Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 năm 2021 Các môn học là bộ đề thi chi tiết các môn: Toán, Văn, Lý, Sinh, Sử, Địa, Tin học, Công nghệ, Công dân lớp 6 có đáp án chi tiết cho từng đề thi cho các em học sinh tham khảo, nắm được cấu trúc các dạng đề thi học kì 2 lớp 6. Mời các em học sinh tham khảo, tải về.

1. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán

Câu 1 (3,0 điểm). Thực hiện phép tính :

\text { a) } \frac{3}{4}+\frac{5}{6}

\text { b) } \frac{5}{12}-\frac{1}{8}

\text { c) }\left(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}\right):\left(\frac{1}{4}-\frac{1}{6}\right)

\text { d) } \frac{3}{4} \cdot \frac{5}{6}+\frac{3}{4} \cdot \frac{1}{6}+\frac{1}{2}

Câu 2 (1,5 điểm). Tìm x biết :

\text { a) } x-\frac{7}{8}=\frac{-5}{6}

\text { b) } \frac{2}{3} x+\frac{3}{4}=\frac{5}{6}

Câu 3 (1,5 điểm).

Lớp 6A có 40 học sinh, số học sinh giỏi chiếm 25% học sinh cả lớp, số học sinh khá chiếm\frac58 học sinh cả lớp, còn lại là học sinh trung bình. Tính số học sinh giỏi, số học sinh khá, số học sinh trung bình của lớp 6A.

Câu 4 (3,0 điểm).

Cho \widehat{x O y}=60 ^{\circ}. Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox có chứa tia Oy, vẽ tia Oz sao cho \widehat{x O z}=120^{\circ} .

a) Tính góc yOz;

b) Chứng tỏ tia Oy là tia phân giác của góc xOz ;

c) Gọi Om là tia đối của tia Ox. Tính góc zOm.

Câu 5 (1,0 điểm). Tìm x biết:

\frac{x+8}{12}+\frac{x+9}{11}+\frac{x+10}{10}+3=0

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán

Câu

Nội dung

Biểu điểm

1 (3đ)

a) \frac{3}{4}+\frac{5}{6}=\frac{9}{12}+\frac{10}{12}=\frac{19}{12}

0,75đ

b) \frac{5}{12}-\frac{1}{8}=\frac{10}{24}-\frac{3}{24}=\frac{7}{24}

0,75đ

\begin{array}{l}
\text { c) }\left(\frac{2}{3}+\frac{3}{4}\right):\left(\frac{1}{4}-\frac{1}{6}\right) \\
=\left(\frac{8}{12}+\frac{9}{12}\right):\left(\frac{3}{12}-\frac{2}{12}\right) \\
=\frac{17}{12}: \frac{1}{12} \\
=\frac{17}{12} \cdot \frac{12}{1} \\
=17
\end{array}

0,25đ

0,25đ

0,25đ

\begin{array}{l}
\text { d) } \frac{3}{4} \cdot \frac{5}{6}+\frac{3}{4} \cdot \frac{1}{6}+\frac{1}{2} \\
=\frac{3}{4}\left(\frac{5}{6}+\frac{1}{6}\right)+\frac{1}{2} \\
=\frac{3}{4} \cdot 1+\frac{1}{2} \\
=\frac{3}{4}+\frac{2}{4} \\
=\frac{5}{4}
\end{array}

0,25đ

0,25đ

0,25đ

2 (1,5đ)

a)\begin{array}{l}
x-\frac{7}{8}=\frac{-5}{6} \\
x=\frac{-5}{6}+\frac{7}{8} \\
x=\frac{-20}{24}+\frac{21}{24} \\
x=\frac{1}{24}
\end{array}

Vậy x = \frac1{24}

0,25đ

0,25đ

0,25đ

\begin{array}{l}
\frac{2}{3} x+\frac{3}{4}=\frac{5}{6} \\
\frac{2}{3} \cdot x=\frac{5}{6}-\frac{3}{4} \\
\frac{2}{3} \cdot x=\frac{10}{12}-\frac{9}{12} \\
\frac{2}{3} \cdot x=\frac{1}{12} \\
x=\frac{1}{12}: \frac{2}{3} \\
x=\frac{1}{12} \cdot \frac{3}{2} \\
x=\frac{1}{8}
\end{array}

Vậy x = \frac18

0,25đ

0,25đ

0,25đ

3 (1,5đ)

Lớp 6A có số học sinh giỏi là: 40.\frac{25}{100} =10 (học sinh)

Số học sinh khá của lớp 6A là: 40.\frac58= 25 (học sinh)

Số học sinh trung bình là: 40 – 10 - 25 = 5 (học sinh)

Vậy:

Số học sinh giỏi là: 10 học sinh.

Sô học sinh khá là: 25 học sinh.

Số học sinh trung bình là: 5 học sinh.

