỉ mới bốn tuổi.
Câu 4: (0,5đ) Tại sao người bạn của tác giả lại không "tiết kiệm 3 đô la theo cách đó? (M2)
a. Vì ông ta rất giàu, 3 đô la không đáng để ông ta phải nói dối.
b. Vì ông ta sợ bị phát hiện ra thì xấu hổ.
c. Vì ông ta là người trung thực và muốn được sự kính trọng của con mình.
d. Vì ông ta sợ bị bạn la.
Câu 5: (1đ) Trong câu chuyện trên, người bạn của tác giả đã nói: "...Tôi không muốn bán đi sự kính trọng của mình chỉ với 3 đô la." Em hiểu nói đó có ý nghĩa như thế nào(M3)
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: (1đ) Câu chuyện muốn nói với em điều gì?(M4)
2. KIẾN THỨC VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT (3 điểm).
Câu 1: (0,5đ) Từ nào dưới đây là từ ghép có nghĩa tổng hợp? (M1)
a. Nương sắn.
b. Nương rẫy.
c. Nương ngô.
d. Nương khoai.
Câu 2: (0,5đ) Dấu hai chấm (:) trong câu có tác dụng gì? (M2)
a. Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b. Giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
c. Kết thúc một câu cảm.
d. Kết thúc một câu kể.
Câu 3: (1đ) Em hãy đặt một câu kể để kể các việc làm hằng ngày sau khi đi học về.(M3)
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Câu 4: (1đ) Tìm một thành ngữ hoặc tục ngữ nói về Ý chí - Nghị lực.(M4)
B. Phần viết
I. Chính tả: (Nghe - viết): (2 điểm)
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Đáp án Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt
A. Phần đọc
1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN: (4 điểm)
Câu 1:(0.5đ) b
Câu 2: (0.5đ) a
Câu 3:(0.5đ) b
Câu 4: (0.5đ) c
Câu 5: (1đ) Lòng trung thực là vô giá. Sự kính trọng của mọi người đối với mình là không thể mua được.
Câu 6: (1đ) Cần phải trung thực ngay từ những điều nhỏ nhất.
2. KIẾN THỨC VĂN HỌC, TIẾNG VIỆT (3 điểm).
Câu 1: (0.5đ) b
Câu 2: (0.5đ) b
Câu 3: (1đ) HS đặt đúng yêu cầu cho 1 điểm.
Sau mỗi buổi học ở trường, em cùng Hoàng đi đá bóng tại sân bóng của nhà nhà văn hóa phường.
Câu 4: (1đ) HS tìm được thành ngữ hoặc tục ngữ cho 1 điểm.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I. Chính tả: (Nghe - viết): (2 điểm)
Thời gian HS viết bài: 15 phút.
Bài viết: Văn hay chữ tốt
(SGK Tiếng Việt 4, tập 1 trang 129)
Cho HS viết đề bài và đoạn từ Cao Bá Quát vui vẻ trả lời.....luyện viết chữ sao cho đẹp "sách TV 4 tập 1 trang 129)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm).
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 2 điểm
- Trình bày đúng quy định; viết sạch, đẹp: 1 điểm
II. Tập làm văn: (8đ)
- Viết được bài văn có bố cục rõ ràng:
Mở bài: (1 điểm)
- Giới thiệu được đồ chơi cần tả.
Phần thân bài: (4 điểm)
- Tả bao quát được đồ chơi cần tả. (1 điểm)
- Tả từng bộ phận của đồ chơi cần tả. (2 điểm)
- Điểm nổi bật so với đồ chơi khác. (1 điểm)
Phần kết bài: (1 điểm)
- Tình cảm của người viết đối với đồ chơi.(1 điểm)
Về ngữ pháp, cách trình bày, dùng từ (2 điểm)
- Chữ viết đẹp, đúng chính tả; trình bày sạch đẹp, đúng quy định thể hiện qua bài viết (0,5 điểm)
- Sử dụng câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng nghĩa, rõ nghĩa và sử dụng đúng các dấu câu trong bài. (0,5 điểm)
- Bài viết có sự sáng tạo: có cảm xúc, ý văn rõ ràng, lôi cuốn người đọc,… (1 điểm)
*Tùy theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết mà GV cho điểm cho hù hợp.
