Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 3 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết

Giải thích của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:


Câu 1

Câu 1 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Giải thích của từ Hán Việt được in đậm trong các câu sau:

a. Ở thử thách thứ hai và thứ ba (gắn với câu hỏi thứ hai, thứ ba), tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đá bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

b. Và ở đây, bằng kinh nghiệm về việc quan sát thiên nhiên và kinh nghiệm của việc thực hành các trò chơi dân gian ở làng quê, em bé nhanh chóng tìm ra đáp án.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí tuệ nhân gian)

c. Bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen” đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật amng tính triết lí.

(Theo Hoàng Tiến Tựu, Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức từ mượn Hán Việt

Lời giải chi tiết:

Câu

Từ Hán Việt

Giải nghĩa

a

trí tuệ

 à khả năng suy nghĩ và hành động sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, ý thức chung và cái nhìn sâu sắc

quan niệm

là cách hiểu riêng của mình về một sự vật, một vấn đề

b

thiên nhiên

là những gì tồn tại xung quanh con người mà không phải do con người tạo ra

thực hành

là làm để áp dụng lí thuyết vào thực tế

c

hoàn mĩ

là đẹp đẽ hoàn toàn

triết lí

là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì


Câu 2

Câu 2 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Tìm những từ ghép có yếu tố Hán Việt trong bảng sau (cột hai) và giải thích ý nghĩa của những từ đó (làm vào vở)

STT

Yếu tố Hán Việt

Từ ghép Hán Việt

1

quốc (nước)

quốc gia,...

2

gia (nhà)

gia đình,...

3

gia (tăng thêm)

gia vị,...

4

biến (tai họa)

tai biến,...

5

biến (thay đổi)

biến hình,...

6

hội (họp lại)

hội thao,...

7

hữu (có)

hữu hình,...

8

hóa (thay đổi, biến thành)

tha hóa

Phương pháp giải:

Dựa vào sự vốn từ mượn của em và giải thích ý nghĩa

Lời giải chi tiết:


Câu 3

Câu 3 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Đặt câu với 3 từ Hán Việt tìm được ở bài tập trên.

Phương pháp giải:

Em tiến hành đặt câu phù hợp

Lời giải chi tiết:

- Thanh kiếm này được chỉ định là quốc bảo.

- Bao nhân tài đã hội tụ tại cuộc thi ngày hôm nay.

- Chí Phèo đã bị tha hóa bởi sự bất công của xã hội đương thời


Câu 4

Câu 4 (trang 64, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Trong câu sau, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu có thay đổi không? Theo em, cách dùng từ nào hay hơn? Vì sao?

   Để tôn vinh trí tuệ dân gian, người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì quốc giã sẽ phải “tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thần phục của mình đối với nước làng giếng”.

(Theo Trần Thị An, Em bé thông minh - nhân vật kết tinh trí thuệ dân gian)

Phương pháp giải:

Thử thay từ “khen ngợi” và nhận xét sự thay đổi của câu

Lời giải chi tiết:

Trong câu trên, nếu thay từ “tôn vinh” bằng từ “khen ngợi” thì ý nghĩa của câu đã thay đổi. Từ “khen ngợi” thể hiện sự công nhận còn từ “tôn vinh” là tôn lên một vị trí, danh hiệu cao quý. Như vậy, “tôn vinh” có sắc thái trang trọng hơn “khen ngợi”. Ở trường hợp này, trí tuệ dân gian là một phẩm chất, năng lực đặc biệt, nó đáng được tôn vinh chứ không phải được công nhận. Vì vậy, cách dùng từ “tôn vinh” phù hợp hơn.