0,50đ

0,50đ

0,50đ

4(3đ)

- Vẽ hình đúng

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán

a) Ta có tia Oy và tia Oz nằm trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox mà \widehat{x O y}=60^{0} ; \widehat{x O z}=120^{\circ}

60^{0}<120^{\circ}=>\widehat{x O y}<\widehat{x O z}

nên tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz

\Rightarrow x O y+y O z=x O z=>60^{\circ}+y O z=120^{\circ}

\Rightarrow \widehat{y O z}=120^{\circ}-60^{\circ}=60^{\circ}

Vậy góc yOz =600.

b) Theo câu a, Ta có tia Oy nằm giữa hai tia Ox và Oz

Và =\widehat{y O z}=\widehat{x O y}=60^{\circ}

=> Tia Oy là tia phân giác của góc xOz

c) Ta có \widehat{x O z}\widehat{\mathrm{zOm}}có chung cạnh Oz, cạnh Ox và Om là hai tia đối nhau. Nên \widehat{x O z}\widehat{\mathrm{zOm}} là hai góc kề bù.

\Rightarrow>\mathrm{xOz}+\widehat{\mathrm{zOm}}=180^{\circ}

\begin{array}{l}
\widehat{x O z}=120^{\circ} \\
=>120^{\circ}+zOm=180^{\circ} \\
=>\mathrm{zOm}=180^{\circ}-120^{\circ}=60^{\circ}
\end{array}

Vậy góc zOm = 600

0,50đ

0,50đ

0,50đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

5(1đ)

\begin{array}{l}
\frac{x+8}{12}+\frac{x+9}{11}+\frac{x+10}{10}+3=0 \\
=>\left(\frac{x+8}{12}+1\right)+\left(\frac{x+9}{11}+1\right)+\left(\frac{x+10}{10}+1\right)=0 \\
=>\frac{x+20}{12}+\frac{x+20}{11}+\frac{x+20}{10}=0 \\
=>(x+20)\left(\frac{1}{12}+\frac{1}{11}+\frac{1}{10}\right)=0 \\
=>(x+20)=0 \quad\left(\text { Vì } \frac{1}{12}+\frac{1}{11}+\frac{1}{10} \neq 0\right) \\
\Rightarrow x=-20
\end{array}

Vậy x = -20

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

>> Chi tiết: Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Toán năm 2020 - 2021

2. Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn

Câu 1: ( 1 điểm) Cho câu thơ sau:

“Ca lô đội lệch”

Hãy chép những dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.

Câu 2 (2 điểm): Khổ thơ em vừa chép nằm trong bài thơ nào, của ai? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em biết gì về thể thơ đó?

Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ có trong khổ thơ vừa chép?

Câu 4: (1 điểm) Câu văn “Tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam” có phải là câu trần thuật đơn không? Vì sao?

Câu 5: (5 điểm) Những cảnh vật tươi đẹp thường để lại trong ta những cảm xúc khó quên. Hãy viết bài văn tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích theo quan sát và tưởng tượng của em.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn

I. HƯỚNG DẪN CHUNG:

- Giám khảo cần nắm bắt được nội dung được thể hiện trong bài để đánh giá một cách tổng quát năng lực của thí sinh: năng lực tái hiện, vận dụng, sáng tạo kiến thức và khả năng tạo lập văn bản.

- Chủ động, vận dụng linh hoạt, cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm: nếu thí sinh làm bài theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản hoặc có những kiến giải một cách mới mẻ, thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm tối đa.

- Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo, tránh việc đếm ý cho điểm.

- Giám khảo vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh nâng cao hoặc hạ thấp biểu điểm.

- Không làm tròn điểm toàn bài.

II. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:

Câu

Nội dung cần đạt

Điểm

Học sinh có thể diễn đạt khác nhưng cơ bản đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức, kĩ năng như hướng dẫn sau và không mắc lỗi cơ bản (chính tả, ngữ pháp, diễn đạt) thì cho điểm tối đa.

1

Hãy chép tiếp câu thơ sau để hoàn thiện khổ thơ:

Ca lô đội lệch”

“Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…”

2

Khổ thơ đó nằm trong bài thơ nào, của ai? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em biết gì về thể thơ đó?

2 đ

- Khổ thơ đó nằm trong bài thơ “Lượm” của nhà thơ Tố Hữu

- Bài thơ được viết theo thể thơ 4 chữ.

- Đặc điểm của thể thơ 4 chữ:

+ Bài thơ có nhiều dòng, mỗi dòng có 4 chữ được sử dụng nhiều trong tục ngữ, ca dao và đặc biệt là vè, thích hợp với lối kể chuyện.

+ Thường có cả vần lưng, vần chân xen kẽ, gieo vần liền hay vần cách.

+ Thường ngắt nhịp 2/2 ( có khi 1/3)

(0,5 đ)

(0,5 đ)

(1 đ)

3

Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ có trong khổ thơ vừa chép?

