Toán lớp 4 trang 61 - Bài 50: Tính chất kết hợp của phép cộng - SGK Bình Minh
Số? a) (25 + 79) + 82 = 25 + (79 + ?) Thùng thứ nhất có 70 lít nước mắm, thùng thứ hai có 126 lít nước mắm
Câu 1
Số?
Phương pháp giải:
Khi cộng tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba.
(a + b) + c = a + (b + c)
Lời giải chi tiết:
a) (25 + 79) + 82 = 25 + (79 + 82)
b) (176 + 67) + 25 = 176 + (67 + 25)
c) (5 414 + 84) + 152 = 5 414 + (84 + 152)
Câu 2
Tính bằng cách thuận tiện:
Phương pháp giải:
Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các số có tổng là số tròn trăm lại với nhau.
Lời giải chi tiết:
a) 67 + 15 + 85 = 67 + (15 + 85)
= 67 + 100 = 167
b) 40 + 124 + 60 = (40 + 60) +124
= 100 + 124 = 224
c) 345 + 67 + 55 = (345 + 55) + 67
= 400 + 67 = 467
Câu 3
Thùng thứ nhất có 70 $l$ nước mắm, thùng thứ hai có 126 $l$ nước mắm, thùng thứ ba có 130 $l$ nước mắm. Hỏi cả ba thùng có bao nhiêu lít nước mắm?
Phương pháp giải:
Số lít nước mắm của cả ba thùng = số lít nước mắm ở thùng thứ nhất + số lít nước mắm ở thùng thứ hai + số lít nước mắm ở thùng thứ ba
Lời giải chi tiết:
Cả ba thùng có số lít nước mắm là:
70 + 126 + 130 = 326 ($l$)
Đáp số: 326 $l$ nước mắm
Search google: "từ khóa + timdapan.com" Ví dụ: "Toán lớp 4 trang 61 - Bài 50: Tính chất kết hợp của phép cộng - SGK Bình Minh timdapan.com"