* Lưu ý: - Bài làm nhớp, sai lỗi chính tả trừ 0,5 đến 1 điểm toàn bài
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2022 Số 2
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng (3 điểm). GV kiểm tra từng HS qua các tiết ôn tập theo hướng dẫn KTĐK cuối HKI môn Tiếng Việt lớp 4.
II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm).
Mài rìu
Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình.
Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người tiều phu mang về 18 cây.
“Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế!” - Ông chủ khích lệ.
Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu gắng sức làm việc trong ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc hơn nữa nhưng nhưng cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang về ngày càng ít hơn.
“Tôi đánh mất sức mạnh của mình” - người tiều phu nghĩ thế. Anh tìm đến gặp ông chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế.
“Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào?”- ông chủ hỏi.
“Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này”.
(HN sưu tầm)
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm bài tập.
Câu 1. (0,5 điểm). Lí do nào khiến người tiều phu làm việc hết mình?
A. Vì anh đã hứa với ông chủ
B. Tiền lương cao, điều kiện làm việc tốt
C. Vì anh có sức khỏe rất tốt
D. Lời khích lệ, động viên của ông chủ
Câu 2. (0,5 điểm). Vì sao ngày đầu tiên anh đốn được 18 cây?
A. Vì anh thấy đốn củi quá dễ, anh lại thành thạo công việc
B. Vì ông chủ đưa cho anh cái rìu mới và chỉ bảo tận tình nơi có nhiều cây
C. Vì ông chủ luôn ở bên cạnh anh để khích lệ, động viên
D. Vì anh khỏe mạnh, các cây không quá to nên đốn nhanh hơn
Câu 3. (0,5 điểm). Những ngày tiếp theo, số lượng cây anh đốn được thế nào?
A. Duy trì số lượng như ngày đầu
B. Tăng dần so với ngày đầu
C. Giảm dần so với ngày đầu
D. Có hôm tăng, có hôm giảm
Câu 4. (0,5 điểm). Theo em, lí do dẫn đến kết quả ở câu 3 là gì?
A. Lưỡi rìu mỗi ngày một cùn dần
B. Anh quen việc nên làm nhanh hơn, tốt hơn
C. Anh đánh mất sức mạnh của mình
D. Số lượng cây ở nơi đốn không còn nhiều
Câu 5. (0,5 điểm). Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?
A. Phải có lời động viên, khuyến khích thường xuyên của những người xung quanh thì mới làm việc tốt được
B. Phải giữ sức khỏe, nếu làm quá sức trong ngày đầu thì không còn sức để làm những ngày tiếp theo
C. Phải tìm chỗ có điều kiện tốt thì mới học tập và làm việc tốt được
D. Phải thường xuyên bảo dưỡng những vật dụng để phát huy tốt nhất công dụng của chúng
Câu 6. (0,5 điểm). Các dấu ngoặc kép trong bài có tác dụng gì?
A. Dùng để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
C. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt
D. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời trích dẫn
Câu 7. (1 điểm). Từ tiếng “đen”, hãy tạo một từ láy và một từ ghép.
- Từ láy:
……………………………………………………………………
- Từ ghép:
…………………………………………………………………………
Câu 8. (1 điểm). Gạch bỏ từ không cùng nhóm nghĩa với các từ còn lại. Hãy giải thích tại sao lại gạch bỏ từ đó.
Trung bình, trung du, trung điểm, trung hiếu, trung thu
………………………………………………………………………………
Câu 9. (1 điểm).
Xác định từ loại của những từ gạch chân trong câu sau:
Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này.
…………………………………………………………………………
Câu 10. (1 điểm). Đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau:
a. Để khen ngợi:
............................................................................................................
b. Để khẳng định:
.......................................................................................................…
B. Kiểm tra viết
1. Chính tả (2 điểm). Nghe – viết (15 phút)
Rừng phương Nam
Gió bắt đầu nổi rào rào theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất. Một làn hơi đất nhè nhẹ toả lên, phủ mờ những cây cúc áo, rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần dần biến đi.
Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút)
Đề bài: Em hãy lựa chọn một trong các đề sau:
Đề 1: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có ý chí, nghị lực.
Đề 2: Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người trung thực, tự trọng.
Đáp án Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1
I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
1. Đọc thành tiếng: 3 điểm (Đánh giá theo hướng dẫn KTĐK môn TV4)
- Đọc đảm bảo tốc độ tối thiểu 80 chữ/ phút, đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, đọc đúng tiếng, từ không đọc sai quá 5 tiếng), ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa. (2 điểm)
* Tùy mức độ mắc lỗi trong khi đọc (phát âm sai, tốc độ đọc chậm, không ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ...) GV có thể cho các mức 1,5 – 1 – 0,5 - Trả lời đúng câu hỏi do GV nêu: 1 điểm (trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ý: 0,5 điểm)
2. Đọc hiểu: (7 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
B |
B |
C |
A |
D |
A |
Điểm |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
0,5 |
Câu 7 (1 điểm). HS tìm từ mỗi từ ghép, từ láy đúng yêu cầu được 0,5 điểm
Câu 8 (1 điểm). Gạch bỏ từ trung hiếu vì tiếng trung trong các từ còn lại có nghĩa là ở giữa còn tiếng trung trong từ trung hiếu có nghĩa là Một lòng một dạ. Nếu HS giải thích chưa rõ hoặc chưa đúng tùy mức độ cho 0,5 hoặc 0,75 điểm.
Câu 9 (1 điểm). Danh từ: việc, sức (0,5đ). Động từ: đốn (0,25đ). Tính từ: bận (0,25đ)
Câu 10 (1 điểm). Câu HS viết câu có nghĩa trọn vẹn, hợp lí về nghĩa, đúng theo yêu cầu của đề bài, đầu câu viết hoa, cuối câu có dùng dấu câu được 0,5 điểm mỗi câu. (Thiếu dấu cuối câu trừ 0,25đ/1 câu)
II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
1. Chính tả: 2 điểm
- Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
2. Tập làm văn: 8 điểm
- Bài viết rõ bố cục, đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài: 1 điểm
* Mở bài: (1,5 điểm) Mở bài gián tiếp (1 điểm), mở bài trực tiếp (0,5 điểm) Diễn đạt câu trôi chảy (0,5 điểm)
* Thân bài: (4 điểm), trong đó:
- Nội dung (2,5 điểm):
+ Nêu được các việc làm thể hiện ý chí, nghị lực (hoặc trung thực, tự trọng) của người đó
- Kĩ năng:
+ Trình tự miêu tả hợp lí (0,5 điểm)
+ Diễn đạt câu trôi chảy (1 điểm)
* Kết bài: (1,5 điểm)
- Kết bài mở rộng (1 điểm), kết bài không mở rộng (0,5 điểm)
- Diễn đạt câu trôi chảy (0,5 điểm)
* Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, giáo viên vận dụng phù hợp để cho điểm học sinh.
* Bài được 7,5 -> 8 điểm phải là bài văn hay, không mắc lỗi chính tả.
(Nếu bài văn viết mắc từ 3 lỗi chính tả trở lên – không ghi điểm giỏi)
>> Tham khảo: Đề thi Tiếng Việt lớp 4 học kỳ 1
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2022 Số 3
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: TIẾNG VIỆT (Thời gian làm bài: 40 phút) |
A. Đọc bài văn sau.
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, sáo kép rồi sáo bè, … như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi trên dải Ngân hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là những ước mơ, khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.
(Theo Tạ Duy Anh)
Câu 1: Bài văn tả gì?
A. Cánh diều.
B. Một buổi thả diều vào ban đêm huyền ảo.
C. Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại.
Câu 2: Cánh diều được miêu tả bằng những giác quan nào?
A. tay, mắt B. tai, tay C. mắt, tai
Câu 3: Trẻ em có những ước mơ, khát vọng đẹp khi thả diều như thế nào?
A. Trên bãi thả, đám trẻ mục đồng hò hét nhau thả diều thi …vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
B. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời…
C. Có cảm giác diều đang trôi trên dải ngân hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ.
Câu 4: Tác giả gọi là “Cánh diều tuổi thơ” vì sao?