- Phép tu từ so sánh:

“Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

- Tác dụng của phép so sánh trong khổ thơ:

+ Hình ảnh so sánh đã gợi tả được hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời đồng thời người đọc cũng cảm nhận được tình cảm yêu mến ca ngợi của tác giả dành cho Lượm.

(Lưu ý: HS có thể chỉ ra hình ảnh ẩn dụ: “ con đường vàng” chỉ con đường tươi sáng, đẹp đẽ của lí tưởng cách mạng thì vẫn chấp nhận và cho điểm)

(0,5 đ)

(0.5đ)

4

Câu văn “Tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam” có phải là câu trần thuật đơn không? Vì sao?

1 điểm

- Câu văn “Tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam” là câu trần thuật đơn vì:

+ Cấu tạo: do một cụm C-V tạo thành. (Hoặc: Nó có cấu tạo là 1 câu đơn).

+ Nội dung: dùng để giới thiệu.

5

Những cảnh vật tươi đẹp thường để lại trong ta những cảm xúc khó quên. Hãy viết bài văn tả lại một cảnh đẹp mà em yêu thích theo quan sát và tưởng tượng của em

5 điểm

*YÊU CẦU:

1. Về hình thức

- Biết miêu tả theo một trình tự nhất định

- Bố cục bài 3 phần chặt chẽ, văn phong trong sáng, diễn đạt lưu loát, từ ngữ được dùng gợi hình, gợi thanh và có sức biểu cảm.

2. Về nội dung: cần miêu tả được một cảnh đẹp tùy chọn theo bố cục 3 phần cụ thể như sau:

a. Mở bài: giới thiệu được cảnh đẹp yêu thích

0.5đ

b. Thân bài:

Miêu tả được cảnh theo trình tự như: không gian, thời gian hay kết hợp không gian với thời gian

- Miêu tả khung cảnh đầy đủ các phương diện: đường nét, màu sắc, hương vị, âm thanh...

- Chú ý miêu tả được cả những đối tượng trong cảnh và đối tượng tác động đến cảnh như: trời, mây, nắng, gió..., các loài vật, một vài hoạt động của con người...

c. Kết bài: Nêu suy nghĩ, nhận xét hay tình cảm của bản thân với cảnh.

0.5đ

* TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM CHUNG CẢ BÀI VIẾT:

- Điểm 5: Đáp ứng được yêu cầu đã nêu. Bài viết có sáng tạo

- Điểm 4: Bài viết đáp ứng được những yêu cầu trên nhưng chưa có sáng tạo, chưa thật lôi cuốn

- Điểm 3: Bài viết đáp ứng được những yêu cầu chính song còn hạn chế trong cách diễn đạt hoặc bố cục chưa thật hợp lý

- Điểm 2: Bài đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên nhưng còn kể lể, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả

- Điểm 0-1: Bài viết lạc đề, sai phương thức biểu đạt hoặc chỉ đáp ứng được một phần nhỏ yêu cầu trên.

>> Chi tiết: Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ Văn năm 2020 - 2021

3. Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2

Câu 1. (2 điểm)

Nêu tác dụng của ròng rọc cố định và ròng rọc động?

Cho 02 ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong thực tế?

Câu 2. (2,5 điểm)

a) Thế nào là sự nóng chảy? Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của các chất thay đổi như thế nào?

b) So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn và chất khí?

Câu 3. (3 điểm)

a) Thế nào là sự bay hơi ? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta thường phạt bớt lá?

Câu 4. (2,5 điểm)

Dựa vào đồ thị đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi thôi không đun nóng một chất B trả lời các câu hỏi sau:

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Vật lý

a) Nhiệt độ đông đặc của chất B là bao nhiêu?

Chất B là chất gì?

b) Sự đông đặc của chất B bắt đầu từ phút thứ mấy? Thời gian đông đặc của chất B là bao nhiêu phút?

Ở 75oC chất B tồn tại ở thể gì?

Đáp án: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 6

Câu

Nội dung

Điểm

1(2đ)

- Dùng ròng rọc cố định để đưa một vật lên cao tác dụng thay đổi hướng của lực kéo.

- Dùng ròng rọc động để đưa một vật lên cao làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

- Cho 02 ví dụ về việc sử dụng ròng rọc trong thực tế.

0,5đ

0,5đ

2(2,5đ)

a) Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.

Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.

b) So sánh:

Giống nhau: chất rắn và chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

Khác nhau: Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

Chất khí nở ra vì nhiệt nhiều hơn chất rắn

0. 5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

3(3đ)

a) Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

b) Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn.

0,75đ

0,75đ

1,5đ

4 (2,5đ)

a) Ở 800C

- Chất B là băng phiến

b) Bắt đầu từ phút thứ 3

- 5 phút

- Thể rắn

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

>> Chi tiết: Đề thi Vật lý lớp 6 học kì 2 năm 2020 - 2021

4. Đề thi Sinh học lớp 6 kì 2

I. Phần trắc nghiệm: (5đ)

Hãy chọn và ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Các bộ phận của hạt gồm có:

A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.

B. vỏ và chất dinh dưỡng dự trữ.

C. vỏ và phôi.

D. phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của cây thông?

A. Thân gỗ.

B. Cơ quan sinh sản là bào tử.

C. Có nón, hạt trần.

D. Cơ quan sinh sản là nón.

Câu 3: Sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái được gọi là:

A. sinh sản sinh dưỡng.

B. sinh sản hữu tính.

C. sinh sản vô tính.

D. nhân giống vô tính trong ống nghiệm

Câu 4: Rêu khác tảo ở đặc điểm :

A. Cơ thể có màu xanh lục

B. Cơ thể có rễ giả, thân lá thật

C. Cơ thể có một số loại mô

D. Cơ thể cấu tạo đa bào

Câu 5: Thực vật hạt kín tiến hóa hơn cả vì:

A. Có cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cấu tạo phức tạp, đa dạng; có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau trên Trái Đất.

B. Có sự sinh sản hữu tính

C. Có nhiều cây to và sống lâu năm

D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.

Câu 6: Chất dự trữ của hạt thường nằm ở đâu?

A. Trong chồi mầm hoặc phôi nhũ.

B. Trong thân mềm hoặc chồi mầm

C. Trong lá mầm hoặc phôi nhũ.

D. Trong thân mềm hoặc phôi nhũ.

Câu 7: Nhóm thực vật đầu tiên sống trên cạn, có rễ giả, chưa có hoa, sinh sản bằng bào tử?

A. Rêu

B. Dương xỉ

C. Hạt trần

D. Tảo

Câu 8: Nhóm cây gồm toàn cây một lá mầm là:

A. Cây rẻ quạt, cây tre

B. Cây rẻ quạt, cây xoài

C. Cây dừa cạn, cây rẻ quạt

D. Cây dừa cạn, cây tre

Câu 9: Cơ quan sinh sản của dương xỉ là:

A. Bào tử

B. Túi bào tử

C. Hoa

D. Nón

Câu 10: Nhóm cây gồm toàn cây hai lá mầm là:

A. Cây lúa, cây ngô

B. Cây mít, cây xoài

C. Cây xoài, cây lúa

D. Cây mít, cây ngô

Câu 11: Cơ quan sinh sản của cây thông là:

A. Túi bào tử

B. Hoa

C. Bào tử

D. Nón

Câu 12: Quả nào sau đây thuộc quả khô nẻ?

A. Quả đậu bắp

B. Quả xoài

C. Quả đu đủ

D. Quả đào

Câu 13: Chất độc được biết đến nhiều nhất trong khói thuốc lá là gì ?

A. Hêrôin

B. Nicôtin

C. Côcain

D. Solanin

Câu 14: Quả thịt có đặc điểm:

A. Khi chín thì vỏ dày, mềm, chứa đầy thịt quả

B. Khi chín thì vỏ dày, cứng

C. Khi chín thì vỏ khô, mềm, chứa đầy thịt quả

D. Khi chín thì vỏ khô, cứng, mỏng

Câu 15: Nhóm quả gồm toàn quả khô là:

A. quả dừa, quả đào, quả gấc.

B. quả cải, quả đu đủ, quả cam.

C. quả mơ, quả chanh, quả lúa.

D. quả bông, quả thì là, quả đậu Hà Lan.

Câu 16: Cây nào sau đây có hại cho sức khỏe con người?

A. Cây thuốc bỏng.

B. Cây thuốc phiện.

C. Cây ngò gai.

D. Cây bông hồng.

Câu 17: Để diệt cá dữ trong đầm nuôi thuỷ sản, người ta sử dụng loại cây nào dưới đây ?

A. Duốc cá

B. Đinh lăng

C. Ngũ gia bì

D. Xương rồng

Câu 18: Lá của cây nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người ?

A. Lá chuối

B. Lá mồng tơi

C. Lá khoai tây

D. Lá xà cừ

Câu 19: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là đặc trưng nhất đối với cây Hạt trần.

A. Có sự sinh sản hữu tính

B. Lá đa dạng

C. Có hạt hở, chưa có hoa, chưa có quả.

D. Có rễ, thân, lá thật; có mạch dẫn.

Câu 20: Quả tự phát tán có đặc điểm đặc biệt nào?

A. Quả có vị ngọt.

B. Có nhiều gai, nhiều móc.

C. Quả có khả năng tự tách hoặc tự mở cho hạt tung ra.

D. Quả có cánh hoặc túm lông.

II. Phần tự luận (5đ):

Câu 1 (2đ): So sánh điểm khác nhau của cây thuộc lớp 1 lá mầm và cây thuộc lớp 2 lá mầm?