A. Vì chỉ có trẻ em mới chơi trò thả diều.
B. Vì những niềm vui sướng, những ước mơ, khát vọng của tuổi thơ được nâng lên từ những cánh diều.
C. Vì tất cả những lý do đã nêu ở câu trả lời A và B.
Câu 5: Trong câu văn: "Cánh diều mềm mại như cánh bướm”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hóa C. Nhân hóa và so sánh
II. TỰ LUẬN
1. Chính tả
a) Điền ch hay tr vào chỗ chấm?
Càng đến gần, những đàn … im bay kín … ời, cuốn theo những luồng gió vút làm tôi hoa cả mắt. … im đậu … en nhau … ắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là.
b) Tìm tiếng bắt đầu bằng n hoặc l điền vào từng chỗ trống cho phù hợp.
……..tưởng ……..vội
xu …….. ……..trí
2. Từ và câu
a) Xếp các từ sau vào bảng cho phù hợp.
nghe giảng, xanh biếc, điềm đạm, xây dựng, dọn dẹp, chăm ngoan, gầy gò, kiểm tra.
Động từ |
Tính từ |
……………………………………….. ………………………………………. ………………………………………. |
……………………………………….. ………………………………………. ………………………………………. |
b) Điền thêm bộ phận "Làm gì?” vào chỗ trống để có câu kiểu Ai làm gì?
a. Chú bướm ................................................................................................
b. Bà nội em ..........................................................................................................
3. Tập làm văn
Viết đoạn văn ngắn tả một thứ đồ chơi mà em yêu thích.
Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4
Bài 1. Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng 3 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Khoanh đúng |
C |
C |
B |
B |
A |
Điểm |
0,75 điểm |
0,75 điểm |
05 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
Câu 5. Ví dụ: Cánh diều đã đem đến bao niềm vui sướng, ước mơ và những khát vọng tốt đẹp cho tuổi thơ. (hoặc) Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
II. TỰ LUẬN
1. Chính tả
a) (1 điểm) Mỗi từ điền đúng 0,2 điểm
Càng đến gần, những đàn Chim bay kín trời, cuốn theo những luồng gió vút làm tôi hoa cả mắt. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là.
b) (1 điểm) Điền đúng chính tả mỗi từ ngữ được (0,25 điểm)
a. lí tưởng b. nóng vội
c. xu nịnh d, lí trí
2. Từ và câu
a) (1 điểm) Mỗi câu điền đúng 0,5 điểm. Ví dụ
a. Những chú bướm bay lượn trên không.
b. Bà nội em đang tưới rau.
b) (1 điểm) Mỗi từ điền đúng 0,125 điểm.
Động từ |
Tính từ |
nghe giảng, kiểm tra. xây dựng, dọn dẹp |
xanh biếc, điềm đạm chăm ngoan, gầy gò. |
3. Tập làm văn (3 điểm)
Viết đúng bố cục đoạn văn
- Trọng tâm của đề là tả một thứ đồ chơi mà em thích.
- Bài viết cần làm rõ các ý sau:
+ Đồ chơi em yêu thích là cái gì?
+ Hình dáng bên ngoài của nó ra sao? Màu sắc? Kích thước? ...
+ Những điểm riêng biệt của đồ chơi đó là gì?
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, câu viết đúng ngữ pháp, không sai chính tả …
- Tùy từng mức độ Gv cho điểm từ 0,25 đến 3 điểm.
- Có thể chia điểm theo từng phần mở bài 0,5 điểm, thân bài 2 điểm, kết bài 0,5 điểm.
Đề thi Tiếng Việt lớp 4 kì 1 năm 2022 Số 4
A. Kiểm tra Đọc
I. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói: (3 điểm)
Học sinh đọc một đoạn văn khoảng 70 chữ thuộc các bài tập đọc đã học (GV chọn các đoạn văn trong SGK Tiếng Việt Tập 1 - ở các tuần từ tuần 11 đến tuần 17 ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn đã được đánh dấu; trả lời 1 câu hỏi do GV yêu cầu.)
II. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)
Bánh khúc
Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc. Lá nhỏ, thân gầy có mầu trắng đục, pha chút xanh lục nên gọi là tầm khúc trắng hay tầm khúc tuyết. Loại cây dại này lại có thể chế biến thành thứ bánh rất hấp dẫn.
Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín. Rút hết cọng già (bỏ xương), sau đó cho vào cối giã nhuyễn. Mẻ rau khúc lúc này khi quết, dẻo quánh, mầu xanh đậm và có mùi đặc trưng quyến rũ, được đem trộn lẫn với bột gạo. Những chiếc bánh thường nặn thành hình mặt trăng, trong có nhân là thịt băm, hành mỡ xào. Có nhà làm nhân bằng sườn. Sau đó những chiếc bánh được lăn một lớp gạo nếp đã được ngâm kỹ, thường gọi là áo bánh. Sau khi đồ xong, như đồ xôi, bánh bốc mùi thơm của nếp hoa vàng quyện với mùi nhân hành mỡ, thịt… Cũng có nhà không đi lấy được rau thì dùng rau diếp luộc lên trộn lẫn với bột làm bánh. Nhưng không dễ gì đánh lừa được người sành ăn. Bánh khúc là loại bánh bột nếp độn rau tầm khúc, nhưng dẻo quánh, để hai ngày vẫn mềm. Bánh có mùi thơm không thể lẫn với bất kỳ một loại rau nào độn vào.
Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Từ câu 1 đến câu 3):
Câu 1: (0.5đ) Cây tầm khúc thường mọc vào thời điểm nào?
A. Cuối năm
B. Giữa năm
C. Đầu năm, tiết trời mát mẻ
Câu 2: (0.5đ) Món bánh khúc gồm những nguyên liệu gì?
A. Bột nếp, rau khúc, thịt băm, hành mỡ xào, gạo nếp
B. Rau diếp, bột nếp
C. Lá gai, bột nếp
Câu 3: (1đ) Rau khúc sau khi giã nhuyễn có đặc điểm gì?
A. Thơm, có màu trắng
B. Sánh như nước, màu xanh nhạt
C. Dẻo quánh, màu xanh đậm đen, mùi thơm đặc trưng của lá khúc.
Câu 4: (1đ) Để làm bánh, người ta chế biến lá khúc như thế nào?
Câu 5: (1đ) Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau: “Vào những ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang mọc đầy cây tầm khúc.”
- Chủ ngữ là: …………………………
- Vị ngữ là: …………………………..
Câu 6: (1đ) Tìm và ghi ra các động từ, tính từ có trong câu sau:
“Rau khúc hái về rửa sạch rồi luộc chín.”
- Động từ: ………………………
- Tính từ: …………………………
Câu 7: (1đ) Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em ở trường.
Câu 8: (1đ) Câu hỏi sau đây dùng để làm gì?
“Cậu có thể cho mình mượn cây bút máy được không?”
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe - viết)
Nghe - viết: Bài Cánh diều tuổi thơ (Từ đầu... đến những vì sao sớm.)
(Tiếng Việt lớp 4, tập 1, trang 146)
II. Tập làm văn: (8 điểm)
Đề: Hãy tả một đồ chơi mà em yêu thích.
Đáp án
A. Kiểm tra Đọc
I. Đọc thành tiếng :
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng từ (Không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm
II. Phần đọc hiểu và làm bài tập: (7 điểm)
Câu 1: C (0.5 điểm)
Câu 2: A (0.5 điểm)
Câu 3: C (1 điểm)
Câu 4: Rau khúc hái về rửa sạch, luộc chín, rút hết cọng già, cho vào cối giã nhuyễn. (1 điểm)
Câu 5: CN: Trên những thửa ruộng tạm bỏ hoang; VN: mọc đầy cây tầm khúc; (1 điểm)
Câu 6: + ĐT: hái về, rửa, luộc;
+ TT: sạch, chín; (1 điểm)
Câu 7: VD: Giờ ra chơi, em cùng bạn đá cầu. (1 điểm)
Câu 8: Câu hỏi dùng để nêu đề nghị (hoặc yêu cầu) (1 điểm)
B. Kiểm tra Viết
I. Chính tả (nghe - viết):
- Tốc độ viết đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cữ chữ; trình bày đúng quy định, bài viết sạch, đẹp: 1 điểm
- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
- Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,25 điểm toàn bài
II. Tập làm văn
- Mở bài: 1 điểm
- Thân bài: 4 điểm
+ Nội dung: 1,5 điểm ;
+ Kỹ năng: 1,5 điểm; Cảm xúc: 1 điểm
- Kết bài: 1 điểm
- Chữ viết: 0,5 điểm
Sáng tạo: 1 điểm
Bài mẫu:
Thật thú vị biết bao nhiêu khi em đạt được thành tích cao trong học tập và bố em cũng đã mua cho em một chiếc máy bay đồ chơi.