Câu 2 (3đ). Tại sao người ta nói “thực vật góp phần chống lũ lụt và hạn hán”?

Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ thực vật?

Đáp án Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm ) Mỗi câu đúng 0,25 điểm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

B

B

A

C

A

A

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

A

B

A

D

C

A

B

C

C

II. TỰ LUẬN

CÂU

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Câu 1

Lớp 1 lá mầm

Lớp 2 lá mầm

- Rễ chùm

- Rễ cọc

- Gân lá song song

- Gân lá hình mạng

- Thân cỏ, cột

- Thân gỗ, cỏ, leo

- Phôi có 1 lá mầm

- Phôi có 2 lá mầm

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 2 (3 điểm)

* Thực vật góp phần hạn chế hạn hán, lũ lụt vì:

+ Hệ rễ cây rừng hấp thụ nước và duy trì lượng nước ngầm trong đất. Lượng nước này sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành sông, suối...góp phần tránh hạn hán.

+ Ngoài tác dụng giữ nước của rễ, sự che chắn dòng chảy nước do mưa của cây rừng...góp phần hạn chế lũ lụt.

* Là học sinh em cần:

+ Trồng cây đi đôi với bảo vệ, chăm sóc cây.

+ tuyên truyền mọi người xung quanh cùng tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.

0,5đ

0,5đ

>> Chi tiết: Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Sinh học năm 2020 - 2021

5. Đề thi Lịch sử lớp 6 học kì 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Tô vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng với một chữ cái A, B, C hoặc D trước câu trả lời em cho là đúng nhất.

Câu 1: Nước Chăm pa đóng đô ở đâu?

A. Sin- ha- pu- ra
B. Sin- hu- pu- ra
C. Sin- hi- pu- ri
D. Sin- ha- pi- ri

Câu 2: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa bùng nổ đầu thế kỉ VIII ở Nghệ An là

A. Triệu Quang Phục
B. Lý Bí
C. Triệu Thị Trinh
D. Mai Thúc Loan

Câu 3: Việc nhà Đường phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ (906) chứng tỏ

A. nhân dân ta đã giành được quyền tự chủ
B. ách thống trị của phong kiến phương Bắc vĩnh viễn chấm dứt
C. nhà Đường đã mua chuộc được Khúc Thừa Dụ
D. nhà Đường tiếp tục tăng cường bộ máy cai trị ở An Nam

Câu 4: Di sản nào của người Chăm pa còn tồn tại cho đến ngày nay?

A. Chùa Một Cột
B. Chùa Tây Phương
C. Thánh địa Mĩ Sơn
D. Cầu Tràng Tiền

Câu 5: Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất của nhân dân Âu Lạc là

A. Dương Đình Nghệ
B. Khúc Thừa Dụ
C. Khúc Hạo
D. Ngô Quyền

Câu 6: Sau khi lên nắm quyền, Khúc Hạo không thực hiện việc làm sau đây?

A. Bãi bỏ các thứ lao dịch của thời Bắc thuộc
B. Tổ chức nhân dân kháng chiến chống xâm lược
C. Xem xét và định lại các mức thuế
D. Lập lại sổ hộ khẩu trong nước

Câu 7: Những việc làm của Khúc Hạo sau khi lên thay Khúc Thừa Dụ từ năm 907 nhằm mục đích gì?

A. Củng cố bộ máy hành chính từ thời Bắc thuộc
B. Lật đổ ách thống trị của nhà Nam Hán đối với nhân dân ta
C. Tiếp tục xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ
D. Chuẩn bị kháng chiến chống quân Nam Hán trở lại xâm lược

Câu 8: Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đã đô hộ

A. Giao Châu
B. Phong Châu
C. Lợi Châu
D. Ái Châu

Câu 9: Từ năm 618, nước ta đặt dưới ách thống trị của triều đại nào?

A. Tống
B. Hán
C. Đường
D. Nguyên

Câu 10: Năm 776, Phùng Hưng cùng em của mình đã họp quân khởi nghĩa ở đâu?

A. Lâm Ấp
B. Đường Lâm
C. Mai Phụ
D. Chân Lạp

Câu 11: Nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập vào năm

A. 191 – 192
B. 194 – 195
C. 193 – 194
D. 192 – 193

Câu 12: Ai được mệnh danh là “Dạ Trạch Vương”?

A. Lý Phật Tử
B. Lí Bí.
C. Triệu Tu
D. Triệu Quang Phục

Câu 13: Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?

A. Dạ Trạch gần doanh trại với quân Lương
B. Đây vốn là quê hương của Triệu quang Phục
C. Nơi đây là vùng có truyền thống đấu tranh
D. Có địa thế thuận lợi để phát triển lực lượng và đánh du kích

Câu 14: Ai được mệnh danh là Bố Cái Đại Vương?

A. Phùng Hưng
B. Lí Bí
C. Ngô Quyền
D. Mai Thúc Loan

Câu 15: Nhân dân thường gọi Mai Thúc Loan là

A. Đế Mai
B. vua Mai
C. Mai Hắc Đế
D. vua Hắc

Câu 16: Năm 905, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy đánh chiếm Tống Bình, đoạt chức:

A. Thứ sử
B. Tiết độ sứ
C. Huyện lệnh
D. Thái thú

Câu 17: Chữ viết của người Chăm có nguồn gốc từ loại văn tự nào?

A. Chữ Ai Cập cổ
B. Chữ Phạn
C. Chữ Pa- li
D. chữ Hán

Câu 18: Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lí Bí là:

A. diễn ra qua hai giai đoạn kháng chiến và khởi nghĩa
B. chấm dứt ách thống trị, mở ra thời kì độc lập lâu dài
C. chống lại ách đô hộ của nhà Đường
D. chống lại ách đô hộ của nhà Hán

Câu 19: Sau khi giành được độc lập, Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là

A. Vạn Xuân
B. Tượng Lâm
C. Cham – pa
D. Lâm Ấp

Câu 20: Năm 679, nhà Đường đổi Giao Châu thành:

A. Nam Hải đô hộ phủ
B. Nhật Nam đô hộ phủ
C. An Nam đô hộ phủ
D. Sa Nam đô hộ phủ

II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Trình bày diễn biến, kết quả khởi nghĩa Lý Bí năm 542?

Câu 2 (2 điểm): Vì sao nói: trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

Câu 3 (1 điểm): Trải qua hơn một nghìn năm đấu tranh, ông cha ta đã giành độc lập cho dân tộc. Là học sinh, em cần làm gì để xứng đáng với những thành quả mà ông cha ta để lại?

>> Chi tiết: Đề thi Lịch sử lớp 6 học kì 2 năm 2020 - 2021

6. Đề thi Địa lý lớp 6 học kì 2

I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Ghi ra giấy kiểm tra chữ cái đứng đầu ý kiến thức trả lời em cho là đúng:

Câu 1: Ý kiến thức nào sau đây không đúng với đặc điểm của khoáng sản?

A. Là những tài nguyên có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động kinh tế

B. Là tài nguyên thiên nhiên vô tận

C. Là nguyên liệu cho các ngành sản xuất

D. Cần khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm

Câu 2: Loại khoáng sản nào sau đây không có nguồn gốc nội sinh?

A. Chì

B. Bạc

C. Vàng

D. Đá vôi

Câu 3: Theo công dụng, khoáng sản được phân chia thành mấy loại?

A. 5 loại

B. 4 loại

C. 3 loại

D. 2 loại

Câu 4: Bình nguyên(đồng bằng) thường có độ cao tuyệt đối là: :

A. dưới 200m

B. từ 200m đến 500m

C. trên 500m đến dưới 1000m

D. trên 1000m

Câu 5: Cao nguyên có giá trị lớn trong việc:

A. trồng lúa và chăn nuôi gia cầm

B. Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn

C. trồng lúa và cây ăn quả

D. Trồng rừng và trồng lúa

Câu 6: Đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở đặc điểm nào?

A. Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gơn sóng

B. Có độ cao tuyệt đối dưới 200m

C. Thích hợp trồng cây lương thực

D. Là vùng tập trung dân cư đông đúc

Câu 7: Chiếm 21% trong thành phần không khí là:

A. hơi nước

B. ni tơ

C. ô xi

D. Cacbonic

Câu 8: Trong tầng đối lưu, trung bình lên cao 1000 m, thì nhiệt độ giảm đi:

A. 3oC

B. 4oC

C. 5oC

D. 6oC

Câu 9: Có mấy loại dụng cụ để đo khí áp?

A. 1 loại

B. 2 loại

C. 3 loại

D. 4 loại

Câu 10: Gió mậu dịch là tên gọi của loại gió nào sau đây?

A. Gió tây ôn đới

B. Gió tín phong

C. Gió đông cực

D. Gió mùa đông bắc

Câu 11: Ý kiến thức nào sau đây không đúng với đặc điểm của sự phân bố lượng mưa trên trái đất?

A. Vùng cực có lượng mưa ít

B. Hai bên đường xích đạo có mưa nhiều

C. Lượng mưa phân bố không đồng đều từ xích đạo đến cực

D. Lương mưa phân bố đồng đều từ xích đạo đến cực

Câu 12: Khí hậu là các hiện tượng khí tượng:

A. xảy ra trong một thời gian dài ở một địa phương.

B. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.

C. xảy ra trong một thời gian dài ở một địa phương và có tính quy luật.

D. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương và luôn luôn thay đổi

Câu 13: Người ta chia bề mặt trái đất ra làm mấy vành đai nhiệt?

A. 2 vành đai

B. 3 vành đai

C. 4 vành đai

D. 5 vành đai

Câu 14: Ở nước ta có loại gió nào thường xuyên thổi?