Có lẽ ngay từ nhỏ em cũng đã ao ước được một lần được đi trên chiếc máy bay, từ trên cao nhìn xuống những ngôi nhà bé xíu thì sẽ thật thích thú biết bao nhiêu. Cho nên bố em đã mua cho em một chiếc máy bay đồ chơi điều khiển từ xa có màu vàng đỏ để em chơi đùa. Chiếc máy bay của em là mô hình của của chiếc trực thăng cũng thật đẹp. Toàn chiếc trực thăng cũng đã được sơn màu vàng, thế rồi những ô cửa của chiếc máy bay lại được tô thêm những gam màu đỏ thật bắt mắt biết bao. Em rất yêu thích chiếc máy bay này.
Chiếc máy bay đồ chơi của em có độ dài khoảng 20cm nó được làm bằng nhựa cứng và cũng thật chắc chắn nữa. Hình dạng của chiếc máy bay bố em mua cho nó cũng giống một chú chuồn chuồn khổng lồ vậy. Thế rồi ngay bên trên của chiếc máy bay đó lại có những cái cánh nho nhỏ nhưng cũng thật dài. Khi em cho pin vào chiếc điều khiển từ xa cùng bộ với chiếc máy bay thì em cũng cảm thấy được những chiếc cánh trên chiếc máy bay này lại đang quay tít tròn thật đẹp. Khi em ấn nút xanh của điều khiển thì chiếc máy bay cất cánh bay là là trên mặt đất, và khi em ấn nút đỏ thì chiếc máy bay của em cũng nhanh chóng hạ cánh an toàn. Em rất thích chiếc máy bay này, mỗi lần em chơi thì toàn rủ thêm các bạn trong xóm chơi cùng. Chúng em chơi thật vui vẻ, chiếc máy bay như đã gắn kết tất cả các bạn trong xóm em chơi thân với nhau hơn.
Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để bố lại thưởng cho em một chiếc máy bay nữa để em và các bạn trong xóm có thêm đồ chơi. Em rất yêu thích món quà đồ chơi này mà bố tặng cho em.
Đề thi học kì 1 lớp 4 Môn khác
- 72 Đề thi giữa kì 1 lớp 4 môn Toán năm 2022 - 2023 Tải nhiều
- 120 Đề thi Toán lớp 4 học kì 1 năm 2022 - 2023 Tải nhiều
- Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng Việt năm 2022 - 2023
- Bộ đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2022 Tải nhiều
- 8 Đề thi học kì 1 môn tiếng Anh lớp 4 có file nghe năm 2022
- Bộ đề thi học kì 1 lớp 4 năm 2022 - 2023 Có đáp án
- Đề thi Tin học lớp 4 kì 1 năm 2022 - 2023 Tải nhiều
- Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử - Địa lý lớp 4 năm 2022 Tải nhiều
- Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Khoa học năm 2022 - 2023 Tải nhiều
Đề thi học kì 1 lớp 4 môn Tiếng việt bao gồm 4 phần: Đọc thành tiếng, đọc hiểu trả lời câu hỏi, Chính tả, Tập làm văn có đáp án và hướng dẫn giải cho từng phần cho các em học sinh củng cố kiến thức, các dạng bài tập chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1.
Ngoài đề thi môn Tiếng Việt bên trên, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục và các dạng bài ôn tập môn Tiếng Việt 4.