A. Gió tây ôn đới

B. Gió mùa tây nam

C. Gió tín phong

D. Gió đông cực

Câu 15: Nguồn cung cấp chính hơi nước cho khí quyển là:

A. sông ngòi

B. ao, hồ

C. sinh vật

D. biển và đại dương

Câu 16: Đới khí hậu Ôn hòa(ôn đới) nằm trong khoảng:

A. từ hai chí tuyến đến hai vòng cực

B. từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam

C. từ hai vòng cực đến 2 cực

D. từ xích đạo đến chí tuyến bắc và chí tuyến nam

Câu 17: Trên trái đất có mấy loại khối khí ?

A. 3 loại

B. 4 loại

C. 5 loại

D. 6 loại

Câu 18: Độ mặn trung bình của nước biển và đại dương thế giới là:

A. 350/00

B. 360/00.

C. 370/00

D. 380/00

Câu 19: Trong một năm , khí hậu nước ta chia ra làm mấy mùa?

A. 1 mùa

B. 2 mùa

C. 3 mùa

D. 4 mùa

Câu 20: Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?

A. Ôn đới

B. Hàn đới

C. Cận nhiệt

D. Nhiệt đới

II. TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Em hãy vẽ lược đồ một hệ thống sông?

Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao mỗi loại đất lại chỉ thích hợp với một vài loài cây nào đó?

Câu 3: (3 điểm) Sự phân hóa các ành đai nhiệt trên trái đất phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố nào?

>> Chi tiết: Đề thi Địa lý lớp 6 học kì 2 năm 2020 - 2021

7. Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6

Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)

Ghi lại chữ cái đứng trước đáp án đúng ra giấy kiểm tra:

Câu 1. Thành phần trên cửa sổ Word chứa tên của cửa sổ là:

A. Thanh tiêu đề

B. Thanh bảng chọn

C. Thanh công cụ

D. Thanh cuốn

Câu 2. Thành phần trên cửa sổ Word chứa các nhóm lệnh được trình bày theo nhóm là:

A. Thanh tiêu đề

B. Thanh bảng chọn

C. Thanh công cụ

D. Thanh cuốn

Câu 3. Để định dạng kiểu chữ vừa đậm vừa gạch chân ta nháy chuột vào nút lệnh:

A. U và I

B. B và I

C. B và U

D. Cả B U I.

Câu 4. Định dạng Font chữ ta nháy chuột vào bên phải hộp thoại:

A. Size

B. Font

C. Font color

D. Linespacing.

Câu 5. Để tạo bảng ta phải chọn nút lệnh:

A. Insert Table

B. Colums

C. Drawing

D. Tables and boders.

Câu 6. Em có thể tạo bảng gồm bao nhiêu cột và bao nhiêu hàng?

A. 5 cột và 4 hàng

B. 8 cột và 9 hàng

C. Bảng có thể có số cột tối đa tùy vào độ rộng của trang, còn số hàng không hạn chế.

D. Tất cả đều sai.

Câu 7. Thao tác nào dưới đây không phải là thao tác định dạng văn bản:

A. Thay đổi phông chữ và căn lề

B. Tăng lề đoạn văn bản

C. Chèn hình vẽ vào văn bản

D. Tất cả đều sai

Câu 8. Nút lệnh dùng để khôi phục trạng thái trước của văn bản là nút lệnh:

A. New

B. Open

C. Undo

D. Print.

Câu 9. Trong Microsoft Word, chức năng của nút lệnh Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Tin học trên dải lệnh Home là:

A. Dùng để chọn màu đường gạch chân

B. Dùng để chọn kiểu chữ

C. Dùng để chọn cỡ chữ

D. Dùng để chọn màu chữ

Câu 10. Để tạo bảng trong văn bản, em sử dụng nút lệnh:

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Tin học

Câu 11. Để xóa một vài kí tự em sử dụng phím nào?

A. Delete

B. Backspace

C. Shift

D. Cả A và B đúng

Câu 12. Phần mềm Microsoft Word dùng để:

A) Soạn thảo văn bản.

B) Luyện tập chuột.

C) Học gõ 10 ngón.

D) Quan sát Trái Đất và các vì sao.

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu 1: Nêu các bước để:

a) Sao chép một phần văn bản? (1 điểm)

b) Di chuyển một phần văn bản? (1 điểm)

c) Tạo bảng bằng nút lệnh Insert Table? (1 điểm)

Câu 2: Hoàn thành bảng sau: (4 điểm)

Stt

Nút lệnh

Tên

Chức năng

1

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Tin học

2

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Tin học

3

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Tin học

4

Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Tin học

>> Chi tiết: Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Tin học năm 2020 - 2021

8. Đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 6

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm):

Câu 1 (1 điểm):Ghi lại các chữ cái đầu trước các câu trả lời đúng vào bài kiểm tra

1: Theo em, hành vi nào dưới đây là thực hiện đúng Quyền và nghĩa vụ học tập?

A. Khi gặp bài khó, Hòa thường mang sách giải ra chép cho khỏi phải suy nghĩ

B. Tuấn và Hưng ngồi cạnh nhau, thường xuyên hỏi bài nhau trong giờ kiểm tra

C. Trong giờ học Hoàng hay nêu những điều mà bản thân chưa hiểu.

D. Lan luôn cố gắng đào sâu kiến thức để học giỏi hơn nữa.

2: Hành vi nào sau đây thực hiện đúng Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

A. Giăng bẫy điện để bảo vệ tài sản gây hậu quả chết người.

B. Làm lây truyền HIV cho người khác.

C. Bắt giữ người khi có giấy phép của cơ quan chức năng.

D. Lái xe không may gây tai nạn giao thông.

Câu 2 (2 điểm): Hoàn thành các nội dung bài học sau bằng cách ghi theo thứ tự các từ, cụm từ cần điền vào bài kiểm tra:

a. Quyền được bảo đảm....(1) ....và ....(2).... thư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta.

b. Không ai được ....(3).... hoặc ....(4).... mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác; không được nghe trộm điện thoại.

II/ TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (3 điểm): Em hãy cho biết thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào?

Câu 2 (3,5 điểm): Tình huống: Nhà Bình ở cạnh nhà Hải. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Bình đã chửi Hải và rủ anh trai đánh Hải.

a, Em suy nghĩ gì về hành vi của Bình?

b, Hải có thể có những cách ứng xử nào?

c, Theo em cách ứng xử nào là phù hợp nhất trong hoàn cảnh đó?

Câu 3 (0,5 điểm):

Hãy ghi lại 2 câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về học tập.

>> Chi tiết: Đề thi Giáo dục công dân lớp 6 kì 2 năm 2021

9. Đề thi Công nghệ lớp 6 học kì 2

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Hãy ghi vào bài làm các chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước thuộc loại phương pháp làm chín thực phẩm.

A. Nấu

B. Hấp

C. Luộc

D. Kho

Câu 2: Thừa chất đạm cơ thể sẽ:

A. Mắc bệnh suy dinh dưỡng

B. Mắc bệnh thần kinh

C. Mắc bệnh béo phì

D. Mắc bệnh huyết áp, tim mạch

Câu 3: Ta có thể bị nhiễm độc thực phẩm khi ăn những món ăn được chế biến từ:

A. Khoai tây mọc mầm

B. Cá nóc

C. Thịt bò bị ruồi bọ bâu vào

D. Rau bị héo

Câu 4: Không nên ngâm, rửa thực phẩm sau khi cắt thái:

A. Để hạn chế mất các loại sinh tố dễ tan trong chất béo

B. Để hạn chế mất các loại sinh tố dễ tan trong chất nước

C. Để hạn chế mất nước trong thực phẩm.

D. Để hạn chế mất chất béo trong thực phẩm.

Câu 5: Chất đạm cần thiết cho nhóm các đối tượng nào sau đây

A. Trẻ em, người muốn giảm cân, người bị thương.

B. Trẻ em, người bệnh mới mổ, người béo phì

C. Trẻ em, người bệnh mới mổ, người bị thương.

D. Người bệnh mới mổ, người bị thương, người béo phì.

Câu 6: Món ăn sử dụng phương pháp làm chín thực phẩm trong nước:

A. Thịt kho tàu

B. Cá rán

C. Sườn xào chua ngọt

D. Vịt quay

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Cần lưu ý điều gì để tổ chức được bữa ăn hợp lý trong gia đình. Hãy giải thích những lưu ý đó.

Câu 2: (2 điểm) Theo em, cần phải làm gì để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình?

Khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn thì chúng ta phải làm gì?

Câu 3: (2 điểm) Gia đình thường có các khoản chi tiêu nào? Em hãy cho biết chi tiêu trong gia đình là gì?

Câu 4: (1 điểm) Ở gần trường em, bày bán nhiều món quà vặt như kẹo bông, thịt hổ sấy khô, nước trái cây, ô mai, …. Những đồ ăn đồ uống này rất nhiều màu sắc, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn, giá rẻ nhưng không có hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Theo em có nên ăn những đồ ăn này không? Tại sao?

>> Chi tiết: Đề thi Công nghệ lớp 6 học kì 2 năm 2021 Có đáp án

Ngoài ra các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 6 các môn Toán, Văn, Sử, Địa, Vật Lý, Sinh, Tiếng Anh,..... và các dạng bài ôn tập môn Ngữ Văn 6, và môn Toán 6. Những đề thi này được Tìm Đáp Án sưu tầm và chọn lọc từ các trường THCS trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 6 những đề ôn thi học kì 2 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.




Xem thêm